Một
số nhà quan sát cho rằng, sự điều tiết của chúng phủ và thuế cao đã
khiến cho một phần ba tổng sản lượng là do nền kinh tế ngầm sản xuất.
Hầu hết các hoạt động ngầm đề xuất phát từ
động cơ mong muốn giảm thuế hoặc tránh sự kiểm soát hay trừng phạt của
chính phủ. Khi kẻ bán ma túy lờ những khoản tiền thu được do bán chất
marijuana không khai vào bản khai thuế, họ không chỉ nhằm giảm bớt mức
thuế phải nộp mà còn để che dấu các hoạt động bất hợp pháp. Trái lại khi
ai đó thuê trọn ngày một người bảo mẫu để chăm sóc con cái và không trả
thuế bảo hiểm xã hội, thì người đó làm như vậy chỉ để giảm thuế hay
tránh sự phiền toái phải khai các bản kê mà thôi, bởi vì bản thân những
hoạt động ấy là hoàn toàn hợp pháp.
Không phải tất cả các hoạt động ngầm đề
được tính đến một cách thích hợp trong GDP. Nói chung, các nhà kế toán
quốc gia đều loại trừ các hoạt động bất hợp pháp khỏi thước đo sản lượng
quốc dân – đó là do xã hội coi chúng là “điều xấu” chứ không phải “điều
tốt”. Khối lượng buôn bán cocaine tăng lên không được tính vào GDP hay
NEW. Tương tự, khi một nhà sưu tầm nghệ thuật bán bức tranh của Picasso ở
Zurich và không khai báo đó như một khoản lợi tức vốn, thì đó là vấn đề
về thu nhập chịu thuế thôi chứ không được tính vào GDP vì bức tranh ấy
đã được sáng tác hàng vài thập kỷ trước rồi.
Thế còn những hoạt động động ngầm hợp pháp thì sao?
Những
hoạt động của thợ mộc, bác sĩ, người trông trẻ và nông dân chẳng hạn,
họ sản xuất ra các hàng hóa và dịch vụ có giá trị nhưng không khai báo
thu nhập của họ cho chính phủ. Có lẽ ước tính đáng tin cậy nhất là của
Tổng cục thuế, cơ quan tiến hành kiểm toán rất chặt chẽ đối với cá nhân.
Dựa trên việc rà soát lại này Tổng cục thuế đã ước tính rằng, có từ 4
đến 8% thu nhập đã không được khai báo trong thời kỳ giữa những năm
1970.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét