Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

Nghịch lý về giá trị (paradox of value)

Hơn hai thế kỉ trước đây, trong tác phẩm Sự giàu có của các quốc gia, Adam Smith đã đưa ra nghịch lý về giá trị (paradox of value). Ông viết, “Không có gì hữu hình bằng nước; nhưng nó chẳng làm giảm lượng mua sắm của bất kì thứ gì, trái lại, kim cương có rất ít giá trị sử dụng; nhưng phải mất một lượng lớn nhiều hàng hóa khác mới may ra đổi được lấy nó”.
Nói cách khác, tại sao một thứ rất cần thiết cho cuộc sống như nước lại có rất ít giá trị, trong khi, kim cương vốn thường chỉ được dùng làm đồ trang sức lại đòi một mức giá quá đáng như vậy?


Nghịch lý này đã làm bận lòng Adam Smith 200 năm trước đây. Ngày nay, chúng ta biết cách giải quyết nghịch lý đó như sau: đường cung và cầu đối với nước cắt nhau ở mức giá rất thấp, trong khi cung và cầu về kim cương lại có mức giá cân bằng rất cao. Trả lời như vậy xong, tất nhiên lại đi đến một câu hỏi khác: “Nhưng tại sao cung và cầu về nước lại cắt nhau ở mức giá thấp đến thế?” Câu trả lời là kim cương là một thứ rất khan hiếm và chi phí để tìm thêm một mẫu kim cương nữa rất cao, trong khi nước tương đối phong phú hơn và ở nhiều nơi trên thế giới, nó chỉ tốn rất ít tiền.

Nhưng câu trả lời này về việc hình thành chi phí phù hợp vẫn chưa giải đáp được một sự thật không kém phần quan trọng, đó là, nước trên thế giới rõ ràng hữu ích hơn nhiều so với nguồn cung về kim cương của thế giới. Để giải quyết điều đó, khi xét đến chi phí, chúng ta phải tính đến một sự thật thứ hai: xét về tổng thể, độ thỏa dụng (còn được gọi là độ hữu dụng Utility) của nước không quyết định đến giá hoặc cầu về nó. Trái lại, giá của nước do độ thỏa dụng biên (Marginal Utility) của nó, tức là độ hữu ích của cốc nước cuối cùng, quyết định.

Vì có quá nhiều nước, cốc nước cuối cùng có giá rất thấp. Mặc dù những giọt nước đầu tiên đáng giá cả cuộc sống, những giọt nước cuối cùng lại chỉ dùng để tưới cây cỏ hay rửa xe. Vì thế chúng ta thấy rằng một hàng hóa hết sức quý báu như nước lại có giá trị gần như bằng không vì giá trị của giọt nước cuối cùng gần như bằng không.

Giống như một sinh viên đã phát triển: lý thuyết về giá trị kinh tế rất dễ hiểu nếu bạn chỉ cần nhớ rằng trong kinh tế học cái chi tiết quyết định cái tổng thể. Chính là độ thỏa dụng biên quyết định giá và lượng.

Chúng ta có thể giải quyết nghịch lý về giá trị như sau: một hàng hóa càng có nhiều thì mức độ mong muốn đối với đơn vị cuối cùng của hàng hóa đó càng ít. Vì thế thật rõ ràng là tại sao một lượng lớn nước có giá rất thấp, và tại sao những thứ cần thiết cho sự sống còn, như không khí lại là thứ cho không. Trong cả hai trường hợp, một khối lượng lớn đã đẩy độ thỏa dụng biên xuống rất thấp và do đó, làm giảm giá của những thứ sống còn này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét