Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012

Tiêu chí nội thất của ngôi nhà hạnh phúc


Có bao giờ bạn tự hỏi vì sao cảm xúc bỗng trở nên thoải mái, nhẹ nhõm khi bước vào một không gian nào đó, cũng như trong lòng sẽ đượm nỗi khó chịu, nặng nề khi lạc bước đưa chân vào một số nơi khác? Thật ra, những không gian đem lại cảm giác thư thái, dễ chịu đều có bí mật riêng.
Tiêu chí nội thất của ngôi nhà hạnh phúc
Bí mật của phòng khách
Bí mật của phòng khách chính nằm ở bộ ghế sofa vốn được xem là trái tim của bất kỳ phòng khách nào. Một trong những sai lầm phổ biến mà nhiều người mắc phải là thường rinh về nhà những bộ sofa “quá khổ” so với diện tích chung của toàn không gian cũng như kích thước không hài hoà với các đồ vật khác.
Kích thước đồ nội thất
Chỉ nên chọn thêm phần gối đệm cho bộ ghế salon khi chiều sâu của ghế từ 95cm trở lên. Còn nếu ghế hẹp và nông hơn thì bạn đừng “tham gối tiếc đệm” mà sẽ vô tình tạo ra cảm giác ngột ngạt, bức bối nơi người sử dụng. Cũng theo các chuyên gia nội thất, bạn nên chọn những bộ sofa có tổng chiều cao khoảng 75cm để tạo sự thoải mái giữa lưng tựa và khoảng cách của chân với đất.
Kích thước đồ nội thất
Còn về chiều cao của ghế tính từ mặt đất nên ở vào khoảng 40 – 45cm. Tương tự, chiều cao của bàn cũng nên vừa tầm 40-45cm. Khoảng cách của bàn và ghế cũng nên duy trì ở mức 38 – 45 cm để tạo sự thoải mái cho việc co duỗi chân.
Bí quyết ở cửa ra vào
Đây chỉ là một chi tiết nhỏ nhưng nếu bạn để ý chăm chút, bạn có thể tạo ra hiệu quả lớn trong việc mang lại không gian tiện nghi và dễ chịu. Ở ngay cửa ra vào, nếu có thể hãy đặt ở đó một chiếc bàn hoặc một giá đỡ cao khoảng 75 cm và sâu khoảng 40 cm để đặt một chiếc rổ con con “ôm trọn” hết các chùm chìa khoá các loại của bạn.
Kích thước đồ nội thất
Chiếc bàn/ giá đỡ với vật dụng đựng chìa khoá/ đồ linh tinh nếu được đặt ngay tại cửa ra vào sẽ giúp gia chủ luôn rảnh tay khi vừa bước qua cửa cũng như luôn thư thái đầu óc mà không phải cuống cuồng tìm và “kính thưa các loại chìa”. Ngoài ra, bạn cũng nên treo cạnh cửa ra vào một tấm gương để tiện soi lại dung nhan tự tin lần cuối trước khi bước ra khỏi nhà.
Khu vực ẩm thực nên ra sao?
Tạo được một không gian phòng ăn luôn “gọi mời” các thực khách tham gia là một trong những điều kiện tiên quyết cho một ngôi nhà hạnh phúc. Hãy sắp đặt làm sao để đảm bảo khoảng cách giữa ghế ăn (khi đẩy sát vào bàn) và tường phòng tối thiểu là 90 – 95 cm.
Kích thước đồ nội thất
Khoảng cách này giúp tạo nên một lối đi thông thoáng cho cả người vào và người ra không phải “luồn lách và len lỏi”.
Kích thước đồ nội thất
Theo khuyến cáo của các chuyên gia nội thất, khoảng cách giữa ghế và gầm bàn nên là 15-20cm; còn độ rộng của ghế nên ở mức vừa phải là 45cm đủ rộng để tạo sự thoải mái xê dịch “vòng 3” của các thực khách cũng như vẫn đủ gần cho sự trò chuyện vui vẻ lúc thưởng thức món ăn.
Kích thước đồ nội thất
Về độ cao của đèn trần, bạn nên để đèn cách mặt bàn khoảng 70-80cm. Nếu phòng ăn của bạn lớn và kéo theo một chiếc đèn trần “khủng”, hãy nâng khoảng cách đầu người này từ 90cm trở lên.
Bài trí nơi “đỏ lửa” thế nào?
Trong không gian nhà bếp, khoảng cách giữa bồn rửa và bếp nên ở mức 100cm để tạo sự thuận tiện cho các “bếp gia”. Đây là khoảng cách lý tưởng khi luôn tạo được cảm giác “không quá gần, chẳng quá xa” nơi người sử dụng.
Kích thước đồ nội thất
Bếp nấu cũng nên được đặt ở nơi thoáng gió xen lẫn chút nắng mặt trời. Tuy nhiên nếu nhà chật, chỉ cần bố trí theo hướng tiện dụng nhất và thông thoáng nhất để không bị tụ nhiệt và ám mùi thực phẩm trong nhà. Xu hướng mới trong thiết kế bếp hiện nay đối với những nhà có diện tích lớn đó là sử dụng đảo bếp, vừa tăng diện tích bàn bếp, khu lưu trữ vừa có thể sử dụng luôn làm bàn ăn gia đình trong bếp. Ngoài ra có thể dùng những đảo bếp di động, hệ thống bánh xe dưới giúp chúng di chuyển bất cứ vị trí nào trong phòng, giúp không gian bếp linh động và tiện dụng hơn.
Phòng ngủ "thiên đường"
Bí mật để tạo nên một căn phòng ngủ “ma thuật” khiến bạn khi đã bước vào là ngập tràn cảm xúc thư giãn nằm ở nguyên tắc “Kết liễu mọi ý muốn làm việc” của gia chủ khi đã “sa chân” và phòng. Hãy kiên quyết loại bỏ mọi công cụ làm việc như máy tính, điện thoại, sổ sách ra khỏi phòng. Còn đối với các vật dụng trong phòng, bạn nên lưu ý những điểm sau.
Kích thước đồ nội thất
Chiều cao của giường nên ở vào khoảng 60cm để giúp người sử dụng dễ dàng “trèo lên, chuồi xuống” cũng như với tay bật tắt đèn ngủ hay lấy sách truyện mà không đòi hỏi bất kỳ sự gắng sức nào khi bạn đã nằm trên giường. Đối với kệ đèn hoặc bàn đặt cạnh giường, chiều cao lý tưởng có thể dao động từ 60-70cm để vừa tầm với của người nằm trên giường.
Với bài viết này, MarryHome không chú trọng khai thác những yếu tố nội thất như màu sắc, chất liệu,… vì những thông tin kiểu này đã có rất nhiều bài khai thác. Chúng tôi muốn gửi gắm đến bạn những khía cạnh khác mà đôi khi do quá chú trọng vào chất liệu, màu sắc,… của vật dụng, bạn đã “quên béng” những khoảng cách và kích thước cần thiết cho đồ đạc của mình. Chúc bạn luôn làm chủ mọi khoảng cách nội thất để dễ dàng “đến gần thoải mái và rời xa khó chịu” ngay trong chính ngôi nhà thân thương.
Theo Marry

Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

Cây trồng bancone hợp phong thuỷ

Việc bạn trồng cây, hoa không chỉ giúp ban công đẹp hơn, xanh mát hơn mà còn có tác dụng hóa giải những ảnh hưởng xấu của phong thủy tới toàn bộ ngôi nhà của bạn.


Khi thiết kế ban công, không phải ai cũng có thể tìm cho nhà mình nơi đặt vị trí ban công vừa hướng ra cảnh quan đẹp vừa hợp lý với cách bố trí trong nhà. Có thể ban công nhà bạn đã được thiết kế sẵn trước khi bạn đến ở. Và bạn có thể tự mình quan sát, nếu từ ban công nhìn ra môi trường xung quanh không tốt theo quan niệm của phong thủy, ví dụ như trước cửa có góc nhọn chỉ vào nhà, đường đâm thẳng vào nhà, hoặc nhà đối diện với miếu, bệnh viện... thì bạn có thể bài trí những cây cảnh có tác dụng hóa giải.  

Theo phong thủy, một số loại cây cảnh có tác dụng hóa giải, bảo vệ ngôi nhà có thể kể đến đó là:

- Cây tiên nhân cầu: Tiên nhân cầu là loại cây dễ sống, không cần tưới nước liên tục. Thân cây nhân cầu to và dài, xung quanh đầy gai, bài trí những cây này có thể hóa giải hình sát của bên ngoài.

Trồng cây có tác dụng hóa giải ở ban công | ảnh 1
- Cây xương rồng: Hình dáng của cây xương rồng rất đặc biệt, cây thân phát triển hướng lên trên, giống như xương của con rồng với ý nghĩa mang đến sức mạnh, có tác dụng hóa giải hình sát mạnh bên ngoài.

- Cây ngọc kỳ lân: cây ngọc kỳ lân phát triển theo hướng ngang, vững vàng, khỏe mạnh, có tác dụng trấn giữ ngôi nhà.

Trồng cây có tác dụng hóa giải ở ban công | ảnh 2
- Cây hoa hồng: Hoa hồng là loại cây rất đẹp, có hương sắc để trang trí cho ban công. Khi trồng ở ban công nên chọn loại hoa hồng thân gai có tác dụng hóa giải, thích hợp với những nhà có nhiều phụ nữ.
Trồng cây có tác dụng hóa giải ở ban công | ảnh 3
- Cây đỗ quyên: Loại cây này cũng dễ sống, hoa lá nhiều và có gai. Đỗ quyên không chỉ có tác dụng hóa giải những hình khí xấu nơi ban công mà còn có tác dụng mang đến nhiều vận may cho gia chủ.
Trồng cây có tác dụng hóa giải ở ban công | ảnh 4
- Cây huyết long: Loại cây có lá bé, dài màu xanh thẫm, ở giữa lá có đốm vàng. Huyết long cũng là loại cây dễ chăm sóc và có sức sống mạnh mẽ. Đây cũng là loại cây có thể ngăn chặn những khí xấu xâm nhập vào nhà.

Đối với những ngôi nhà ở tầng 1, không có ban công mà chỉ có vườn hoa thì cũng có thể trồng những loại cây kể trên đều có tác dụng hóa giải hiệu quả.
Sưu tầm.

Xương rồng trong phong thuỷ


Bạn chỉ nên đặt xương rồng ở ngoài cửa, như vai trò của người canh gác, bảo vệ bạn khỏi những năng lượng xấu, ngăn không cho chúng xâm nhập vào nhà.
Xương rồng là một loài thực vật mọng nước, có nhiều dạng phát triển: thành cây lớn, thành bụi hoặc phủ sát mặt đất. Đa số các loài xương rồng đều mọc và phát triển từ đất, nhưng cũng có rất nhiều loài kí sinh trên các loài cây khác để phát triển.
Người ta thường trồng xương rồng thành hàng rào, ở những vùng sâu vùng xa thiếu điều kiện kinh tế hoặc thiếu thốn nguồn nguyên liệu tự nhiên. Chúng ta có thể thấy rất nhiều các loại xương rồng trồng trong chậu cảnh hay làm hòn non bộ.
Trong phong thủy, hình dáng của cây xương rồng thuộc vào loại đặc biệt, thân phát triển hướng lên trên, giống như xương của con rồng với ý nghĩa mang đến sức mạnh, có tác dụng hóa giải hình sát mạnh bên ngoài. Vì thế nó là một trong những cây có tác dụng hóa hung cao nhưng lại cực kỳ cấm kỵ khi bài trí trong nhà. Bạn chỉ nên đặt xương rồng ở ngoài cửa, như vai trò của người canh gác, bảo vệ bạn khỏi những năng lượng xấu, ngăn không cho chúng xâm nhập vào nhà.
Nguyên nhân của điều này được lý giải theo phong thủy như sau:
Xương rồng là cây nhiều gai nhọn, những mũi nhọn của nó chĩa vào người thì sẽ tạo ra khí xấu, ảnh hưởng tới sức khỏe của gia chủ. Chưa kể việc tập trung quá nhiều gai nhọn trên thân cây khiến nó luôn bị bao bọc bởi sát khí. Đôi khi, xương rồng nở hoa (nếu trồng xương rồng mà nở hoa, được coi là điềm lành vì hoa của nó mang năng lượng tốt) nhưng không đủ sức để át đi năng lượng xấu của những chiếc gai nhọn.
Bày xương rồng trong nhà gia chủ dễ bị bệnh tật, mất mát tài sản, tình cảm trục trặc, cô đơn.
Nếu bày trong văn phòng công ty, công ty sẽ khó phát triển, người đứng đầu cũng không sáng suốt, thường bệnh tật và tài sản công ty dễ mất mát.

Sưu tầm

Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2012

Cách đơn giản trị ho tại nhà

Khi thời tiết thay đổi, nhiều người bị ho do nhiễm khuẩn hệ hô hấp. Đây là triệu chứng có th
Những ngày này, tại các bệnh viện và phòng khám chuyên khoa rất đông bệnh nhân đến khám dù chỉ mắc các triệu chứng ho gió, ho khan thông thường. Một số người phàn nàn về việc dùng thuốc kháng sinh nhiều lần nhưng ho chỉ giảm chứ không hết, sau khi uống hết thuốc lại tái phát và nặng hơn. Số khác lại có thói quen mau mắn ra tiệm thuốc tây mua thuốc uống "chặn trước" khi chỉ vừa chớm ho một ngày.

Thực ra chúng ta cần hiểu đúng về bệnh này. Theo tài liệu chuyên ngành, ho khan, ho gió là triệu chứng sinh lý bảo vệ cơ thể, rất hữu ích cho bộ máy hô hấp. Trong trường hợp ho gió dưới ba ngày mà không sốt, không khạc ra đàm, không đau ngực thì nhất định không được dùng kháng sinh hoặc thuốc giảm ho mà chỉ nên áp dụng một số bài thuốc nam để tăng sức để kháng, làm sạch đường hô hấp. Thuốc kháng sinh chỉ được uống khi có chỉ định của bác sĩ và khi cơ thể bị ho cấp kéo dài, ho có đàm đặc hoặc kèm theo máu, mủ.
Khi bị ho, không nên tùy tiện dùng thuốc kháng sinh. (Ảnh minh họa)
Người lớn

Lương y Đinh Công Bảy - Tổng thư ký Hội Dược liệu TP.HCM cho biết, trong dân gian có nhiều bài thuốc nam đơn giản, giúp trị ho rất hiệu quả. Đó là những loại thảo dược như hoa hồng trắng (hồng bạch), đường phèn, trái quất dùng trong trường hợp ho gió, ho khan. Nếu ho có đàm thì dùng các vị như trần bì (vỏ quít); húng chanh, bạc hà… Bên cạnh việc điều trị, kết hợp giữ ấm cổ bằng cách không ngồi nhiều trong phòng máy lạnh, tránh uống nước đá, tắm nước ấm, súc và nên ngậm nước muối vào buổi sáng và tối sau khi đánh răng xong.

Trẻ em

Trẻ nhỏ sức đề kháng yếu nên dễ bị nhiễm bệnh khi thời tiết thay đổi, những lúc như thế nếu cho bé uống kháng sinh ngay rất dễ mất sức, chưa kể uống nhiều dẫn tới cơ thể kháng thuốc khiến việc điều trị không có tác dụng. Một số bài thuốc nam dân gian hiệu quả vẫn thường được các bà mẹ truyền tai nhau trên các diễn đàn như webtretho, lamchame như: khi trẻ bắt đầu ho từ ngày đầu tiên, nên cho bé uống một muỗng cà phê mật ong pha với tách nước ấm vào buổi sáng sớm và trước khi đi ngủ, mật ong có tính kháng khuẩn và có ích cho hệ tiêu hóa nên trị ho hiệu quả, khi trẻ hết ho thì ngưng.

Hoặc chưng mật ong với quả quýt (quất, tắc), nếu trẻ ăn được bã thì càng tốt. Cách khác là giã nghệ tươi, trộn với mật ong cho trẻ uống ngày 3 lần, mỗi lần một muỗng cà phê cũng giúp giảm ho nhanh chóng. Phương thuốc này còn áp dụng trị táo bón cho trẻ nhưng phải uống trước bữa ăn. Tuy nhiên, theo lương y Đinh Công Bảy, cần thận trọng khi cho trẻ em dùng mật ong. Trẻ dưới 12 tháng tuổi không nên dùng bởi trong mật ong có chứa nhiều loại mật hoa không an toàn cho trẻ sơ sinh. Khi dùng cũng không được cho trẻ uống trực tiếp dễ dẫn tới ngộ độc mà phải chưng trước. Điều quan trọng nhất là chọn mật ong thật, mua ở những nơi bán mật ong có uy tín hoặc tìm mua tại siêu thị, nhà thuốc có niêm yết ngày đóng gói và nơi cung cấp rõ ràng. Kết hợp cho trẻ uống nhiều nước cam, ăn đủ chất và bổ sung vitamin C để tăng sức đề kháng.

http://webphunu.net/content/cach-don-gian-tri-ho-tai-nha

Trị viêm họng không cần dùng thuốc

Viêm họng là bệnh thường gặp. Nó có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào và vào mọi thời điểm trong năm. Vì vậy, đừng vội tìm đến thuốc Tây, những kinh nghiệm sau khá hữu ích.
- Đầu tiên là bài thuốc với lá tía tô: Tía tô có thể thái nhỏ cho vào bát cháo nóng cùng với hạt tiêu để ăn. Món ăn này có thể tiêu diệt được vi khuẩn vùng họng, chữa viêm họng. Hoặc là lá tía tô tươi đem nghiền lấy nước uống. Lá tía tô, rễ tía tô xanh, rễ tía tô phơi khô trong bóng râm dùng nấu cháo với gạo nếp rang, vỏ quít cũng có công dụng trị ho, viêm họng.
Lá tía tô, rễ tía tô xanh, rễ tía tô phơi khô trong bóng râm dùng nấu cháo với gạo nếp rang, vỏ quít cũng có công dụng trị ho, viêm họng.
Tinh dầu tía tô có tác dụng ức chế các vi khuẩn tụ cầu vàng, liên cầu tan máu, phế cầu. Hoạt chất luteolin trong tía tô có tác dụng chống dị ứng.
- Thứ hai là dùng củ cải: Củ cải tươi giã hoặc ép lấy nước để uống. Nước củ cải có thể có thêm nước giá đậu xanh, hoặc cho thêm tỏi cũng rất hiệu nghiệm trong chữa trị viêm họng.
- Thứ ba, nhai cành đinh hương hoặc húng quế: Đinh hương sau khi cắt bỏ hoa thì đem nhai sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn, vi trùng có hại trong họng. Hoặc nếu không thích nhai cây đinh hương thì có thể nhai vài lá húng quế.
- Thứ tư là dùng gừng tươi: Ép gừng tươi để lấy một chút nước (3-4ml) để uống vào các buổi sáng. Trộn với 5ml mật ong với nước gừng tươi đã ép và uống sau khi đánh răng. Gừng và mật ong sẽ bảo vệ họng suốt cả ngày.
Ép gừng tươi để lấy một chút nước (3-4ml) để uống vào các buổi sáng.
- Thứ năm là dùng nghệ: Nghệ có thành phần chống dị ứng nên rất hiệu quả với chứng viêm dị ứng họng. Để sử dụng nghệ hiệu quả, nên pha một ít muối với 5g bột nghệ trong nửa cốc nước nóng và uống mỗi tối trước khi đi ngủ.
- Thứ sáu, dùng cây tiền hồ: Tiền hồ có tác dụng kháng khuẩn đối với tụ cầu vàng và một số vi khuẩn khác và có tác dụng long đờm. Trong y học cổ truyền, tiền hồ được dùng làm thuốc long đờm, chữa ho, đờm suyễn, viêm phế quản.
- Thứ bảy, dùng cây cát cánh: Trên thực nghiệm, rễ cát cánh có tác dụng long đờm và giảm ho. Thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân cho thấy nhóm hoạt chất saponin của cát cánh có tác dụng tiêu đờm rõ rệt. Khi uống, saponin gây kích thích niêm mạc họng và phế quản dẫn đến phản ứng tăng tiết dịch nhày ở niêm mạc làm cho đờm loãng, dễ bị tống ra ngoài.
- Thứ tám, bài thuốc từ cây cam thảo: Trong nghiên cứu thực nghiệm, cam thảo đã được chứng minh có các tác dụng giảm ho, chống co thắt cơ trơn, chống viêm và chống dị ứng. Hoạt chất acid glycyrhizic ở cam thảo có tác dụng ức chế sự phát triển của nhiều loài vi khuẩn gây bệnh.
Trong nghiên cứu thực nghiệm, cam thảo đã được chứng minh có các tác dụng giảm ho, chống co thắt cơ trơn, chống viêm và chống dị ứng.
- Thứ chín, dùng cây thì là: Từ lâu nhiều quốc gia trên thế giới đã dùng loại trà ngâm từ hạt thì là để chữa bệnh. Đây là phương thuốc dân gian hữu hiệu cho chứng đau và khô họng. Trà thì là cũng chữa ho rất tốt, nó còn giúp giảm đau ngực khi bạn ho quá nhiều.
- Thứ mười, bài thuốc từ cây sả: Các bài thuốc dân gian cổ truyền đều có nhắc đến công dụng của trà sả. Trà sả có công dụng chữa cảm lạnh và ho bằng cách kết hợp lá sả non, mật ong, hạt tiêu, quế, nước cốt chanh và lá bạc hà.
Loại trà sả hỗn hợp này giúp thông mũi họng, khiến người bệnh dễ hít thở hơn, giữ ấm toàn thân và làm dịu cơn ho trong mùa lạnh rất tốt.

http://webphunu.net/content/tri-viem-hong-khong-can-dung-thuoc

Trị ho theo cách dân gian: Đơn giản mà hiệu quả

Húng chanh, quả quất, gừng, mật ong, tỏi và hẹ là những thảo dược có thể trị bệnh ho. Các bài thuốc này được cử nhân Đỗ Thị Phương Nga, trưởng điều dưỡng, khoa Hô Hấp, Bệnh viện Nhi Đồng 1 giới thiệu.

Quả tắc (quất) chưng đường phèn
Nguyên liệu chính là quả tắc chín. Cách chế biến đơn giản, chỉ cần bổ đôi quả tắc, tách hạt rồi cho vào chén cùng đường phèn. Có thể hấp trong nồi cơm (ngay khi cơm cạn nước) hoặc hấp cách thủy. Sau khi hấp chín, lấy nước cho trẻ uống. Với trẻ em, phụ huynh dùng 2 - 4 quả tắc là có thể dùng cho 3 lần uống trong một ngày. Với người lớn, người bệnh có thể ăn luôn cả quả tắc sau khi chưng.

Tinh dầu trong quả tắc sẽ kích thích hệ hô hấp, giúp long đờm và tống đờm ra ngoài. Vitamin C trong quả này còn giúp cơ thể tăng sức đề kháng và chống cảm cúm.

Húng chanh (Tần dày lá)
Lấy vài lá vừa đủ dùng, rửa sạch, giã nát, sau đó chế khoảng 10ml nước sôi vào. Chờ khoảng 10 phút cho nước hòa với lá húng chanh rồi vắt lấy nước. Ngày uống hai lần. Do húng chanh có vị đắng nên có thể pha thêm tí muối hoặc tí đường phèn để dễ uống.
Tinh dầu trong húng chanh có tác dụng ức chế một số vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp. Bài thuốc này có thể uống kéo dài.

Hoa hồng bạch (hoa hồng trắng)
Đây là loại hoa có chứa nhiều vitamin, đường, tinh dầu giúp trị họ cho trẻ rất hiệu quả. Dùng khoảng 4 gam cánh hoa hồng trộn với đường phèn cho vào chén hấp trong nồi cơm hoặc chưng cách thủy cho hoa hồng ra nước rồi uống.

Cách thứ hai: Lấy cánh hoa hồng còn tươi, một quả tắc chín, 1/2 thìa đường hoặc mật ong. Cho tất cả vào chén và hấp cách thủy lấy nước uống. Có thể uống 4 lần trong ngày.

Mật ong

Mật ong nguyên chất cho vào tí nước mang đi hấp cách thủy cũng được xem là loại thuốc trị ho hiệu quả. Chỉ cần cho trẻ uống mỗi lần một muỗng cà phê mật ong, ngày dùng 3-4 lần. Lưu ý, không cho trẻ uống trực tiếp mật ong, nên chọn mật ong có nguồn gốc rõ ràng. Trẻ dưới 12 tháng tuổi không nên dùng vì mật ong chứa mật hoa có thể gây dị ứng.

Củ tỏi
Giã nát tỏi trộn với 2 thìa cà phê mật ong rồi mang hấp cách thủy. Không nên hấp quá lâu để tỏi bị chín quá. Tỏi có tác dụng diệt khuẩn, sát trùng và kháng viêm. Ngoài ra tỏi còn có các vitamin A, B, C, D, PP và các khoáng chất khác rất có lợi cho cơ thể. Sau khi chế biến, cho trẻ uống 2-3 lần trong ngày.

Lá hẹ
Đây là loại thực phẩm có tác dụng kháng khuẩn, chứa nhiều chất xơ, canxi và vitamin. Chọn ít lá hẹ và lượng đường phèn vừa đủ. Cho tất cả vào bát hấp cách thủy sau đó chắt lấy nước cho bé uống. Ngoài ra, phụ huynh cũng có thể dùng hẹ để nấu súp rồi cho trẻ húp và ăn cả lá hẹ.

http://webphunu.net/content/tri-ho-theo-cach-dan-gian-don-gian-ma-hieu-qua

Sử dụng Gừng đúng cách

Gừng là gia vị không thể thiếu trong mỗi gia đình, đồng thời là vị thuốc hay được sử dụng trong đông y. Nhưng ai là người dùng gừng có lợi và ai dùng thì hại?

Gừng: Vị thuốc rẻ tiền mà lợi
Gừng bổ như nhân sâm, độc như thạch tín với ai?
Gừng tươi rất tốt cho người thể hàn, đau bụng do lạnh.
Theo lương y Nguyễn Hữu Quỳ thì gừng được sử dụng rất phổ biến trong các thang thuốc đông y. Sở dĩ như vậy vì gừng được dùng làm thuốc dẫn giúp thuốc chính vào được đúng cơ quan cần chữa trị trong cơ thể. Ví dụ như muốn chữa bệnh ở phổi thì gừng là chất dẫn rất tốt bởi tính chất cay xông của nó.
Lương y Quỳ cho biết: Gừng có vị cay, tính ấm, có tác dụng kháng viêm giảm đau làm tăng cường hoạt động của tuyến giáp trạng và tuyến sinh dục, chống nôn ói, cảm mạo. 
Vì vậy, trong thời tiết lạnh như hiện nay, nếu đi ngoài đường gặp mưa, rất dễ bị cảm mạo. Bạn có thể dùng gừng sống 20 gr giã nát, bỏ vào một ly nước sôi hoặc trà nóng rồi cho đường vừa đủ ngọt để uống lúc còn nóng.
Nếu bị cảm lạnh có thể nấu cháo thịt, trước khi bắc ra cho 10 gr gừng tươi, cùng hành lá, tía tô vào ăn nóng.
Cũng có thể dùng cách sau: Gừng tươi và tỏi (mỗi loại 100 gr), nửa lít giấm ăn. Tỏi, gừng rửa sạch, cắt lát rồi ngâm trong giấm, đậy kín trong 30 ngày. Khi bị cảm cúm dùng thức ăn kèm với 2 muỗng cà phê giấm ngâm gừng và tỏi này sẽ có công hiệu.
Khi đi tàu xe, bị chóng mặt, choáng có thể lấy gừng tươi ngậm hoặc đặt lát gừng tươi vào rốn. Khi bị tụt huyết áp, có thể giã nát gừng chắt lấy nước và pha với đường để uống nóng.
Cơ thể bị lạnh bụng nên tiêu chảy có thể dùng gừng tán thành bột ăn với cháo mỗi lần dùng 8gr.
Bụng bị trướng đầy, thổ tả, lạnh tay chân, mạch vi, đàm ẩm, ho suyễn, tê bại, băng huyết, dùng 12 gr gừng sắc uống.
Ngoài ra, gừng có còn tác dụng chữa lở loét bàn chân. Dùng gừng sống, hành tươi đều nhau giã nát, trộn một chút dấm đắp vào chỗ lở loét.
Cơ thể vận động nhiều, bị đau nhức, có thể ăn gừng tươi dùng mỗi ngày 2 gr, liên tiếp trong vòng 11 ngày. Gừng sẽ làm giảm  cảm giác nhức mỏi và giảm các cơn đau.
Theo Giáo sư – Tiến sĩ Dương Trọng Hiếu, nguyên trưởng khoa Tổng hợp, Viện Y học Cổ Truyền Trung ương, nay là chủ nhiệm phòng khám Đông Phương Y quán: Nếu kinh nguyệt không đều, bạn có thể lấy gừng tươi 15gr, lá ngải cứu 10gr, trứng gà 2 quả cho vào nồi, đổ nước để nấu. Khi trứng chín thì vớt ra, bóc bỏ vỏ, cho vào nấu tiếp cho đến khi nhừ. Ăn trứng và uống nước.
Trong bài thuốc chữa hen phế quản, TS Hiếu cũng không quên cho thêm gừng tươi. Ông cho biết gừng tươi để ngoài để tránh làm hỏng thuốc đã làm khô. Khi sắc, chú ý cho vài lát gừng tươi vào với thuốc. Gừng rất có ích cho bệnh nhân hen phế quản.

Gừng kị với ai?
Gừng bổ như nhân sâm, độc như thạch tín với ai?
Gừng xay ngâm mật ong là bài thuốc đơn giản trị ho, hen phế quản vào mùa đông.
Theo lương y Nguyễn Hữu Quỳ gừng có tính nóng nên những người có thể trạng nhiệt hay ra mồ hôi, tay chân nóng thì không nên dùng.
Ngoài ra, người có thai, nôn ra máu, đại tiện ra máu cũng không được dùng. Một số nghiên cứu khẳng định, tiêu thụ nhiều gừng sẽ gây co thắt tử cung, có thể gây xuất huyết tử cung trong thai kỳ.
Khi ăn gừng, một số bà mẹ có cảm giác bị chuột rút. Phần lớn trường hợp chuột rút này không gây nguy hiểm cho thai nhi.
Gừng có thể gây mỏng thành mạch máu nên không được dùng nhiều gừng hoặc dùng liên tục trong thời gian dài.

Buổi tối ăn gừng độc như ăn thạch tín

Gừng có chứa tinh dầu dễ bay hơi, có thể làm tăng tuần hoàn máu; đồng thời có chứa gingerose, có tác dụng kích thích tiết dịch dạ dày, làm hưng phấn đường ruột, thúc đẩy tiêu hóa. Ngoài ra gừng còn có chứa gingerol, có thể làm giảm sự phát sinh sỏi mật.

Song gừng vừa có lợi lại vừa có hại, trong dân gian Trung Quốc từng truyền nhau câu: "Đi ngủ củ cải, ngủ dậy ăn gừng", nói lên có thể ăn gừng nhưng không nên ăn quá nhiều vào buổi tối.

Trong các sách y học cổ cũng từng "cảnh báo": "Trong vòng một năm, mùa thu không ăn gừng; trong vòng một ngày, đêm không ăn gừng". 

Đặc biệt là vào mùa thu, tốt nhất là không ăn, vì mùa thu thời tiết khô ráo, táo khí (không khí khô) tổn thương phế, cộng thêm ăn gừng cay vào, lại càng dễ làm tổn thương phổi hơn, gây tăng mất nước, khô khan trong cơ thể.

Xem ra, chuyện mùa thu không ăn hoặc ăn ít gừng cùng các thức cay khác đã được cổ nhân xem trọng từ lâu, điều này đã được phân tích rất khoa học.

Cũng liên quan đến vấn đề này, người xưa có câu: Sáng sớm ăn gừng, tốt hơn cả uống nước sâm; buổi tối ăn gừng, ngang với ăn thạch tín.

Lý do là gừng có thể tăng cường và thúc đẩy tuần hoàn máu, kích thích tiết dịch dạ dày, làm hưng phấn ruột- dạ dày, thúc đẩy tiêu hóa, ngoài ra còn có tác dụng kháng khuẩn.

Vào buổi sáng, khí trong dạ dày nhiều, ăn một chút gừng vào sẽ kiện tì ôn vị, khích lệ cho dương khí bốc lên. Đến nửa đêm, dương khí trong người thu lại, âm khí thịnh phát, lúc này ăn gừng sẽ vi phạm qui luật sinh lí.

Ngược lại với gừng, củ cải tính lạnh, hạ hỏa thanh nhiệt, hạ khí tiêu thực (làm hết đầy bụng). Sau cả ngày mệt mỏi, ăn một ít củ cải sẽ có tác dụng nhuận hầu tiêu thực (tốt cho họng trợ giúp tiêu hóa), thanh nhiệt, có lợi cho việc nghỉ ngơi.  

http://vtc.vn/321-356991/suc-khoe/gung-bo-nhu-nhan-sam-doc-nhu-thach-tin-voi-ai.htm

10 loại rau thích hợp nhất cho mùa đông

Rau nào cung cấp nhiều năng lượng, giàu chất bổ dưỡng trong mùa đông, được ví như nhân sâm hậu thu?

Rau cải

Theo Đông y, rau cải dưỡng vị hòa trung, vị đắng hơi hàn, thông suốt lợi vị. Rau cải rất giàu vitamin C và canxi, sắt, phốt pho, carotene và vitamin nhóm B.

Ngoài ra còn có bắp cải, có thể ích tâm thận, kiện tì vị, có tác dụng làm giảm đau dạ dày và ruột tá, chóng khỏi bệnh.

Súp lơ  

10 loại rau thích hợp nhất cho mùa đông
Súp lơ xanh 
Súp lơ rất giàu vitamin. 200g súp lơ tươi có thể cung cấp 75% vitamin A cần thiết trong một ngày cho người lớn. Vitamin C còn trội hơn, trong 100g súp lơ có chứa lượng vitamin C cao gấp 3-4 lần cải thảo, rau mầm đậu nành, gấp 2 lần cam quýt.

Cần tây 

Theo Đông y, cần tây tính lạnh, bình can kiện tì, vị ngọt cay không độc, giàu protein, carotene, đường, vitamin C, axit amin, có tác dụng hưng phấn trung khu thần kinh, giúp thúc đẩy tiết dịch dạ dày, tăng cảm giác ngon miệng và trừ đờm.

Khoai lang  

Khá giàu chất dinh dưỡng, có thể cung cấp một lượng lớn protein niêm dịch, đường, vitamin A và vitamin C. Vì thế, khoai lang có tác dụng bổ hư khuyết, ích khí lực, kiện tì vị, cường thận âm, ấm dạ dày, ích phế....

Ăn khoai lang thường xuyên sẽ ngăn ngừa phát sinh teo mô liên kết trong gan, thận và bệnh collagen. 

Bắp cải


Hàm lượng vitamin C trong bắp cải cao gấp 3,5 lần cà chua, hàm lượng canxi gấp 2 lần dưa chuột.

Bắp cải còn có chứa khá nhiều nguyên tố vi lượng như molypden và mangan, những nguyên liệu không thể thiếu của các chất hoạt tính tạo enzyme, hormone... trong cơ thể người.

Có thể thúc đẩy sự chuyển hóa trong cơ thể, rất có lợi cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ em. Vitamin C đa lượng trong bắp cải có thể tăng cường khả năng kháng ung thư của cơ thể.

Giá đỗ


Đậu nành, đậu xanh có chứa một lượng lớn lipid, protein và carbohydrate, cùng các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể người như natri, phốt pho, sắt, canxi...

Đậu sau khi nảy mầm, không những giữ nguyên được các chất ban đầu, mà còn tăng thêm hàm lượng vitamin và giúp loại bỏ mệt mỏi. Chất diệp lục trong mầm đậu có thể phòng trị ung thư trực tràng. 

Rau diếp
10 loại rau thích hợp nhất cho mùa đông
 
Rau diếp ngon mềm, ăn sống hay xào đều được. Mùa thu thường ăn rau diếp, có thể tăng cường tiết dịch vị và dịch tiêu hóa, tăng cường tiết mật. Kali trong rau diếp gấp 17 lần natri, vitamin có chứa trong đó cũng giúp ích cho thúc đẩy bài niệu, duy trì cân bằng nước, rất có lợi đối với những bệnh nhân huyết áp cao và bệnh tim.

Rau diếp giàu i ốt, có tác động tích cực tới chuyển hóa cơ bản và phát triển thể chất của cơ thể. Nguyên tố flo trong rau diếp có thể tham gia vào sự hình thành men răng và ngà răng, và tham gia vào sự phát triển xương.

Ngoài ra, những người bị ho vào mùa thu nên ăn nhiều rau diếp, vì có thể giảm ho.

Cà rốt

Theo Đông y, cà rốt nhiều vitamin, vị ngọt bình, ăn vào bổ tì kiện vị. Cà rốt cuối mùa thu hầm là tốt nhất, xào ăn cũng tốt. Hầm sẽ giữ trên 93% carotene, còn xào giữ được trên 80%. 

Củ cải

Củ cải có chứa khá nhiều nước, vitamin C, một lượng nhất định canxi, phốt pho, carbohydrate và một lượng nhỏ sắt, protein và vitamin, ngoài ra còn có chứa các thành phần hữu ích khác như lignin, choline, amylase...

Theo Đông y, củ cải tính mát vị cay ngọt, nhập phế, vị nhị kinh, có thể tiêu tích trệ, hóa đàm nhiệt, hạ khí quán trung, giải độc, dùng cho các chứng đầy bụng khó tiêu, bí tiểu. Có người gọi củ cải là “nhân sâm hậu thu”.

Ăn thường xuyên củ cải có tác dụng trị liệu phụ trợ các chứng tiêu hóa kém, cảm mạo thể phong nhiệt, viêm amidan, ho nhiều đờm, đau họng...

Khoai môn

Khoai môn giàu tinh bột, giàu dinh dưỡng. Mỗi 100g khoai môn tươi có chứa 91 calo nhiệt lượng, 2,4 g protein, 0,2 g chất béo, 20,5 g carbohydrate, 14 mg canxi, 43 mg photpho, 0,5 mg sắt, 10 mg vitamin C, 0.09 mg vitamin B1, 20.04 mg vitamin B.

Đồng thời khoai môn có chứa galactosan, mềm dẻo, dễ tiêu, có tác dụng kiện tì, rất thích hợp cho những người tì vị hư, bị bệnh đường ruột, bệnh lao và đang trong thời kì hồi phục, là thức ăn tốt cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người già.


http://vtc.vn/321-360632/suc-khoe/10-loai-rau-thich-hop-nhat-cho-mua-dong.htm

7 bài thuốc cắt ho nhanh

1. Củ cải 1 củ, phổi lợn 1 cái, hạnh nhân 15 g. Cho nước vào nấu cùng 1giờ, ăn thịt uống nước.

2. 500 g đậu phụ, đường đỏ, đường trắng mỗi thứ 100 g. Khoét một lỗ ở giữa miếng đậu phụ, cho đường đỏ, đường trắng vào, cho vào nồi hấp cách thủy 30 phút. Ăn một lần hết, ăn liên tục 4 lần. 

3. Đường trắng 50 g, trứng gà 1 quả, gừng tươi vừa đủ. Đập trứng vào bát, đánh đều. Cho đường vào nửa bát nước đun sôi, đổ trứng vào khi đang nóng, khuấy đều, rồi cho tiếp gừng vào, khuấy đều. Mỗi ngày ăn 2 lần, sáng và tối.

4. Yến sào 10 g, ngân nhĩ 15 g, đường phèn vừa đủ. Rửa sạch yến sào, ngâm nước nóng 3-4 giờ, nhặt bỏ lông nhung, rồi ngâm nước nóng 1 giờ nữa. Cho yến, ngân nhĩ, đường phèn vào bát có nắp đậy hấp cách thủy rồi ăn.

5. Lê 1 quả, mật ong 50 g. Đầu tiên khoét lê bỏ lõi, đổ mật ong vào, hấp lên cho chín. Mỗi ngày ăn 2 lần, sáng và tối, ăn liên tục nhiều ngày.

6. Gan dê 60 g, dầu mè 30 g, muối một ít. Thái lát gan dê, cho dầu mè vào nồi đun nóng lên được 8 phần, rồi cho gan và muối vào xào lên là được.

7. Vừng sống 15 g, đường phèn 10 g . Cho vừng và đường phèn vào bát, hãm nước sôi uống.

12 loại thức ăn đàn ông không thể bỏ qua

Bánh mì đen: Chứa nhiều vitamin nhóm B, giúp giảm stress, duy trì sự ổn định của hệ thần kinh, làm tăng chuyển hóa năng lượng.


Chất chống oxy hóa polyphenol ở vỏ nho trong rượu vang đỏ được tồn giữ lại trong dung dịch rượu, có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nên khống chế lượng uống mỗi ngày dưới 60cc.
















Trà xanh rất giàu vitamin C mà trà đen không có. Ngoài ra, trà xanh còn giàu glutamate chống lão hóa, aspartic acid nâng cao sức miễn dịch và các axit amin bổ dưỡng, lợi tiểu, giúp hạ huyết áp. 

Cá biển nước sâu: Áp lực lớn khiến đàn ông bị tăng mỡ máu, dễ đột quỵ. Axit béo omega-3 trong cá biển nước sâu có thể ngăn ngừa đông máu, giảm co thắt mạch máu, giảm triglycerides..., đặc biệt có lợi cho tim mạch. 

Nước: Não con người có tới 75% là nước. Mất nước cơ quan bị ảnh hưởng đầu tiên là não. Nước quá ít sẽ làm cho người mệt mỏi, phản ứng kém đi. 

Thức ăn giàu vitamin C: Đàn ông sau 24 tuổi cả chất và lượng của tinh trùng đều suy giảm, nếu như có một loại thuốc trường sinh bất lão để làm cho tinh trùng bị lão hóa được giàu sức sống trở lại, thì đó chính là vitamin C.  

Tỏi có sức khử trùng mạnh, có thể diệt được vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể; thúc đẩy sự hấp thu vitamin B1, thúc đẩy sự trao đổi chất của carbohydrate để sản sinh ra năng lượng và làm giảm mệt mỏi. 

Hạt bí ngô: Đàn ông sau 40 tuổi phần lớn đều có vấn đề về phì đại tiền liệt tuyến. Một thực nghiệm ở Mĩ phát hiện thấy, khi cho bệnh nhân bị phì đại tiền liệt tuyến dùng chất chiết xuất từ hạt bí ngô đã giảm được số lần đi tiểu.
Đậu nành là một món ăn tuyệt vời đối với đàn ông vì làm giảm xác suất mắc ung thư tuyến tiền liệt, cải thiện sự loãng xương ở nam giới. Đàn ông trên 60 tuổi, xương bắt đầu loãng, tình trạng cũng nghiêm trọng như ở phụ nữ mãn kinh.
Cà chua kích thích sự tiết dịch dạ dày, giúp tiêu hoá protein... Ngoài ra, giàu vitamin C có thể được gắn kết được quan hệ giữa các tế bào, tạo ra collagen xương, làm khỏe mạch máu.

Hải sản có thể tăng khả năng hoạt động tình dục. Tinh dịch ở nam giới có chứa một lượng lớn kẽm, kẽm trong cơ thể thiếu sẽ ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng tinh trùng.  Chỉ một con hàu, tôm. cua là đủ nhu cầu kẽm cho cả một ngày.
Cà rốt chứa B-carotene sẽ biến thành thành vitamin A trong cơ thể, tăng cường sức đề kháng; giàu kali có tác dụng làm giảm huyết áp; tăng chất xơ phát huy hiệu quả điều chỉnh đường ruột, phòng ung thư.




Những thực phẩm 'gặp nhau' là gây họa

Ông Trần Đáng, nguyên Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm có khuyến cáo về việc không nên dùng chung một số cặp thực phẩm, vì có thể làm cho thực phẩm mất chất dinh dưỡng, khó tiêu hóa...
Những thực phẩm 'gặp nhau' là gây họa
Sữa đầu nành phối hợp với trứng gà sẽ khó tiêu.
Nhắc đến sữa đậu nành và trứng gà, người ta thường nghĩ đây là hai thực phẩm giàu protein, rất tốt cho những người già, người bệnh suy nhược cơ thể...
Nhưng cặp thực phẩm này không nên dùng chung, vì trong sữa đậu nành có protidaza kiềm chế protein trong trứng gà, ảnh hưởng đến tiêu hóa, gây khó tiêu, đầy bụng.
Những thực phẩm 'gặp nhau' là gây họa
Còn nước cam và sữa bò không nên uống liền nhau. Nếu có thời gian, bạn thử làm một thí nghiệm nhỏ bằng cách đổ ly nước cam vào sữa bò thì bạn sẽ thấy, gần như ngay lập tức, hiện tượng kết tủa sẽ xảy ra.
Đó là kết quả của phản ứng giữa axit pectic trong nước cam, quýt với cazein trong sữa bò. Hỗn hợp kết tủa đó của sữa và nước cam sẽ rất khó được dạ dày tiêu hoá.
Vì thế, nếu ai uống cùng lúc hai loại nước ngày thì sẽ thấy bụng ọc ạch, ấm ách rất khó chịu. Để tránh hiện tượng đó, tốt nhất nên uống riêng rẽ từng loại với khoảng thời gian cách quãng nhất định.
 

Những thực phẩm 'gặp nhau' là gây họaCác bà mẹ không nên dùng nước rau quả pha chung với sữa cho trẻ uống vì về lâu dài sẽ bị bệnh Methemoglobin (một loại bệnh gây khó thở, tím tái và tử vong) Những thực phẩm 'gặp nhau' là gây họa

Bác sĩ Nguyễn Thị Hoa, Trưởng khoa dinh dưỡng - BV Nhi đồng 1
 
Nếu bắt buộc phải uống cùng lúc thì nên uống sữa bò trước rồi uống nước cam sau. Khi đó, sữa đã bị thủy phân một phần khi hòa trộn với axit của dạ dày nên có gặp nước cam cũng không gây hại gì.
Chất đạm với canxi cũng cần được bổ sung một cách nhịp nhàng. Nếu có quá nhiều đạm hiện diện cùng lúc với canxi trong lòng ruột, sẽ làm giảm khả năng hấp thu canxi, đồng thời có hiện tượng tăng thải canxi qua thận.
Ví dụ trong sữa, lượng đạm và lượng canxi ở mức cân đối để canxi hấp thu tốt nhất. Như vậy, những ai muốn giữ gìn canxi cho cơ thể không bị loãng xương thì không ăn thịt cá và uống sữa gần nhau. Tập thói quen dùng sữa và những món ăn nhẹ vào những bữa xế khoảng 9h sáng và 3h chiều.
Phốt-pho hiện diện nhiều trong thịt đỏ (heo, bò, cừu…), các loại đậu đỗ… cũng giúp làm tăng hấp thu canxi nếu tỷ lệ trong ruột là một phốt-pho/hai canxi. Phốt-pho tăng hoặc giảm hơn tỷ lệ này đều làm sự hấp thu canxi giảm đi. Ngoài các thức ăn tự nhiên, phốt-pho còn có nhiều trong các nước uống công nghiệp.
Vì vậy, không nên uống sữa và uống nước ngọt cách nhau dưới hai giờ. Không ít người dùng sữa để uống thuốc, điều này không nên vì sữa tạo ra môi trường kiềm, trong sữa còn có nhiều kali, sắt… gây cản trở hấp thu thuốc, ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hoa, Trưởng khoa dinh dưỡng - BV Nhi đồng 1 đề nghị các bà mẹ không nên dùng nước rau quả pha chung với sữa cho trẻ uống vì về lâu dài sẽ bị bệnh Methemoglobin (một loại bệnh gây khó thở, tím tái và tử vong), và không cho trẻ ăn óc heo chung với trứng gà vì sẽ làm tăng lượng cholesterol trong máu dễ bị tử vong do cao huyết áp.
Khoai lang và quả hồng là cặp thực phẩm cần tránh kết hợp. Nhiều người biết rằng, khoai lang chứa nhiều đường và tinh bột khi vào dạ dày khiến dạ dày tiết nhiều axit clohydric. Quả hồng có chứa tanin (vị chát) khi vào dạ dày sẽ chuyển hóa thành axit tanic.
Nếu axit clohydric liên kết với chất chát và một số chất trong quả hồng thì tạo thành chất lắng đọng. Dưới tác dụng của axit và sự nhào nặn của dạ dày, chất này bền, không tan, gây khó tiêu và đặc biệt khó thải ra ngoài, có thể dẫn đến sỏi thận.
Những thực phẩm 'gặp nhau' là gây họa
Rau cải không nên trộn sống với cá, rong biển làm gỏi.
Theo TS Nguyễn Thị Lâm, phó viện trưởng viện dinh dưỡng, có một số loại thực phẩm cạnh tranh dinh dưỡng với nhau. Ví dụ, thực phẩm giàu canxi phối hợp với sắt (Fe) sẽ làm giảm sự hấp thu. Hoặc sau khi ăn không nên uống nước chè đặc, vì chất tanin trong chè sẽ giảm hấp thu Fe. Ăn mặn sẽ giảm hấp thu kali, ăn thừa đạm sẽ chuyển hoá canxi ra ngoài...
Người bị táo bón thường được khuyên uống nhiều nước. Tuy nhiên, hãy tránh xa việc dùng nước chè khi ăn thịt chó. Chất axit tanic trong nước chè khi tác dụng với protein trong thịt làm se niêm mạc ruột, giảm nhu động ruột khiến ruột tích tụ nhiều chất có hại, làm cho phân khô, dễ bị táo bón.
Ngoài ra, cũng chớ để củ cải trắng và các loại lê, táo, nho gặp gỡ nhau trong dạ dày. Khi vào dạ dày, muối axit cianogen, lưu huỳnh trong củ cải sẽ chuyển hóa thành axit cianogen gây ảnh hưởng đến tuyến giáp.
Còn táo, nho có chất đồng ceton, dễ bị vi khuẩn phân giải thành axit benzoic gốc OH. Nếu ăn củ cải cùng lúc với hoa quả này, loại axit này làm tăng sức ép của cianogen lưu huỳnh gây suy tuyến giáp trạng.
Tanin trong các loại thực vật có vị chát như trà, ổi… ngăn cản sự hấp thu của hầu hết vi khoáng như sắt, kẽm, đồng… Vì vậy, không nên uống trà đặc sau khi ăn các thức ăn giàu vi khoáng như hải sản, rong biển, thịt đỏ… ít nhất hai giờ.
Thời gian này cần thiết để cho hai chất kỵ nhau không “ở chung” một chỗ. Nhờ vậy, chất dinh dưỡng mới được cơ thể hấp thu ở mức tối đa.
Phytate trong tinh bột và oxalate trong các loại rau cải chưa nấu chín làm giảm hấp thu iốt trong hải sản và muối biển. Không ít người trộn gỏi cá, gỏi rong biển với các loại cải bắp, cải xanh, bông cải sống. Điều này không nên, vì lượng iốt quý giá sẽ “không cánh mà bay”. Nếu thích trộn với các loại rau này thì hãy nhúng qua nước sôi hoặc ngâm chua.
Còn trong các vị thuốc Đông y, Lương y đa khoa Phùng Tuấn Giang, Nhà thuốc Thọ Xuân Đường cho biết: Có những vị thuốc, thực phẩm không dùng với nhau hay cần phải kiêng kị khi dùng thuốc. Như cam thảo không dùng với hải tảo (rong biển)
Khi dùng thuốc Đông y không ăn rau muống, đậu xanh sẽ làm mất tác dụng  của thuốc.
Dùng Đông y để chữa đau nhức thì phải kiêng tôm, cua, thịt gà vì dễ gây động phong làm đau nhức tăng thêm.

http://vtc.vn/321-360153/suc-khoe/nhung-thuc-pham-gap-nhau-la-gay-hoa.htm

Sử dụng trứng gà như thế nào cho phù hợp?

Trứng gà luôn được gọi là loại “thực phẩm dinh dưỡng toàn phần”. Thật vậy, trứng gà là một trong những nguồn cung cấp cao đạm tối ưu, trong đó có chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất, một lượng nhỏ axit béo omega-3, một lượng lớn các thành phần nâng thể lực như lecithin, lutein.

Nhưng người ta cũng chưa hiểu được nhiều lắm về loại thực phẩm giàu dinh dưỡng này. Xin cung cấp những kiến thức cần biết dưới đây.

Ăn trứng cách nào tốt nhất?

Trứng gà công nghiệp an toàn hơn trứng gà ta?
 
Phạm Chí Hồng, phó giáo sư Học viện thực phẩm thuộc Đại học nông nghiệp Trung Quốc cho biết, xét về sự tổn thất vitamin và tỉ lệ hấp thu protein từ lòng đỏ, nếu không rán tới mức vàng giòn, thì sự khác biệt giữa các cách thức nấu như hấp, luộc, xào không lớn.

Tuy nhiên, xét theo mức độ oxy hóa và mức độ chịu nhiệt của cholesterol, sẽ sắp xếp sự khỏe mạnh cho cơ thể do cách nấu trứng đem lại như sau: Hạng A: hấp; hạng B: canh trứng, hạng C: trứng tráng.

Trứng muối có làm mất dinh dưỡng không?

Chất dinh dưỡng bị mất trong quá trình muối không nhiều, nhưng mức độ oxy hóa cholesterol lại khá lớn, sản phẩm oxy hóa cholesterol sẽ gây nguy hại cho tim mạch.

Một ngày ăn mấy quả trứng là vừa?

Giáo sư Trình Nghĩa Dũng, chủ tịch Hiệp hội Dinh dưỡng Trung Quốc cho biết, lượng ăn trứng gà ở những nhóm người khác nhau có phần khác nhau.

Trẻ em, phụ nữ mang thai, cho con bú và những người có lượng vận động lớn có thể ăn 1-2 quả trứng mỗi ngày.

Người lớn bình thường, người cao tuổi mỗi ngày ăn 1 quả là được. Những người mỡ máu bất thường hoặc béo phì, mỗi tuần ăn 2-4 quả là vừa.

Ăn 5 quả trứng một lúc có bị tăng cholesterol không?

Hiệp hội dinh dưỡng Trung Quốc khuyến cáo người lớn nói chung, lượng cholesterol nạp vào mỗi ngày không quá 300mg, người mỡ máu cao cần khống chế dưới 200mg. Một quả trứng gà 50g có hàm lượng cholesterol tới 290mg.

Nhưng thực tế sự hợp thành mỗi tế bào trong cơ thể đều cần đến cholesterol. Để cung ứng đầy đủ, người lớn mỗi ngày cần tổng hợp trên 1000mg cholesterol, vì vậy, người tiêu dùng không phải lo lắng về việc tiêu thụ quá nhiều trứng cùng một lúc.

Chỉ cần trong vài ngày tiếp theo giảm bớt lượng ăn các thực phẩm giàu cholesterol, là sẽ không xuất hiện nỗi phiền phức cholesterol tăng cao.

Bị cảm sốt có ăn trứng rán được không?

Khi bị cảm sốt, năng lương ở cơ thể bị tiêu hao nhiêu, sức đề kháng sẽ giảm, không ăn được thứ gì nên bị thiếu dinh dưỡng, nên bổ sung những thức ăn có protein tương đối cao như trứng gà... sẽ rất có ích cho phục hồi cơ thể.
Chuyên gia khuyến cáo tốt nhất nên ăn trứng hấp, canh trứng, không nên ăn trứng rán bởi đồ án dễ sinh vị nhiệt (dạ dày nóng), khó tiêu.

Trứng gà nhỏ dinh dưỡng tốt hơn?

Nhiều người tiêu dùng cho rằng trứng gà nhỏ hoặc vỏ trứng có màu sẫm sẽ có giá trị dinh dưỡng tốt, song Phạm Chí Hồng cho biết, trứng gà to nhỏ và màu vỏ trứng chưa hẳn có liên quan đến giá trị dinh dưỡng.

Còn có những người lại cho là trứng gà ta có giá trị dinh dưỡng cao hơn trứng gà công nghiệp. Thực ra xét về giá trị dinh dưỡng, sự khác biệt giữa chúng không lớn, hàm lượng phospholipid và acid béo omega 3 trong trứng gà ta cao hơn trứng gà công nghiệp, nhưng hàm lượng chất khoáng thì lại thấp hơn một chút.

Tuy nhiên, xét về an toàn thực phẩm, thì gà ta chạy lung tung, ăn tạp lại không an toàn bằng gà công nghiệp.

Giữ trứng gà được trong bao lâu?


Hạn bảo quản ghi trên bao bì trứng gà là 54-60 ngày, vì thế rất nhiều người yên tâm để trứng hàng tháng. Song chuyên gia nhắc nhở, trứng gà để lâu không những mang lại ẩn họa về độ an toàn, mà độ dinh dưỡng cũng kém đi.

Trứng gà tươi trong vòng 1 tuần là tốt nhất, nhưng nếu không có điều kiện thì để trong vòng nửa tháng cũng được. 


http://vtc.vn/321-361014/suc-khoe/trung-ga-cong-nghiep-an-toan-hon-trung-ga-ta.htm

Những thảo mộc nào có thể chữa được ung thư?

Nấm lim xanh

Theo một tạp chí y tế xuất bản tại Mỹ, trong nghiên cứu thực nghiệm lâm sàng, bác sĩ Kerry Martain và các cộng sự đã đạt hiệu quả khả quan khi sử dụng nấm lim xanh Tiên Phước làm thuốc chữa ung thư.

Những thảo mộc nào có thể chữa được ung thư?
Nấm lim xanh chữa ung thư gan
Nghiên cứu được tiến hành đối chứng bởi hai nhóm bệnh nhân ung thư, trong đó, một nhóm sử dụng chiết xuất nấm lim xanh Tiên Phước và nhóm kia dùng giả dược trong một liệu trình 30 ngày.


Hai nhóm bệnh nhân này mắc nhiều dạng ung thư khác nhau: ung thư gan, ung thư phổi, ung thư vú, ung thư buồng trứng… Kết quả thực nghiệm lâm sàng cho thấy, nấm lim xanh Tiên Phước giúp kiềm chế đáng kể sự tiến triển của bệnh ung thư.

Theo bác sĩ Kerry Martain, trưởng nhóm nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng này mở đường cho một dự án nghiên cứu sâu hơn về các tính năng, dược chất và tác dụng của nấm lim xanh Tiên Phước trong ngăn ngừa và điều trị ung thư.

Việc các bác sĩ đưa nấm lim xanh vào thử nghiệm điều trị cũng hoàn toàn tình cờ. Bắt đầu từ việc một bệnh nhân gốc Việt Nam đang được điều trị ung thư vú đã sử dụng nấm lim xanh Tiên Phước để tự chữa bệnh song song với phác đồ điều trị mà bác sĩ Kerry Martain đã chỉ định.

Sự tiến triển bất ngờ của bệnh nhân khiến bác sĩ Kerry Martain chú ý, nhất là khả năng đáp ứng thuốc tốt của bệnh nhân. Sau một thời gian nằm điều trị tại đây, cô gái người Việt đã xuất viện với thời gian rút ngắn hơn rất nhiều lần so với các bệnh nhân trước đây.

Nấm lim xanh có tên gọi là Ganoderma Lucidum (Leyss. Ex Fr.) Karst., còn có tên đồng nghĩa là Polyporum lucidus W. Curt., thuộc họ Nấm Lim (Ganodermataceae). Loại nấm đặc hữu chỉ mọc trên cây lim xanh trong rừng nguyên sinh của Việt Nam và Lào.

Trong tự nhiên, nấm lim xanh chỉ phân bố ở khu vực rừng cây tán lớn, rừng nguyên sinh (còn gọi là rừng già). Đây là những khu rừng chưa hoặc rất ít chịu các tác động của con người. Kiểu rừng mưa nhiệt đới nguyên sinh với các loại cây tán lớn ở Việt Nam hiện nay còn rất hiếm.

Nguồn nấm lim xanh mà Tiên Phước sử dụng cho thử nghiệm y học trên đây cũng như cung cấp trên thị trường là nguồn nấm lim xanh do đội ngũ thợ sơn tràng của công ty trực tiếp tìm hái ở khắp các cánh rừng nguyên sinh ở Trường Sơn, Tây Nguyên và khu vực Nam Lào.

Một số thanh niên ở xã Tiên Hiệp, huyện miền núi Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, bị mắc những căn bệnh hiểm nghèo như: Viêm gan B, xơ gan cổ trướng, ung thư gan... vào rừng lấy nấm mọc trên cây thiết lim (lim xanh) bị chết, sắc lấy nước uống chữa hết bệnh, vẫn đang còn là vấn đề “nóng”, khiến dư luận đặc biệt quan tâm.

Dược sĩ Nguyễn Như Chính, Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho hay, trước tình hình hàng trăm người từ các nơi đổ xô về huyện Tiên Phước mua nấm mọc trên cây thiết lim để sắc uống chữa các chứng bệnh hiểm nghèo, nhất là các chứng bệnh về gan, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam nhanh chóng cử đoàn công tác đến kiểm tra, khuyến cáo mọi người nên thận trọng khi dùng nấm. Vì nếu bất cẩn trúng phải nấm độc ắt hậu họa khó lường. Tuy nhiên, trong suốt một thời gian dài, rất nhiều người uống nước sắc từ nấm mọc trên cây thiết lim, không một ai bị ngộ độc.

Trong khi, có thông tin phản hồi từ một số người mắc bệnh về gan uống nước sắc từ nấm thiết lim mua lại của anh Nguyễn Đình Hoa, bệnh tình có thuyên giảm rõ rệt.

Bộ Y tế đã xác định loài nấm mọc trên thân gỗ thiết lim mà Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, chuyển ra để phân tích, kiểm nghiệm, thì đó chính là nấm linh chi tự nhiên. 
Do đó, Sở Y tế vận động anh Hoa giúp cho mẫu nấm thiết lim tự nhiên, nguyên mũ, nguyên cây để chuyển cho Viện Dược liệu, nghiên cứu xác định nấm có độc tính hay không, tác dụng sinh học và các thành phần hóa học có tác dụng chính của nấm là gì mà nhiều người uống chữa lành bệnh hiểm nghèo...

Công văn có nội dung rằng: Được sự giúp đỡ của GS, TSKH Trịnh Tam Kiệt, công tác tại Khoa Công nghệ Sinh học Đại học Quốc gia Hà Nội và GS, TS Bae Ki-hwan, công tác tại Khoa Dược, Trường đại học Changnam, Hàn Quốc, Viện Dược liệu - Bộ Y tế đã xác định loài nấm mọc trên thân gỗ thiết lim mà Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, chuyển ra để phân tích, kiểm nghiệm, thì đó chính là nấm linh chi tự nhiên.

Loài nấm này có tên khoa học là Ganoderma lucidum (Leyss. Ex Fr.) Karst., còn có tên đồng nghĩa là Polyporum lucidus W. Curt., thuộc họ nấm lim (Ganodermataceae).

Văn bản nêu ý kiến của GS Trịnh Tam Kiệt cho biết, có thể sử dụng nấm mọc trên gỗ thiết lim theo y học cổ truyền mà không lo độc hại, độc tính của nấm... Vì vậy, Viện Dược liệu trao đổi với Sở Y tế tỉnh Quảng Nam nên khuyến nghị người dân dùng nấm lim xanh theo hướng dẫn đã có trong các tài liệu chính thống về dược liệu, như cuốn: "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" của GS, TS Đỗ Tất Lợi và sách về "Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam" của tập thể tác giả Viện Dược liệu...

Tìm hiểu nghiên cứu của GS, TS Đỗ Tất Lợi, cây đại thụ ngành Đông y dược Việt Nam, thì tài liệu về những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của ông xác định: Cây thiết lim (lim xanh) còn gọi là Xích Diệp mộc, có tên khoa học là Erythrophloeum fordii Oliv, thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae) mọc nhiều ở những khu rừng miền Bắc và miền Trung. Gỗ lim xanh rất độc, song nấm mọc trên thân gỗ nó lại không có độc tính.

Nghiên cứu của nhiều nhà khoa học Viện Dược liệu đều khẳng định: Nấm linh chi Ganoderma lucidum (Leyss. Ex Fr.) Karst có tác dụng bồi bổ cường tráng, giúp khí huyết lưu thông, làm tăng sức cho tế bào hấp thụ ôxy tốt hơn...

 

Những thảo mộc nào có thể chữa được ung thư?Trong số loài nấm mọc trên cây lim xanh, có nấm linh chi, giá trị dược liệu cao Những thảo mộc nào có thể chữa được ung thư?

PGS. TS. Nguyễn Thị Chính
 
Nó có công dụng trị suy nhược thần kinh, chóng mặt, mất ngủ; các bệnh viêm gan, viêm khí quản mạn tính, huyết áp cao; đau dạ dày, chán ăn, thấp khớp, thống phong... Người bị bệnh đau gan mạn tính, hen phế quản, nên nghiền nấm linh chi thành bột khô mỗi lần uống 3 lần, mỗi lần từ 1-2g với nước nóng; hoặc phơi, sấy khô, thái mỏng đun nước uống.

Trao đổi với chúng tôi, PGS-TS Nguyễn Thị Chính, công tác tại Trường đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) được mệnh danh là "Bà chúa nấm linh chi" cho hay, trong số loài nấm mọc trên cây lim xanh, có nấm linh chi, giá trị dược liệu cao. Song, nấm lim mọc trong tự nhiên có hoạt tính dược liệu nhiều hay ít còn tùy thuộc vào khí hậu, thổ nhưỡng của từng vùng.

Cỏ lưỡi rắn trắng
Những thảo mộc nào có thể chữa được ung thư?
Cỏ lưỡi rắn
Trong Đông y, cỏ lưỡi rắn trắng có tên là bạch hoa xà thiệt thảo, còn có tên là bồi ngòi bò, xà thiệt thảo, xà châm thảo, long thiệt thảo. Tên khoa học là Hedyotis diffusa Willd, thuộc họ cà phê.


Đây là loại cỏ mọc bò, sống hàng năm, có thể cao tới 30-40 cm. Lá mọc đối, hơi thuôn dài, không có cuống lá, có khía răng ở đỉnh. Hoa mọc đơn độc hoặc thành đôi ở kẽ lá, có màu trắng. Quả nang khô dẹt ở đầu, có nhiều hạt màu nâu nhạt. Cây thường mọc hoang nơi đất ẩm ướt. Ngay tại Hà Nội cũng thấy cây này. Nó được dùng toàn cây làm thuốc.
Bạch hoa xà hỗ trợ điều trị bệnh ung thư nhờ tác dụng ức chế miễn dịch. Trung Quốc dùng bạch hoa xà thiệt thảo chữa bệnh ung thư dạ dày, thực quản, cổ tử cung, bàng quang, trực tràng, đại tràng, thực quản, hạch… 
Trong y học cổ truyền, bạch hoa xà thiệt thảo được dùng chữa các bệnh viêm họng, viêm đường tiết niệu, viêm gan, sỏi mật, lỵ trực trùng, mụn nhọt, rôm sảy, rắn cắn; dùng ngoài chữa vết thương, côn trùng đốt, đau lưng, đau khớp… Thời xưa, Tuệ Tĩnh thường dùng nó chữa rắn cắn, sởi…

Theo y học hiện đại, do tăng cường khả năng của đại thực bào trong hệ thống lưới- nội mô và bạch cầu nên bạch hoa xà thiệt thảo có tác dụng chống viêm.

Cây này cũng ức chế tế bào ung thư lymphô, bạch cầu hạt và bạch cầu đơn nhân, tế bào carcinom; ức chế hiện tượng gây đột biến do aflatoxin B1 tạo ra. Nó hỗ trợ điều trị bệnh ung thư nhờ tác dụng ức chế miễn dịch. Trung Quốc dùng bạch hoa xà thiệt thảo chữa bệnh ung thư dạ dày, thực quản, cổ tử cung, bàng quang, trực tràng, đại tràng, thực quản, hạch…

Trong dân gian, cây chủ yếu được dùng dưới dạng thuốc sắc, có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Liều dùng có thể tới 60g thuốc khô, tương đương với khoảng 250g dược liệu tươi. Dùng ngoài không kể liều lượng. Ở nước ngoài, bạch hoa xà thiệt thảo còn được bào chế thành dạng thuốc tiêm để chữa các bệnh ung thư và viêm nhiễm như viêm phế quản, viêm phổi, viêm họng, viêm ruột thừa…

Xáo tam phân

Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa vừa có công văn gửi UBND tỉnh Khánh Hòa báo cáo kết quả nghiên cứu của Viện Dược liệu (Bộ Y tế) về cây Xáo tam phân (tên khoa học là Paramignya trimera) mà người dân địa phương gọi là “cây thuốc lạ”, “cây thần dược” để chữa bách bệnh trong thời gian qua.

Các thí nghiệm cho thấy, xáo tam phân có tác dụng ức chế tốt viêm gan cấp ở thí nghiệm trên chuột nhắt trắng; có tác dụng độc (ức chế, tiêu diệt) đối với 5 dòng tế bào ung thư: ung thư gan Hep-G2, ung thư đại tràng HTC116, ung thư vú MDA MB231, ung thư buồng trứng OVCAR-8 và ung thư cổ tử cung Hela (mạnh nhất với ung thư gan Hep-G2 và ung thư cổ tử cung). Thí nghiệm cũng cho thấy, với độc tính thấp, xáo tam phân khá an toàn khi sử dụng.

Cây chóc máu

Tại một khu vực thuộc xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên-Huế, các nhà khoa học Việt Nam vừa phát hiện một loài cây quý, cây chóc máu hay chóp mào. Đây là cây có tác dụng chữa ung thư.

Cây chóc máu (có vùng gọi là chóp máu hay chóp mào) tên khoa học là Salacia chinensis có giá trị về mặt y học. Đây là loại dây leo cao 1-2 m, cành nhỏ có cạnh, mặt dưới lá màu lục nâu; quả mọng, hình quả lê, chóp quả màu đỏ.

Được xem là loài biệt dược có khả năng hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư, chóc máu đang được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu.

Ngoài Vườn quốc gia Bạch Mã, nơi đang bảo tồn nguồn gen chóc máu. Ở núi Kim Phụng, thôn Hải Cát (Hương Thọ, Hương Trà) người dân cũng đã phát hiện loài dược liệu này.

Cây anamu

Giám đốc Trung tâm Dược phẩm Santiago de Cuba, ông Alexander Batista, cho biết các bác sĩ nước này sẽ sử dụng thuốc bào chế từ loài thảo dược có tên địa phương là “anamú” trong điều trị các bệnh nhân ung thư và HIV/AIDS.

Trong quá trình thử nghiệm tiền lâm sàng, thuốc bào chế từ loài thảo dược này đã cho kết quả khả quan, đồng thời thông báo trong tương lai thuốc này sẽ được bán ra nước ngoài.

Cây “anamú” có nguồn gốc từ rừng rậm Amazon và được sử dụng rộng rãi tại các nước Nam Mỹ trong điều trị các chứng đầy hơi, chống co thắt, chống viêm và nhiễm khuẩn. Ngoài ra, cây này còn có tác dụng lợi tiểu, chữa viêm khớp và cả bệnh mất trí nhớ.

Hỗn hợp hoa mẫu đơn, táo tàu, cam thảo và hoàng cầm

Các nhà khoa học đang có những tiến bộ trong việc điều trị ung thư dựa vào sự kết hợp các loại thảo dược phổ biến trong y học Trung Quốc.

Họ nghiên cứu việc kết hợp 4 loại thảo dược được các thầy lang Trung Quốc sử dụng 1.800 năm trước đây và phát hiện ra chất giúp tăng cường hiệu quả của hóa trị ở những bệnh nhân ung thư đại tràng (ruột kết). Nghiên cứu ban đầu cho thấy sự kết hợp bốn loại thảo dược truyền thống có lợi ích trong điều trị ung thư là hoa mẫu đơn, táo tàu, cam thảo và hoàng cầm.

Hỗn hợp này có tên là Huang Qin Tang, đã có những kết quả ban đầu trong việc giảm thiểu các tác dụng phụ của hóa trị liệu, bao gồm các triệu chứng nhức đầu, tiêu chảy, buồn nôn. Các thảo mộc này cũng tăng cường điều trị ung thư đại tràng.

Các thử nghiệm trên động vật có khối u cho thấy việc kết hợp thảo mộc với các loại thuốc hóa trị giúp phục hồi các tế bào đường ruột nhanh hơn việc chỉ sử dụng hóa trị.

Các thảo mộc này cũng cải thiện hiệu quả của hóa trị, phục hồi các tế bào đường ruột bị hư hỏng nhanh hơn so với điều trị hóa trị một mình và giúp chuột chịu đựng được liều thuốc cao mà giả sử nếu không có thảo mộc thì rất có thể chúng đã tử vong.


http://vtc.vn/321-360437/suc-khoe/nhung-thao-moc-nao-co-the-chua-duoc-ung-thu.htm