Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

Tâm thức là gì?


Tâm thức, đôi khi được gọi tắt là tâm, là từ chỉ chung cho các khía cạnh của trí tuệ (intellect) và ý thức (consciousness), thể hiện trong các kết hợp của tư duy, tri giác, trí nhớ, cảm xúc, ý muốn, và trí tưởng tượng; tâm thức là dòng ý thức. Nó bao gồm tất cả các quá trình có ý thức của bộ não. Đôi khi, trong một số ngữ cảnh, nghĩa của từ tâm thức còn bao hàm hoạt động của tiềm thức con người.
Có nhiều học thuyết về tâm thức và hoạt động của nó. Các nghiên cứu cổ xưa nhất được ghi nhận về tâm thức là của Đức Phật, Plato, Aristotle, Adi Shankara và các triết gia Hy LạpẤn Độ cổ khác. Các học thuyết tiền khoa học, dựa trên thần học, tập trung vào mối quan hệ giữa tâm thức và linh hồn - cái được cho là tinh túy siêu nhiên thần thánh trời cho của con người. Các lý thuyết hiện đại, dựa vào hiểu biết khoa học về bộ não, cho rằng tâm thức là một hiện tượng của bộ não và đồng nghĩa với ý thức.
Người ta bàn cãi nhiều về câu hỏi: tâm thức bao gồm những đặc tính gì của con người. Một số cho rằng tâm thức chỉ bao gồm các chức năng trí óc "bậc cao": cụ thể là lý tínhtrí nhớ. Trong quan niệm này, các cảm xúc như yêu, ghét, sợ, vui có bản chất "nguyên thủy" hơn hay chủ quan hơn, và do đó nên được nhìn nhận khác với tâm thức. Những người khác tranh luận rằng không thể tách rời hai mặt lý luận và cảm xúc của một con người, rằng chúng có cùng bản chất và nguồn gốc, và rằng cả hai đều nên được xem là một phần của tâm thức cá nhân. 
Tân cùng của khoa học phải chăng là Tâm thức?
Tâm thức và khoa học là hai phạm trù nghe có vẻ dường như phủ định nhau, nhưng sự phát triển của khoa học không làm mất đi sức ảnh hưởng của tâm thức đến con người, mà hơn thế nữa sự tận cùng của khoa học có lẽ lại chính là tâm thức.
Tâm thức, đôi khi được gọi tắt là tâm, là từ chỉ chung cho các khía cạnh của trí tuệ (intellect) và ý thức (consciousness), thể hiện trong các kết hợp của tư duy, tri giác, trí nhớ, cảm xúc, ý muốn, và trí tưởng tượng; tâm thức là dòng ý thức (Bách khoa toàn thư mở). Những điều mà căn cứ vào tâm thức để lý giải thì người ta gọi là duy tâm.
Khoa học (trong tiếng Latin scientia, có nghĩa là "kiến thức" hoặc "hiểu biết") là các nỗ lực thực hiện phát minh, và tăng lượng tri thức hiểu biết của con người về cách thức hoạt động của thế giới vật chất xung quanh. (Bách khoa toàn thư mở). Những giải thích dựa vào thành quả khoa học người ta cho là duy vật.
Quan niệm duy vật luôn cho vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau và vật chất quyết định ý thức. Còn quan niệm của Phật giáo thì cho rằng tâm thức sẽ tạo ra thế giới vạn vật, tức là: "tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức" hay "nhất thiết duy tâm sở tạo", tất cả đều nói lên một ý rằng cả thế giới chúng ta đang sống đều do tâm thức của con người biến hiện ra. (Duy thức luận)
Chúng ta không đi sâu vào việc chứng minh quan niệm đó là đúng hay sai, mà bằng những quan sát quá trình phát triển của khoa học, trên cơ sở đó mở rộng sự suy luận thông qua mô phỏng, và tìm ra những giả định về những điều có khả năng xảy ra trong tương lai.
Trước đây, khi khoa học chưa phát triển, loài người vẫn luôn tìm cách để chế tạo ra những dụng cụ hay phương tiện tốt nhất để phục vụ cho họ. Tìm tòi, khám phá, phát minh vốn dĩ là bản chất của con người. Rồi chính từ thế giới vật chất đó, con người trải nghiệm nó và không ngừng tìm đến một giá trị cao hơn. Điển hình là thí dụ về cách thức liên lạc của con người. Ngày xưa để thông tin liên lạc nhau, người ta nghĩ tới việc dùng ngựa, hay chim để đưa thư nhằm rút ngắn khoảng cách về mặt thời gian.
Khi khoa học ngày càng phát triển. Thế giới đã chứng kiến và không khỏi ngạc nhiên trước những sản phẩm của các công trình phát minh, sáng chế của khoa học như điện thoại bàn, xe cơ giới, các toà cao ốc… và khoa học đã chính thức trở thành một phương tiện hữu hiệu phục vụ cho những đòi hỏi cao độ của con người. Và rõ ràng điện thoại bàn đã giúp con người rất nhiều trong liên lạc giao tiếp, giảm lãng phí về thời gian và công sức.
Sự mong muốn của con người ngày càng phức tạp hơn khi mức sống được đòi hỏi cao hơn. Sự tiện lợi, nhanh chóng và dễ dàng là những tiêu chí mà con người mong muốn đạt tới. Theo đó thì chiếc điện thoại bàn có thể sẽ không phù hợp khi người ta muốn sử dụng nó một cách linh hoạt ở ngoài. Đáp lại với những yêu cầu đó, điện thoại di động đã ra đời và là một giải pháp hữu hiệu trong truyền thông liên lạc. Và cứ thế những dòng điện thoại có công năng phức tạp hơn lại ra đời theo yêu cầu khắc khe của con người như điện thoại cảm ứng, điện thoại điều khiển bằng giọng nói...
Thế nhưng, nhu cầu con người có dừng lại chăng? Hay con người vẫn chấp nhận và bằng lòng với cái hiện tại? Quả thật như thế thì không xứng danh là con người. Chắc chắn con người sẽ không bao giờ dừng lại với những tham vọng và ước muốn tầm thường, con người phải chứng minh được tính phi thường tìm ẩn trong thế giới của họ. Để rồi cái mới sẽ được sản sinh ra theo sự kế thừa của tri thức khoa học tiếp diễn. Đến giai đoạn, con người sẽ không cần sử dụng đến những vật dụng nào đó vốn dĩ làm vướng bận họ, mà làm sao và bằng cách nào họ có thể liên lạc với nhau một cách nhanh chóng, dễ dàng mà không cần phải cầm chiếc điện thoại.
Làm sao và làm sao? Có lẻ người ta sẽ nghĩ tới giải pháp cấy những con chíp vào trong con người để khi nào cần liên lạc con người chỉ cần nghĩ tới thì sẽ kích hoạt hệ thống hoạt động. Cho là giải pháp đó thành công, nhưng liệu con người có bằng lòng với việc cấy một vật thể lạ vào cơ thể của họ không hay bằng cách nào không phải là con chíp mà vẫn có thể liên lạc với nhau. Quả thật là một bài toán khó.
Có thể sẽ có một giải pháp vẹn toàn khác khi khoa học phát hiện ra rằng cơ thể con người cũng là một linh kiện đặc biệt trong thế giới vật chất này (nhờ vào sự phát triển của y học). Vậy nếu con người có thể kích hoạt được nó hoạt động như một chiếc điện thoại thì chắc có thể con người sẽ liên lạc được với nhau. Bằng cách nào? Bằng những tầng sóng não thông qua sự tập trung tinh thần của một người sẽ phát ra một tầng sóng trong không gian, và người bên kia sẽ bắt được tín hiệu và tiến hành trao đổi từ sự hợp nhất của tầng sóng tư duy của não.
Trong tôn giáo người ta gọi đó là tâm linh tương thông. Tôn giáo đã ra đời từ khi con người có mặt trên quả đất này, thế giới duy tâm công nhận sự liên lạc của con người thông qua sự tương thông hoặc sử dụng thức thứ sáu. Liệu đó có phải là những trường hợp vốn mang tính khoa học mà những nhà khoa học chưa đủ công năng nghiên cứu tới. Như thế có thể kết luận rằng: tâm thức con người có thể điều khiển và tạo ra thế giới vật chất theo phương thức mới.

Kết luận này có đúng hay không thì phải chờ vào sự phát triển của khoa học trong tương lai. Nếu đúng như thế thì những vấn đề huyền bí mà khoa học đang bế tắt sẽ có lời giải đáp thích đáng, như là kim tự tháp Ai Cập xây dựng như thế nào? Làm sao duy chuyển những tảng đá nặng 2 tấn từ một nơi rất xa đến để xây dựng cổ mộ? Những thầy phù thuỷ trong truyền thuyết phải chăng là những nhà khoa học lỗi lạc? và còn nhiều điều bí ẩn khác nữa.
Cuối cùng, có thể sự sai lầm của khoa học ở chổ cho rằng xã hội loài người thời xưa là kém văn minh và phát triển, và rất có thể sẽ mắc phải sai lầm tiếp tục khi chúng ta phủ định thế giới của tâm thức. Vậy những bí ẩn của ngày xưa để lại sẽ mãi là bí ẩn được xếp vào khoa học huyền bí. Và khoa học huyền bí mà con người gán ghép cho nó chẳng qua là sự nguỵ biện cho sự bế tắt của nền khoa học hiện tại. Nhưng cho dù kết luận thế nào đi chăng nữa, thì bài toán vẫn nằm ở sự giải đáp của thế hệ mai sau. Hi vọng rằng họ sẽ không bất ngờ khi kết quả chứng minh rằng thế giới tâm thức là sự tận cùng của những khám phá khoa học.
Năng lượng từ ngôn ngữ.
Thực sự, đây là một điều vô cùng quen thuộc. Bạn có để ý rằng khi nhận được một lời nói dịu dàng thì chúng ta cảm thấy dễ chịu, và ngược lại? Đó chính là tác động của nguồn năng lượng từ ngôn ngữ. 

Chúng ta nên biết rằng bản chất của ngôn ngữ (điều lưu ý quan trọng là luôn cả những ngôn ngữ “không lời”, tức suy nghĩ không phát ra thành tiếng) chính là những “xung động”, những “trường” nên có khả năng tạo ra “lực”. Do là xung động nên chúng cũng di chuyển theo dạng sóng với những bước sóng khác nhau mà các thiết bị khoa học đã ghi nhận được. Chính nhờ áp dụng điều này mà chúng ta có được các thiết bị đo điện não, điện tim, phát hiện nói dối... 

Trong cuộc sống hằng ngày, những lời cảm ơn, động viên an ủi, khuyến khích sẻ chia và ngược lại, những lời hằn học, nguyền rủa... không chỉ gây hiệu ứng tâm lý đơn thuần mà còn tạo ra xung lực tác động vật lý đến cơ thể. Tại phương Đông, những tiếng như “Aum” trong yoga Ấn Độ hay tiếng thét “Kiai” trong võ đạo Nhật Bản chính là những xung lực gây tác động đến cơ thể. Chỉ có chút khác biệt là tiếng “Aum” gây ảnh hưởng đến nội thân nhằm đạt được an tĩnh, còn tiếng thét “Kiai” gây xung lực ra ngoại thân nhằm áp đảo đối phương. Do vậy, trong trường hợp tập thể như đám đông biểu tình, lễ hội, nếu có sự cộng hưởng ngôn ngữ thì năng lượng phát ra sẽ rất mạnh. 

Những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học từ nhiều năm trước đã cho thấy cơ thể chúng ta không chỉ có cấu trúc bằng phân tử mà còn bằng cả năng lượng. Cụ thể như công trình của nhà khoa học Nga Kirlian năm 1939 đã chụp được ảnh trường năng lượng sinh học của con người. Các trường năng lượng này hiển lộ quanh cơ thể với các màu sắc tươi nhuận hoặc xám xỉn cùng độ sáng tối khác nhau tuỳ theo tình trạng sức khoẻ, tư duy tích cực và tính đạo đức của mỗi con người. Nơi những người có sức khoẻ và đạo đức tốt, trường này có khi hiện hữu trong không gian đến cả 15 phút. 

Trở lại vấn đề năng lượng của ngôn ngữ. Trong một tác phẩm nói về sự minh triết trong cuộc sống, tác giả Darshani Deane đã kể lại mẩu chuyện thương tâm về một đứa bé 3 tháng tuổi. Sau một cuộc cãi vã kịch liệt với những lời lẽ vô cùng cay độc, người chồng đóng sầm cửa bỏ đi. Người vợ trẻ còn lại một mình, chưa nguôi tức giận, nguyền rủa thêm một hồi nữa rồi bồng con lên cho bú. Chỉ vài phút sau khi bú xong, đứa bé bỗng xám ngắt, lên cơn co giật rồi chết. Bạn có biết khám nghiệm hội chẩn sau đó cho kết quả ra sao không? Nhiễm độc! 

Thì ra, năng lượng xấu từ những lời cay độc của người chồng cũng như của chính người vợ đã làm cho cơ thể tiết ra độc tố gây nhiễm độc máu và chuyển qua sữa. Do có sức khoẻ nên người mẹ chịu đựng được, nhưng đứa bé mới 3 tháng tuổi thì không. Vậy là chính hai vợ chồng đã làm chết con mình. 

Ngược lại là trường hợp của GS Shinichiro Terayama, nguyên giám đốc Hội Y học nhất thể Nhật Bản (Japan Holistic Medical Society). Bị ung thư thận, ông đã học hỏi để chữa trị bằng liệu pháp nói lời cảm ơn. Hằng ngày thức dậy ông đều lên sân thượng đón chào mặt trời mọc, cảm ơn thiên nhiên đã ban tặng cho mình cuộc sống và đặc biệt hướng hết tâm thức nói lời cảm ơn đối với khu vực ung thư trên cơ thể. Sau đó, ông hồi phục dần cho đến khi các bác sĩ xét nghiệm sửng sốt xác nhận chứng ung thư đã biến mất. 

Vật chất cũng chuyển mình 

Điều kỳ diệu không kém là năng lượng của ngôn ngữ và tư duy còn tác động đến cả vật chất. Trong một thí nghiệm gây nhiều sửng sốt được đăng trong quyển The secret life of water (Pocket Books, 2004), GS Masaru Emoto cho biết rằng nếu chúng ta tập trung tư tưởng hướng về những ly nước trước khi chúng đông lạnh, thì khi đông lạnh chúng sẽ tạo ra những cấu trúc tinh thể đẹp hay xấu tuỳ thuộc vào tư tưởng chúng ta lúc đó tích cực hay tiêu cực. Giáo sư còn cho biết rằng chúng ta cũng có thể dùng những lời cầu nguyện tốt đẹp, âm nhạc và thậm chí cả viết những lời trên giấy dán lên ly nước cũng sẽ cho được kết quả tương tự. 

Nhưng độc đáo hơn cả là một thí nghiệm khác của GS Emoto trên những hạt cơm, được đựng trong 3 chiếc chén như nhau. Emoto đã tập trung hết tư tưởng và nói với chén cơm thứ nhất “Cảm ơn bạn”, với chén thứ hai “Đồ ngu” và không nói gì với chén thứ ba. Ba ngày sau, kết quả: chén thứ nhất lên men nhưng có mùi thơm dễ chịu; chén thứ hai thì cơm bị mốc đen và có mùi thiu khó chịu; còn chén thứ ba cơm bị mốc xám và có mùi chua. 

Chưa dừng lại thí nghiệm ở đây, sau đó Emoto đem cả 3 chén cơm đến một lớp ở trường tiểu học, nhờ các em học sinh lần lượt tập trung ý chí nhìn vào từng chén cơm và nói lời “Cảm ơn”. Kết quả bất ngờ: không lâu sau đó, cả ba chén cơm đều chuyển thành mùi dễ chịu, kể cả chén cơm thiu mốc đen do bị nói là “Đồ ngu”! 

Tương tự, GS Emoto cũng thí nghiệm đối với thực vật, cụ thể là cây hướng dương. Ngay trước lúc gieo hạt, ông phân hạt giống thành hai túi. Một túi có nói và viết hai chữ “Cảm ơn”, còn túi kia là hai chữ “Đồ ngu”. Trong giai đoạn hạt nảy mầm và thành cây cũng vậy, hằng ngày khi chăm sóc, mỗi nhóm đều được ông tiếp tục nói lời “Cảm ơn” hoặc “Đồ ngu” tương ứng. Kết quả: nhóm được nói lời “Cảm ơn” cành lá phát triển xanh tốt, còn nhóm “Đồ ngu”thì cành lá quăn queo thưa thớt. 

Đúc kết từ những thành quả này GS kết luận rằng từ một con người khoẻ mạnh cho đến cả những tế bào đã bị hư hoại cũng có thể được chuyển biến tốt hoặc hồi sinh nếu được chúng ta lưu tâm chăm sóc bằng những tình cảm chân thành, lời lẽ dịu dàng và lòng cảm ơn chân tình. Sẽ tốt đẹp biết mấy cho con người và cuộc sống một khi chúng ta biết nói lên những lời như vậy!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét