Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2015

TÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ CHỈ SỐ KHẢ NĂNG SINH LỜI CƠ BẢN

Trong phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, việc phân tích các chỉ số về khả năng sinh lời là một điều rất quan trọng. Thông qua việc phân tích các chỉ số về khả năng sinh lời có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, phục vụ cho việc ra quyết định của nhà quản lý cũng như nhà đầu tư.
Bài viết sẽ đưa ra một số chỉ số quan trọng để phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp, bao gồm:
- Khả năng sinh lời trên tài sản (ROA)
- Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)
- Khả năng sinh lời trên vốn sử dụng (ROCE)
- Khả năng sinh lời trên vốn đầu tư (ROI)
- Khả năng sinh lời trên doanh thu (ROS)

1. Khả năng sinh lời trên tài sản (ROA)
Khả năng sinh lời trên tài sản (ROA) là một tỷ lệ tài chính cho thấy tỷ lệ phần trăm của lợi nhuận mà công ty kiếm được trong mối quan hệ với các nguồn lực tổng thể của nó (tổng tài sản). Khả năng sinh lời trên tài sản là một tỷ lệ lợi nhuận quan trọng, nó cho thấy khả năng của công ty để tạo ra lợi nhuận trước đòn bẩy tài chính, chứ không phải bằng cách sử dụng đòn bẩy tài chính. Không giống như tỷ suất sinh lời khác, chẳng hạn như khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), đo lường ROA sẽ bao gồm tất cả các tài sản của công ty - bao gồm cả những phát sinh từ các khoản nợ cũng như những phát sinh từ các khoản đóng góp của các nhà đầu tư. Vì vậy, ROA sẽ cho ta thấy sự hiệu quả của công ty trong việc quản lý, sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận, nhưng chỉ tiêu này thường ít được các cổ đông quan tâm đến so với một số chỉ tiêu tài chính khác như ROE.
Công thức:ROA = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản bình quân
            2. Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) là số tiền lợi nhuận trở lại như một tỷ lệ vốn chủ sở hữu. Nó cho thấy có bao nhiêu lợi nhuận kiếm được của một công ty so với tổng số vốn chủ sở hữu của công ty đó.
ROE là một trong những  chỉ tiêu tài chính quan trọng nhất. Nó thường được xem là tỷ lệ tối thượng có thể được lấy từ báo cáo tài chính của công ty. Nó là chỉ tiêu để đo lường khả năng sinh lời của một công ty đối với chủ đầu tư.
Công thức:  ROE = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu bình quân
Một cách phổ biến để chia tách ROE thành ba thành phần quan trọng là công thức DuPont, còn được gọi là mô hình chiến lược lợi nhuận. Tách ROE thành ba phần làm cho nó dễ dàng hơn để hiểu những thay đổi trong ROE theo thời gian.
ROE ( công thức DuPont) = (Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu) * (Doanh thu/Tổng tài sản) * (Tổng tài sản/vốn chủ sở hữu)
3. Khả năng sinh lời trên vốn sử dụng (ROCE)
Khả năng sinh lời trên vốn sử dụng (ROCE) là một thước đo khả năng tạo ra lợi nhuận của một doanh nghiệp từ vốn được sử dụng. Vốn sử dụng được tính bằng vốn chủ sở hữu cộng với nợ dài hạn của một công ty (hoặc tổng nguồn vốn - Nợ ngắn hạn), nói cách khác đó là tất cả các nguồn vốn dài hạn được sử dụng bởi công ty. ROCE cho thấy hiệu quả từ việc tạo ra lợi nhuận từ các khoản đầu tư vốn của một công ty.
Công thức: ROCE = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/Vốn sử dụng = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn
4. Khả năng sinh lời trên vốn đầu tư (ROI)
Khả năng sinh lời trên vốn đầu tư (ROI) là thước đo hiệu suất sử dụng để đánh giá hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp. Nó là một trong những chỉ tiêu phổ biến nhất được sử dụng để đánh giá các kết quả tài chính, đầu tư kinh doanh. Nếu một cơ hội đầu tư có ROI cao và không có cơ hội khác có ROI cao hơn, nên việc đầu tư cần được thực hiện.
ROI là một thước đo tài chính quan trọng cho:
- Quyết định mua tài sản (chẳng hạn như hệ thống máy tính, máy móc, phương tiện dịch vụ)
- Quyết định phê duyệt và tài trợ cho các dự án và các chương trình khác nhau (ví dụ như các chương trình tiếp thị, các chương trình tuyển dụng, và các chương trình đào tạo)
- Quyết định đầu tư truyền thống (ví dụ quản lý danh mục đầu tư chứng khoán hoặc sử dụng vốn liên doanh).
Công thức:  ROI = (Lợi nhuận từ đầu tư - Chi phí đầu tư) / Chi phí đầu tư
Cần lưu ý rằng định nghĩa và công thức của chỉ tiêu ROI có thể được sửa đổi cho phù hợp với đối tượng phân tích. Ví dụ để đo lường khả năng sinh lợi của một công ty thì công thức sau đây có thể được sử dụng để tính toán lợi nhuận trên đầu tư.
ROI = Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản
5. Khả năng sinh lời trên doanh thu (ROS)
Khả năng sinh lời trên doanh thu (ROS) là một tỷ lệ sử dụng rộng rãi để đánh giá hiệu suất hoạt động của một doanh nghiệp. Nó còn được gọi là "lợi nhuận hoạt động". ROS cho biết bao nhiêu lợi nhuận của một doanh nghiệp làm ra sau khi trả tiền cho chi phí biến đổi của sản xuất như: tiền lương, nguyên vật liệu, … (nhưng trước lãi vay và thuế).
Khả năng sinh lời trên doanh thu có thể được sử dụng như một công cụ để phân tích hiệu suất của một công ty và để so sánh hiệu suất giữa các công ty tương tự nhau. Tỷ lệ này rất khác nhau đối với các ngành khác nhau nhưng lại rất hữu ích cho việc so sánh giữa các công ty khác nhau trong cùng một doanh nghiệp. Cũng như các chỉ tiêu khác, tốt nhất ta nên so sánh ROS của công ty trong một chuỗi thời gian để tìm xu hướng, và so sánh nó với các công ty khác trong ngành. Một tỷ lệ ROS sẽ tăng đối với các công ty có hoạt động đang ngày càng trở nên hiệu quả hơn, trong khi một tỷ lệ giảm có thể là dấu hiệu lờ mờ khó khăn về tài chính. Mặc dù, trong một số trường hợp, một tỷ lệ lợi nhuận thấp trên doanh thu bán hàng có thể được bù đắp bằng doanh thu bán hàng tăng lên.
Công thức:    ROS = EBIT / Doanh thu

Phân tích FL, ROE và ROA

ROE: Tỷ suất thu nhập trên vốn chủ sở hữu (còn gọi là suất sinh lời của vốn chủ sở hữu)
ROA: Tỷ suất thu nhập trên tài sản (suất sinh lời của tài sản)
FL (Financial Leverage): Đòn bẩy tài chính
công thức để lý giải như sau:
(1) ROE = Lãi ròng / Vốn chủ sở hữu
(2) ROA = Lãi ròng / Tổng tài sản
(3) FL = 1 + (Nợ phải trả / Vốn chủ sở hữu)
Từ 3 công thức trên sau biến đổi (chỉ đơn thuần là toán học và kế toán)
còn lại công thức tính ROE như thế này:
ROE = ROA x FL tức là: ROE = (Lãi ròng / Tổng tài sản) x (1 + (Nợ phải trả / Vốn chủ sở hữu))
Ví dụ:
Có 2 công ty cùng kinh doanh Karaoke + dịch vụ vui vẻ, gọi tắt là A và B
- Công ty A có nợ phải trả là 5 tỷ và vốn chủ sở hữu là 20 tỷ; Công ty B có nợ phải trả là 15 tỷ và vốn chủ sở hữu là 10 tỷ.
- Lãi ròng thu được trong năm là: 10 tỷ đồng (A, B có lãi như nhau)
- Tổng tài sản là 25 tỷ đồng (A, B có tổng tài sản đưa vào kinh doanh như nhau)
Như vậy: ROA = Lãi ròng / Tổng tài sản = 10 tỷ / 25 tỷ = 40%
Nói cách khác là cứ 10 đồng tài sản sử dụng cho kinh doanh thì sẽ thu được 4 đồng lãi/năm (A và B sử dụng tài sản để kinh doanh tốt như nhau).
Vậy thì mua cổ phiếu của thằng nào đây? Lại phải so sánh ROE thôi các bạn nhỉ !
ROE = Lãi ròng / Vốn chủ sở hữu
- ROE (A) = 10 tỷ / 20 tỷ = 50%
- ROE (B) = 10 tỷ / 10 tỷ = 100%
A lãi 50% vốn, B lãi 100% vốn (ấn tượng quá, hơn cả chơi chứng khoán).
Với kết quả trên thì B ngon hơn A, vì: ROE (B) > ROE (A) mà.
tiếp nhé:
Vì ROA của 2 thằng là như nhau nên ta có: (xtôi lại công thức tính FL và quan hệ của ROE với ROA & FL ở trên)
ROE (A) = ROA x FL (A) = 40% x (1 + (5/20)) = 50%
ROE (B) = ROA x FL (B) = 40% x (1 + (15/10)) = 100%
Đòn bẩy tài chính có ảnh hưởng lớn đến lãi; Vay nợ càng nhiều thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu càng cao
Thế nhưng các bạn nhớ cho:
1/. Trong trường hợp rủi ro công ty bị phá sản thì các chủ nợ sẽ được thu hồi vốn trước, các bạn là người bỏ vốn tham gia sở hữu công ty thì sẽ được chi trả sau cùng. Nếu đã bán hết tài sản mà cũng chỉ đủ trả nợ thì các bạn ... "móm".
2/. Trường hợp năm nay các chú dân quân ở phường kiểm tra dữ quá không làm ăn gì được, lãi ròng chỉ đủ trả lãi vay thì các bạn cũng ... "móm".
ROE và ROA mà cao thì càng tốt thôi nhưng thực ra các nước trên thế giới có nhiều kinh nghiệm cho rằng, hai thằng này cứ trên 20% là ngon rồi tất nhiên càng cáo càng tốt rồi. Nhưng có điều lãi cao tỉ thuận thuận phải rủi ro cao đấy các bạn phải lưu ý... nhưng cũng không sao tôi đã có cách trị thằng FL rồi; các bạn nhảy vào tìm thằng ROIC (ROI & ROTC là một) thì được ngay
Thực tế ROE và ROA trên 20% là có thể tạm chấp nhận và đầu tư được...nhưng các bạn phải quay ra tính thằng EPS (Lãi/số cổ phiếu) và PE (giá/cổ phiếu) cái. Các cụ nhiều kinh nghiệm cũng tuyên đoán PE tầm 20 là tạm ổn, đừng tham quá.
Ví dụ như sau: hoàn toàn có thể đối với thị trường Việt Nam.
Công ty X có vốn điều lệ là 20 tỷ (=2 triệu cổ phần với mệnh giá là 10.000 đồng/cổ phần).
Trong bản cáo bạch, công ty vẽ rất nhiều dự án và dự kiến năm tới sẽ đtôi lại tỷ suất lợi nhuận trên vốn điều lệ đến 60%. Dĩ nhiên để thực hiện các dự án tốt đẹp của mình, công ty không quên đưa ra lộ trình sẽ tăng vốn lên gấp đôi.
Chính vì tỷ suất lãi/vốn quá hấp dẫn (cộng với một số thông tin tốt khác) đã làm giá cổ phiếu của công ty tăng cao. Chỉ 3 tháng sau khi IPO, giá cổ phiếu của công ty X đã là 160.000 đồng/cổ phiếu.
Lúc này, công ty quyết định tăng vốn điều lệ lên gấp đôi với phương thức phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 1:1 với giá phát hành là 130.000 đồng/cổ phiếu (thấp hơn giá đang giao dịch 30.000 đồng).
Giả sử việc phát hành thành công, công ty sẽ có 40 tỷ vốn điều lệ (=4 triệu cổ phần với mệnh giá 10.000 đồng) và có 240 tỷ thặng dư vốn =(130.000-10.000) x 2 triệu CP mới phát hành thêm.
Nếu mang 240 tỷ gửi ngân hàng 1 năm với lãi suất 10% thì sẽ thu được 24 tỷ. Chỉ cần 24 tỷ này chia cho 4 triệu cổ phần thì sẽ có EPS là 6.000 đồng. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn điều lệ là 60% (24 tỷ lãi/40 tỷ vốn điều lệ) đúng như cáo bạch đã đưa ra.
Do công ty phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu với giá 130.000 nên thị trường chỉ chấp nhận giá giao dịch khoảng 135.000 đồng, khi đó PE khoảng 22 (=135.000/6.000). Hấp dẫn quá nhỉ.
À thế còn cổ đông sáng lập làm thế nào lấy lại vốn.
Bán bớt cổ phần với lý do chi tiêu cá nhân hoặc góp vốn vào công ty con (tất nhiên là bán dần dần thôi để còn giữ giá chứ).
Nếu bán từ từ với giá 130.000 đồng/CP thì chỉ cần bán khoảng 55% số cổ phiếu đang nắm giữ thì sẽ thu hồi đủ vốn (10 tỷ ban đầu + 130 tỷ mua cổ phiếu phát hành thêm, giả sử cổ đông sáng lập sở hữu 50% vốn điều lệ).
Khổ quá ai là người mất tiền? tôi, các bạn và nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ khác đấy. Tất nhiên đây chỉ là ví dụ giả định nhưng có khả năng xảy ra rất cao.
Phần 2 Phân tích ROI
Đến ROI – Return On Investment (hay còn gọi là ROIC và ROTC) định nghĩa đơn giản thì nó là một công cụ tài chính để tính hiệu quả đầu tư. ROI sử dụng để so sánh hiệu quả đầu từ khi lựa chọn đầu tư. Như đã đề cập ở trên, khi đầu tư chỉ nhìn vào chỉ số ROE, ROA và thấy ROE cao là ok thì mức độ nguy hiểm sẽ cao.
Trường hợp này chỉ phù hợp với những nhà đầu tư thích mạo hiểm, còn những nhà đầu tu chiến lược thì phải có phương sách khác. Thực ra, bảo nhà đầu tư chiến lược sợ mạo hiểm thì cũng không phải nhưng họ biết cách phân bổ tỉ lệ rủi ro để đầu tư có thể 50/50 hoặc 40/60… tôi cũng xin đề cập thêm, có hơi nhắc lại nhưng các bạn cũng phải chú ý; một số nhà đầu tư nhỏ lẻ người Việt, ít chịu học hỏi, rồi đổ vạ cho muôn vàn lý do khác nhau...lại “chơi” theo kiểu tâm lý… “nước lên thuyền cũng lên rồi ngược lại”, chắc các bạn hiểu tại sao tôi không dùng “đầu tư” mà lại dùng “chơi’… trên đời chỉ có chơi sổ số, tổ tôm, ba cây, bạc…..mấy ai dùng “chơi” chứng khoán; thế có bằng đầu tư chứng khoán vơ thành trò “đỏ đen” cả lượt.
Nên các bạn có đầu tư không nên chỉ đánh giá chỉ số ROE và ROA….mà phải đánh giá được thành ROI (ROIC & ROTC), EPS, PE, EBIT, NIEAT, NET-DEBT…. nhiều lắm còn riêng thằng FL hay còn gọi NFL (Net Finacial Leverage – Cơ chế đòn bẩy tài chính) tôi biết cách khống trị rồi. Chỉ qua mắt mấy nhà đầu tư với vẩn thôi…thằng này tôi tính ROI là đi luôn…đặc biệt phải chú ý khi ta đạt bút tính ra kết quả ROE và ROA, rồi tính đến ROI sẽ cho ta một kết quả thực. Nhưng khi thay đổi tỉ lệ Net Debt (순재무부채) và FL thì hai thằng ROE và ROA sẽ thay đổi, riêng thằng ROI giữ nguyên
Xin giải thích thêm, khi phân tích doanh nghiệp nhà đầu tư sẽ rất dễ gặp nguy hiểm nếu như chỉ nhìn vào ROE không vì doanh nghiệp cũng như các nhà kinh tế có thể đánh lừa nhà đầu tư khi nâng tỉ lệ nợ phải trả “Net Debt” lên cao== đương nhiên thằng ROE sẽ kéo lên cao rồi…chết thì chết ai…chết anh tôi chúng ta thôi.. khi công ty phá sản tôi xét trả nợ sẽ ưu tiên mấy ông đấy trước….còn anh tôi ta “móm” ….
Nên rút ra một điều; lợi nhuận càng cao tỉ lệ thuận với mức độ nguy hiểm. Tôi nói thế chỉ là cảnh báo thôi…chứ có ai thích lợi nhuận thấp đâu. Tôi có mấy cậu bạn nó chẳng biết quái gì về ROE, ROA, ROI, EPS, PE….là gì mà nó vẫn thu tiền tỉ cổ phiếu và đi BMW …. suốt ngày chỉ đọc bào, uống café ngồi đầy vỉa hè nghe ngóng thông tin….
Trong phần trước tôi đã trình bày cơ bản chỉ số ROI và chưa nhấn mạnh FL, tôi xin phân tích, lấy ví dụ cho các bạn đọc và tham khảo.
Chắc các bạn thấy FL là công cụ rất mạnh để doanh nghiệp có thể “múa rìu qua mắt” tôi, các bạn và các nhà đầu tư khác.
Ý nghĩa của thằng FL (Financial Leverage) hay còn gọi NFL (Net Financial Leverage) là:
1- Đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hiệu quả; hệ số sử dụng FL càng cao (Tức: Phần nợ> Vốn chủ sở hữu = Capital = Net Debt>Equity) thì càng làm tăng tỉ lệ sinh lời của vốn chủ sở hữu.
2- Ngược lại, khi doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, mọi rủi ro sẽ dồn hết cho những người chủ sở hữu vốn.
Các bạn nên chú ý điều này, ở trên tôi đã đề cập nhưng vẫn phải nhắc lại
1- Người cho vay sẽ thu được lãi vay định kì thưo tỉ lệ và thời gian ấn định trước. Phần chi phí cho lãi vay theo nguyên tắc kế toán sẽ được hạch toán vào chi phí hoạt động của DN trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Còn tôi, các bạn và các nhà bỏ vốn đầu tư khác, khi góp vốn vào công ty bằng mọi cách mua cổ phần thì chỉ được chia lãi từ phần lợi nhuận sau thuế và chưa biết là bao nhiêu.
2- Khi DN làm ăn thua lỗ dẫn tới phá sản, các chủ nợ được ưu tiên lấy lại tiền trước từ tài sản thanh lý, phần còn lại nếu mà còn mới tới lượt
Vậy chỉ tiêu nào có thể khắc phục được sự bóp méo ROE bàng FL ? thưa các bạn câu trả lời là có, đó là ROI (ROIC hoặc ROTC)…. Việt Nam mình gọi là lãi suất sinh lời từ tổng vốn đầu tư.
công thức tính như sau:
ROI = (Lãi ròng + Lãi vay sau thuế) / Tổng tài sản
Hoặc ROI = (Lãi ròng + Lãi vay x ( 1- Thuế suất)) / Tổng tài sản
Hoặc ROI = ((Lãi trước thuế + Lãi vay) x (1 – Thuế suất)) / Tổng tài sản
Trong đó phần EBIT (Lãi trước thuế + lãi vay) các bạn nên để ý một chút.
minh hoạ số liệu tính toán chỉ tiêu ROI
Khoản mục Tỷ đồng
Doanh thu thuần 500
Giá vốn hàng bán 380
Lãi gộp 120
Chi phí QL+BH (chưa tính lãi vay) 30
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế EBIT 90
Lãi vay (10% trên tổng nợ) I 12
Lợi nhuận trước thuế EBT 78
Thuế thu nhập doanh nghiệp (28%) T 22
Lãi ròng 56
Tổng tài sản 300
Tổng nợ 120
Vốn chủ sở hữu 180
Suất sinh lời của tài sản ROA 19%
Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu ROE 31%
Đòn bẩy tài chính FL 1.50
Suất sinh lời của tổng vốn đầu tư ROI 22%
Chú ý: Khi thay đổi cơ cấu nợ (đòn bẩy tài chính FL), 3 chỉ tiêu ROA, ROE và FL sẽ thay đổi còn ROI thì sao? không thay đổi gì hết. Nếu không tin, Các bạn cứ xem số liệu ở những chỗ tôi bôi màu đen nhé. Bảng dưới tôi đã cho thay đổi cơ cấu nợ/vốn so với bảng trên.
Khoản mục Tỷ đồng
Doanh thu thuần 500
Giá vốn hàng bán 380
Lãi gộp 120
Chi phí QL+BH (chưa tính lãi vay) 30
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế EBIT 90
Lãi vay (10% trên tổng nợ) I 20
Lợi nhuận trước thuế EBT 70
Thuế thu nhập doanh nghiệp (28%) T 20
Lãi ròng 50
Tổng tài sản 300
Tổng nợ 200
Vốn chủ sở hữu 100
Suất sinh lời của tài sản ROA 17%
Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu ROE 50%
Đòn bẩy tài chính FL 0.50
Suất sinh lời của tổng vốn đầu tư ROI 22%

Hệ số ROA và ROE là gì?

ROA là tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (Return on total assets)
ROA đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty.
Công thức:
ROA
=
Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường
Tổng tài sản
ROA cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượng vốn đầu tư (hay lượng tài sản). ROA đối với các công ty cổ phần có sự khác biệt rất lớn và phụ thuộc nhiều vào ngành kinh doanh. Đó là lý do tại sao khi sử dụng ROA để so sánh các công ty, tốt hơn hết là nên so sánh ROA của mỗi công ty qua các năm và so giữa các công ty tương đồng nhau.
Tài sản của một công ty được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu. Cả hai nguồn vốn này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của công ty. Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA. ROA càng cao thì càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn.
Ví dụ nếu công ty A có thu nhập ròng là 1 triệu USD, tổng tài sản là 5 triệu USD, khi đó ROA là 20%. Tuy nhiên nếu công ty B cũng có khoản thu nhập tương tự trên tổng tài sản là 10 triệu USD, ROA của B sẽ là 10%. Như vậy công ty A hiệu quả hơn trong việc biến đầu tư thành lợi nhuận.
Các nhà đầu tư cũng nên chú ý tới tỷ lệ lãi suất mà công ty phải trả cho các khoản vay nợ. Nếu một công ty không kiếm được nhiều hơn số tiền mà chi cho các hoạt động đầu tư, đó không phải là một dấu hiệu tốt. Ngược lại, nếu ROA mà tốt hơn chi phí vay thì có nghĩa là công ty đang bỏ túi một món hời.
ROE là tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (Return on common equyty)
ROE là tỷ số quan trọng nhất đối với các cổ đông, tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của cổ đông thường.
Công thức:
ROE
=
Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường
Vốn cổ phần thường
Chỉ số này là thước đo chính xác để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lời. Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của công ty nào.
Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Cho nên hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn.
Khi tính toán được tỷ lệ này, các nhà đầu tư có thể đánh giá ở các góc độ cụ thể như sau:
- ROE nhỏ hơn hoặc bằng lãi vay ngân hàng, vậy nếu công ty có khoản vay ngân hàng tương đương hoặc cao hơn vốn cổ đông, thì lợi nhuận tạo ra cũng chỉ để trả lãi vay ngân hàng.
- ROE cao hơn lãi vay ngân hàng thì phải đánh giá xem công ty đã vay ngân hàng và khai thác hết lợi thế cạnh tranh trên thị trường chưa để có thể đánh giá công ty này có thể tăng tỷ lệ ROE trong tương lai hay không.