Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

Kỳ vọng và Định luật Say 'cung tạo ra cầu của chính nó' (supply creates its own demand)

Nhà kinh tế học người Pháp J. B. Say đã thừa nhận vào đầu thế kỷ 19 rằng cung tạo ra cầu của chính nó – một tuyên bố chính thức được biết đến với tên gọi định luật Say.

Say tự mình đã diễn tả ý tưởng theo cách như thế này :”[A] product is no sooner created, than it, from that instant, affords a market for other products to the full extent of its own value ” [Jean -  Baptiste Say, A Treatise on Political Economy, trans. C. R. Prinsep,ed. Clement C. Biddle (Philadelphia: Lippincott, Grambo&Co.,1855 {1803}): bk. I, chap. XV ,para. 8]. Mặc dù ý tưởng này đã được phát triển bởi các nhà kinh tế học cổ điển khác (bao gồm James Mill, David Ricardo và John Stuart Mill), thành ngữ thực tế  “cung tạo ra cầu của chính nó” (supply creates its own demand), bây giờ được biết đến như  Định luật Say, đã được đút kết sau đó – có lẽ cho đến năm 1936 bởi John Maynard Keynes, người đã tấn công ý tưởng này. Xem Keynes , The General Theory of Employment, Interest, and Money (New York: Harcourt Brace Jovanovich, 1964 [1936]), 18, 25.

Vì sản xuất tạo ra thu nhập bằng với giá trị đầy đủ của sản phẩm được bán ra, tổng thu nhập sẽ luôn luôn đủ để mua tất cả sản lượng được sản xuất. Không may là kỳ vọng tiêu cực đôi lúc xâm nhập vào vòng chu chuyển hạnh phúc của sản xuất và tiêu dùng này. Nếu các cá nhân dự kiến thời kỳ khó khăn sắp xảy ra ngay ở phía trước , họ có thể kìm lại các khoản chi tiêu của họ, bao gồm cả tiêu dùng và đầu tư, do vậy tạo ra một hố cách giữa GDP tiềm năng (cung khả thi – feasible supply) và GDP thực tế (cầu hữu hiệu – effective demand).

Kết quả là một vòng xoắn trôn ốc hướng xuống hiện rõ: vì lo lắng, người tiêu dùng quyết định tiết kiệm nhiều hơn và tiêu dùng ít đi, các hãng sa thải công nhân và giảm đầu tư mới vì họ không thể sản xuất ra những hàng hóa và dịch vụ mà họ không thể bán được; gia tăng thất nghiệp và giảm thu nhập, từ đó làm cắt giảm cầu nhiều hơn và do vậy tiếp tục làm nhấn sâu hơn vòng xoắn hướng xuống. Dù năng lực sản xuất vẫn tồn tại, sản lượng giảm vì các nguồn lực sản xuất – cả con người và máy móc thiết bị - bị rơi vào tình trạng hoạt động cầm chừng để đối phó với sự suy sụp của phía cầu. Keynes thích gọi hiện tượng này là “nghịch lý của sự nghèo đói trong sự dư thừa” (paradox of poverty in the midst of plenty).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét