Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

THUẬT NGỮ KINH TẾ VĨ MÔ 1

Khoản rò rỉ (a leakage) là số tiền từ thu nhập (không được tiêu dùng mà) biến khỏi nền kinh tế, bao gồm: tiết kiệm, thuế, nhập khẩu. Khoản rò rỉ có thể quay trở lại nền kinh tế dưới dạng khoản bơm vào.
Chu kỳ kinh doanh
Theo Paul A Samuelson, Wiliam D. Nordhalls (1948), Kinh tế học, bản dịch tiếng Việt, nhà xuất bản Tài Chính, tái bản lần 1 (2007): Chu kỳ kinh doanh là một sự dao động của tổng sản lượng quốc dân, của thu nhập và việc làm, thường kéo dài trong một giai đoạn từ 2 đến 10 năm, được đánh dấu bằng một sự mở rộng hay thu hẹp trên quy mô lớn trong hầu hết các khu vực của nền kinh tế.

Chu kỳ kinh doanh là gì?
Minh họa cho chu kỳ kinh doanh
Hai ông nói thêm rằng hình thái của các chu kỳ kinh doanh không theo quy luật. Tuy nhiên, có thể nhận biết giai đoạn suy thoái khi GDP giảm trong 2 quý liên tiếp. Lúc này:

  • Chi tiêu dùng giảm hẳn rõ rệt, tồn kho của doanh nghiệp tăng lên nhanh.
  • Các doanh nghiệp ngưng hoặc cắt sự đầu tư vào máy móc, nhà xưởng.
  • Cầu lao động giảm mạnh nên thất nghiệp gia tăng.
  • Lạm phát giảm.
  • Cầu tín dụng giảm kéo theo lãi suất giảm.
Còn giai đoạn mở rộng thì ngược lại.
 

 Nguyên nhân gây ra chu kỳ kinh doanh vẫn còn được tranh cãi giữa các nhà kinh tế học, theo hai nhóm nội sinh và ngoại sinh. Các lý thuyết nội sinh giải thích chính các yếu tố của hệ thống kinh tế có tính chu kỳ, trong khi đó, các lý thuyết ngoại sinh cho rằng chiến tranh, cách mạng, bầu cử, phát kiến khoa học hay việc tăng giá xăng dầu hoặc tìm thấy mỏ vàng, vùng đất mới... mới là nguyên nhân chính, tạo nên chu kỳ kinh doanh.

Tỷ giá hối đoái là gì? Theo PGS. TS. Nguyễn Đăng Dờn (2009, Thanh toán quốc tế, nhà xuất bản ĐH Quốc gia TP. HCM) thì:
  • Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ chuyển đổi từ đơn vị tiền tệ nước này sang đơn vị tiền tệ nước khác.
  • Tỷ giá hối đoái là quan hệ tỷ lệ so sánh giữa đồng tiền nước này với đồng tiền nước khác trên cơ sở hàm lượng vàng hoặc sức mua của các đồng tiền đó.
  • Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này được biểu hiện bằng bao nhiêu đơn vị tiền tệ nước khác.
  • Tỷ giá hối đoái là giá cả mua bán của một đồng tiền trong quan hệ so sánh với các đồng tiền khác.
  • Tỷ giá hối đoái là giá cả để mua bán trao đổi ngoại tệ.
Thị trường ngoại hối (Foreign Exchange Market hay còn viết tắt là Forex hoặc FX) là thị trường cho phép đồng tiền được chuyển đổi nhằm mục đích tạo sự thuận tiện cho hoạt động thương mại quốc tế và các giao dịch tài chính.
Theo BIS (Bank of International Settlement) thì giao dịch trên thị trường tài chính quốc tế gồm: 15% cho thương mại và đầu tư (giao dịch vật chất) và 85% còn lại cho phòng ngừa rủi ro và đầu cơ (giao dịch vị thế).


Kinh tế học : Thị trường ngoại hối (Foreign Exchange Market) là gì?

Lạm phát cơ bản là thước đo được sử dụng rộng rãi để đánh giá xu hướng cơ bản hay diễn biến chung của giá tiêu dùng bình quân.
Lạm phát cơ bản nắm bắt xu hướng dài hạn hoặc phổ biến của giá cả hàng hóa hay dịch vụ bằng cách loại trừ những tác động của những cơn lốc hay biến động nhất thời trong mức giá tiêu dùng bình quân, nói chung gắn với lạm phát chỉ số giá tiêu dùng CPI.


Lạm phát (inflation) là gì? Các quan điểm về lạm phát?

Bản thân tiền giấy không có giá trị nội tại mà chỉ mang giá trị danh nghĩa. Do đó, khi có hiện tượng thừa tiền giấy trong lưu thông thì người ta không có xu hướng giữ lại trong tay mình những đồng tiền bị mất giá và lượng tiền thừa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và lưu thông hàng hóa.

Nhiều nhà kinh tế đã đi tìm một định nghĩa đúng cho thuật ngữ lạm phát (inflation), nhưng nói chung chưa có một sự thống nhất hoàn toàn. Quan điểm cổ điển cho rằng lạm phát xảy ra khi số tiền lưu hành vượt quá dự trữ vàng làm đảm bảo của ngân hàng phát hành. Cụ thể người ta dự vào tỷ lệ đảm bảo của tiền tệ để xem xét có lạm phát hay không. Chẳng hạn nếu pháp luật ấn định rằng tỷ lệ đảm bảo tối thiểu của tiền tệ 40%, khi tỷ lệ đó xuống dưới mức pháp định tức là ngân hàng đã phát hành tiền quá mức. Quan điểm này coi trọng cơ sở đảm bảo của tiền. Trong thực tế, có những trường hợp tỷ lệ đảm bảo pháp định vẫn được tôn trọng nhưng giá cả của hàng hóa đều lên cao. Nước Đức năm 1934 đã tránh được nạn lạm phát mặc dù tỷ lệ đảm bảo của đồng Mark xuống dưới 2%.

Quan điểm khác cho rằng lạm phát là sự mất cân đối giữa tiền và hàng trong nền kinh tế. Có thể tóm tắt trong phương trình Fisher: M.V=P.Y. Nếu tổng khối lượng tiền lưu hành (M) tăng thêm trong khi tổng lượng hàng hóa – dịch vụ được trao đổi (Y) giữ vững, tất nhiên mức giá trung bình (P) phải tăng. Và nếu thêm vào đó tốc độ lưu thông tiền tệ (V) tăng thì P lại tăng rất nhanh. Để khắc phục tình trạng này cần dùng biện pháp thích hợp để thiết lập lại cân đối giữa tiền và hàng trong nền kinh tế.
Quan điểm tĩnh về lạm phát nêu trên tuy giúp ta hiểu rõ về lạm phát, nhưng không cho biết nguyên nhân của lạm phát và khiến cho ta lầm tưởng lạm phát cao là kết quả của việc tăng trưởng mức cung tiền tệ cao. Thật ra trong nhiều trường hợp không hẳn là như vậy, nhà nước có thể tăng cung ứng tiền tệ mà không làm cho giá cả tăng, không gây ra lạm phát, nếu như khối lượng tăng đó phù hợp với khối tiền cần thiết cho lưu thông, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế.

Lại có quan điểm cho rằng lạm phát là sự tăng giá của các loại hàng hóa (tư liệu tiêu dùng, tư liệu sản xuất và hàng hóa sức lao động). Lạm phát xảy ra khi mức chung của giá cả và chi phí tăng. Theo quan điểm này thì giá cả tăng lên cho dù bất kỳ nguyên nhân nào đều là lạm phát. Lạm phát và giá cả tăng đều cùng một ý nghĩa. Thật ra giá cả đồng loạt tăng lên chỉ là một trong những biểu hiện cơ bản của lạm phát mà thôi.

Vậy lạm phát là gì? Lạm phát là hiện tượng tiền trong lưu thông vượt quá nhu cầu cần thiết làm cho chúng bị mất giá, giá cả của hầu hết các lại hàng hóa tăng lên đồng loạt.
BOP trong kinh tế là gì ?
Cán cân thanh toán (Balance of Payments BOP) là tài khoản cung cấp thông tin về các giao dịch xuyên biên giới của một quốc gia.
Một báo cáo BOP thông thường bao gồm ít nhất các khoản mục theo dòng như sau (hay một vài biến thể của chúng):
1.     Tài khoản vãng lai (Current account)
-  Cán cân thương mại hàng hóa và dịch vụ (Balance on trade in goods and services)
-  Thu nhập ròng (Net income)
-  Chuyển nhượng đơn phương ròng (Net unilateral transfers)
2.     Tài khoản vốn và tài chính (Capital and financial account)
-  Tài khoản vốn ròng (Net capital account)
-  Tài khoản tài chính (Net financial account)
+       Đầu tư trực tiếp nước ngoài ròng (Net foreign direct investment)
+       Các dòng đầu tư gián tiếp ròng (Net portfolio flows)
+       Các dòng vốn khác, ròng (Other capital flows, net)
+       Thay đổi dự trữ chính thức (Change in official reserves)
-  Sai và sót (Errors and Omissons)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét