Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

Nguyên nhân gây ra lạm phát theo quan điểm các nhà kinh tế thuộc trường phái tiền tệ

Khi đề cập mối quan hệ giữa tiền tệ và lạm phát, Friedman cho rằng “lạm phát luôn luôn và bất cứ ở đâu đều là hiện tượng tiền tệ” (Inflation is always and everywhere a monetary phenomenon). Khi đó lạm phát được định nghĩa là một sự tăng giá nhanh và liên tục. Hầu hết các nhà kinh tế thuộc trường phái tiền tệ, hoặc trường phái Keynes cũng đồng ý với nhận định của Friedman.

Quan điểm các nhà thuộc trường phái tiền tệ:
Trước hết, bằng việc sử dụng phân tích của các nhà kinh tế tiền tệ, chúng ta hãy xem kết quả gia tăng cung tiền tệ liên tục được minh họa ở bên dưới.

 Khởi đầu nền kinh tế cân bằng ở điểm 1 (giao giữa AD1 và AS1). Nếu cung tiền gia tăng qua mỗi năm, làm cho tổng cầu dịch chuyển sang phải đến AD2. Khi đó nền kinh tế tiến đến cân bằng ở điểm 1’ với đặc điểm: sản lượng gia tăng, thất nghiệp giảm.Thế nhưng, với sự mở rộng sản xuất đến lượt nó sẽ làm gia tăng chi phí. Và đường AD2 sẽ lập tức di chuyển qua trái, cắt đường AS2 tạo ra điểm cân bằng mới ở điểm 2, với mức giá gia tăng từ P1>P2. Cứ như vậy, nếu cung tiền cứ gia tăng thì mức giá gia tăng và lạm phát xảy ra. Nghĩa là M tăng lên à P tăng lên. Trong phân tích cùa các nhà kinh tế tiền tệ, cung tiền được xem như là nguồn duy nhất làm dịch chuyển đường cầu AD, không có yếu tố khác làm di chuyển nền kinh tế từ điểm 1 đến 2 và 3 và hơn nữa.

1 nhận xét: