Thứ Ba, 28 tháng 8, 2012

Gừng + dấm = Tác dụng chữa bệnh thần kỳ



Gừng ngâm dấm sẽ là bài thuốc cực hay, tốt cho sức khoẻ của bạn, giúp giảm đau dạ dày, giảm cân, ngăn rụng tóc, chữa cảm lạnh, tăng sức đề kháng, hỗ trợ điều trị viêm khớp…

Đầu tiên bạn hãy chọn những củ gừng ta còn tươi, về rửa sạch đất bùn, sau đó cắt lát mỏng, đều. Phải là gừng tươi mới có tác dụng chữa bệnh, giúp tăng tuần hoàn máu, tăng cường tiêu hoá.
Xếp gừng vào chai thuỷ tinh, đổ dấm gạo vào. Lưu ý chai thuỷ tinh phải sạch, khô, không mùi… Bạn có thể bảo quản dấm gừng ở nơi thoáng mát hoặc ngăn mát tủ lạnh. Sang tuần sau, vào mỗi buổi sáng hãy ăn 2-4 lát gừng tươi, có tác dụng ổn định huyết áp, hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp.
Ăn gừng ngâm dấm hay một thìa con nước dấm còn có tác dụng tiêu mỡ, đốt sạch chất béo, lọc và đào thải chất cặn bã ra ngoài cơ thể. Ngoài ra, còn tốt cho gan, ngăn triệu chứng rụng tóc, nhất là khi thời tiết đang giao mùa.
Đặc biệt, với đấng mày râu, gừng ngâm dấm còn là liều thuốc tự nhiên tăng cường thể lực, tráng dương…
Mỗi đêm trước khi đi ngủ, cho vài lát gừng, vài thìa dấm vào chậu nước ấm, sau đó ngâm đôi bàn chân vào chừng 30 phút cho đến khi nước nguội hẳn. Thực hiện liên tục trong khoảng tháng rưỡi, làn da của bạn được cải thiện, chứng mất ngủ cũng không còn.
Theo Hàn Giang
Dân Việt

Thứ Năm, 23 tháng 8, 2012

TỰ SỰ



-   Nguyễn Quang Hưng - 
 
Dù đục, dù trong con sông vẫn chảy
Dù cao, dù thấp cây lá vẫn xanh
Dù người trần tục hay những kẻ tu hành
Cũng phải sống từ những điều rất nhỏ.
 

Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó
Sao ta không tròn ngay tự trong tâm?
Đất ấp ôm cho những hạt nảy mầm
Nhưng chồi tự vươn mình tìm ánh sáng.
 

Nếu tất cả đường đời đều trơn láng
Thì chắc gì ta đã nhận được ra ta ?
Ai trong đời cũng có thể tiến xa
Nếu có khả năng tự mình đứng dậy
Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy
Đâu chỉ để dành cho một riêng ai !

Thứ Ba, 21 tháng 8, 2012

Điều đặc biệt của những nhóm người thuận tay trái



Đôi khi thấy ai đó sử dụng tay trái, chúng ta đột nhiên reo to: “Ồ, bạn thuận tay trái à?”. Thật ra số người thuận tay trái không phải là ít, nhưng do số người thuận tay phải quá nhiều nên chúng ta mới cảm thấy việc thuận tay trái là điều lạ lẫm. Trong bài viết này, GenK xin giới thiệu tới bạn đọc một số thông tin về những người thuận tay trái. Hy vọng rằng, các bạn sẽ có cách nhìn mới mẻ và thú vị về những người thuận tay trái sau khi tham khảo xong bài viết này.

Trên thế giới, số người thuận tay trái chiếm 10 -12% dân số thế giới, đây cũng không phải là một con số quá nhỏ. Nữ giới thuận tay trái nhiều hơn nam giới thuận tay trái.
  
Tổ chức Tay Trái thế giới chọn ngày 13 tháng 8 là Ngày quốc tế người thuận tay trái.

Ngày 13-8 được xem là ngày kỉ niệm của những người thuận tay trái. Bắt đầu từ năm 1992, ngày này hàng năm lại có nhiều sự kiện được tổ chức để những người thuận tay trái có điều kiện được găp gỡ và chia sẻ những kinh nghiệm khi sử dụng tay trái. Những người thuận tay phải cũng được khuyến khích tham gia vào các sự kiện này để mọi người đều có nhiều cơ hội hơn được chia sẻ với người khác.

Vào những thời điểm khác nhau trong lịch sử, người thuận tay trái bị gọi với  nhiều cái tên khá tiêu cực là đứa con của quỷ, hay dấu hiệu của sự chống đối và tội ác. Nhiều lời đồn đại còn cho rằng người thuận tay trái có nguy cơ nghiện ngập rất cao, bị mắc chứng tâm thần phân liệt, phạm pháp và mắc chứng khó đọc. Tuy nhiên, những người thuận tay trái cũng dược xem là có khả năng sáng tạo cao và tài năng thiên bẩm về âm nhạc.
 
"Có thể tôi thuận tay trái nhưng tôi luôn luôn đúng."
  
Nhiều học giả ghi lại rằng nhóm những người thuận tay trái là nhóm người được công nhận muộn nhất so với các nhóm khác. Bởi lẽ, những người này sống xa nhau và không có biểu hiện chung nào dễ nhận biết.  Thêm nữa, những người thuận tay trái thường bị xã hội phân biệt đối xử. Những phong tục văn hóa truyền thống nhiều khi cũng xem người thuận tay trái là “xấu xa” hay “thấp kém”. Thậm chí, nhiều người còn tin rằng những người thuận tay trái trung bình chết sớm hơn chín năm so với những người thuận tay phải.

Từ trái trong tiếng Anh “left” là bắt nguồn từ chữ “lyft” – nghĩa là “yếu đuối”, hay “tan vỡ” trong tiếng Anglo –Saxon. Các cụm từ trong tiếng anh khi có kèm từ “tay trái” còn mang ý nghĩa châm biếm, mỉa mai. Ví dụ như cụm “lời khen tay trái” – “left-handed complement” thật ra lại là lời sỉ nhục hay cụm “hôn nhân tay trái” – “left-handed marriage” lại mang ý mỉa mai những mối quan hệ bất chính giữa hai người khác giới. Phía bên trái còn được xem là phía của nữ giới, yếu thế và thấp kém hơn so với bên phải của nam giới.

Nhiều người thuận tay trái đó là do khi mang thai hay thai nghén, người mẹ gặp phải một chấn thương nào đó về mặt tinh thần.

Số người thuận tay trái có chỉ số IQ cao hơn 140 nhiều hơn so với những người thuận tay phải. Một số người thuận tay trái khá nổi tiếng như nhà bác học nổi tiếng Albert Einstein,”cha đẻ của lực vạn vật hấp dẫn” Isaac Newton, nhà tự nhiên học người Anh Charles Darwin, chính trị gia người Mỹ Benjamin Franklin.

Nữ giới trên 40 tuổi mới đẻ con thì khả năng đẻ con thuận tay trái cao hơn 128% so với nữ giới sinh con ở tuổi 20.

Nhiều tác phẩm nghệ thuật miêu tả quỷ dữ thuận tay trái.

Triết gia người Do Thái thời trung cổ đã liệt kê một trăm đặc điểm mà một linh mục Do Thái không được phép có, thuận tay trái là một trong số 100 đặc điểm đó.

Khoảng 90% dân số loài người là thuận tay phải. Trong khi đó, chuột và mèo lại có xu hướng sử dụng chân trái và phải ngang như nhau.

Theo nhiều người, khi ngứa tay trái là bạn sắp bị mất tiền, còn khi ngứa tay phải là bạn sắp được nhận tiền.

Nhiều chuyên gia cho rằng lượng testosterone tăng cao trong tử cung của người mẹ có thể làm tăng cao khả năng con sinh ra thuận tay trái. Điều này cũng lý giải nguyên nhân vì sao những người thuận tay trái lại bị rối loạn hệ thống miễn dịch vì testosterone có liên quan tới hiện tượng rối loạn hệ thống miễn dịch.

Những người thuận tay trái có năng khiếu về không gian, toán học và kiến trúc. Trong khi đó, những người thuận tay phải lại có năng khiếu nhiều hơn về khía cạnh ngôn ngữ, lời nói.

Thuận tay trái cũng có thể là theo gen của gia đình. Những người thuận tay trái trong Hoàng gia Anh là Nữ hoàng Elizabeth, Nữ hoàng Elizabeth II, thái tử Charles, hoàng tử William.

Nhiều bệnh nhân bị rối loạn tự kỷ (một dạng rối loạn thần kinh phát triển lan tỏa nằm trong chứng bệnh Tự kỷ) thuận tay trái.

Nhiều người thuận tay trái cũng mắc chứng khó đọc và nói lắp. Không chỉ vậy, người thuận tay trái còn bị dị ứng nhiều hơn so với những người thuận tay phải.

Bài viết đã giới thiệu tới bạn đọc một số thông tin thú vị xung quanh sự thuận tay trái. Chính nhẫn đính hôn cũng được đeo trên tay trái, bởi lẽ bàn tay trái gần với trái tim hơn so với tay phải. Dù bạn có thuận tay nào thì tay trái cũng là một bộ phận quan trọng trên cơ thể. Chúc các bạn đọc sẽ luôn sử dụng đôi bàn tay của mình vào những việc có ích.

 Tham khảo: randomhistory

Bát hương – “căn nhà vô hình” của gia tiên trong mỗi gia đình.



(Lifetv.vn) Trong quan niệm của người phương Đông thì bát hương trên bàn thờ là vật thiêng liêng dành cho việc thờ cúng trong mỗi gia đình. Ban thờ là nơi con cháu hướng về Phật pháp, các vị thần linh và tổ tiên để cầu mong sự an khang thịnh vượng cũng như tỏ lòng hiếu thuận. Mỗi khi thành kính thắp một nén hương lên ban thờ là gia chủ đang gửi những nguyện cầu vào cõi tâm linh và khi thần linh, gia tiên trở về chứng giám thì bát hương giống như căn nhà vô hình để họ ngự trị. 

Việc cầu cúng quan trọng nhất ở cái Tâm
Nhiều gia đình thời hiện đại cho rằng bát hương chỉ là nơi cắm hương vào sau mỗi lần khấn vái, quan trọng nhất là phải có tấm lòng hướng đến các bậc thần linh và gia tiên tiền bối. Tuy nhiên theo quan niệm của cổ nhân, việc chăm sóc bát hương trên bàn thờ đúng cách sẽ tăng thêm sự “ độ chứng” của gia tiên với gia chủ.
Người xưa quan niệm rằng bát hương là vật linh tiếng nhất trên bàn thờ của mỗi gia đình, là biểu hiện của cõi tâm linh. Mỗi khi gia chủ thắp một nén hương thơm rồi cung kính cắm lên bát hương, cũng là lúc sợi dây vô hình giữa cõi tâm linh và cõi dương được thiết lập. Thần linh, gia tiên tiền tổ sẽ về ngự trị trên mỗi bát hương. Vì thế nếu bát hương uế tạp hoặc có những sự không hợp lẽ, sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến gia chủ.
Theo cổ nhân, việc thờ cúng có thể chia làm 3 cấp bậc. Quan trọng nhất là thờ Phật để cầu mong sự bình an thanh thản đến với gia chủ, giải thoát tai ương hướng về cõi Niết bàn. Tiếp đó là thờ Thần, gồm nhiều vị như thờ thổ công, long mạch, thần tài, thần lộc, tiền chủ hậu chủ, cầu giúp gia đình ăn ở yên ổn. Sau cùng là thờ gia tiên tiền tổ là những người đã khuất trong dòng họ nhà mình, mong được tiền nhân phù hộ, độ trì trên mọi bước đường của cuộc sống. Như thế để trọn vẹn việc thờ phụng, gia chủ phải có ít nhất hai ban thờ. Ban thờ Phật có một bát hương. Ban thờ còn lại có thể thờ chung Thần và gia tiên nhưng lại phải có 3 bát hương. Bởi vì ngoài thần linh và gia tiên thì bắt buộc phải có bát hương thờ riêng Bà cô Tổ, là người đại diện giữa Thần linh và gia tiên của mỗi gia đình.




Nhưng cổ nhân cũng cho rằng các “ thế lực ở cõi tâm linh” đều là những bậc sáng suốt công bằng vô tư, không biết ăn hối lộ của vật chất thế gian do người trần dâng cúng. Như quan niệm của nhà Phật về luật Nhân Quả là luật thiêng liêng của Trời Đất: Sự giàu có, thăng tiến không phải là do van xin, mà là do phúc đức từ kiếp trước, do tu dưỡng hiện thân; việc thờ cúng, cầu khấn chỉ có tác dụng phù trợ, thúc đẩy thêm cốt nhất ở tâm thành. Còn nếu kiếp trước gây nhiều việc ác, kiếp này làm làm nhiều việc xấu, tâm địa ác độc thì dù có lạy cầu siêng năng đến đâu cũng đừng mong cõi tâm linh độ chứng.
Đặt bát hương thế nào cho đúng cách?
Đặt bát hương trên bàn thờ phải tuân theo một nguyên tắc nhất định, bất di bất dịch. Cổ nhân cho rằng, bát hương phải có sự phân chia riêng cấp bậc: Bậc cao nhất là Phật tổ, thấp hơn một chút là các vị Thần linh và cuối cùng là gia tiên tiền tổ.

Trong phong tục thờ cúng, thông dụng nhất thì ban thờ Phật có riêng một bát hương. Bát hương này khồn cần to hơn nhưng bắt buộc phải cao hơn các bát hương khác. Trên bàn thờ thần linh thường có 3 bát hương, khi đứng ở vị trí cúng lễ nhìn lên bát hương dành cho Bà cô Tổ ở bên trái, thần linh chúa đất ở chính giữa và gia tiên nằm bên phải. Nhiều quan niệm cho rằng trong 3 bát hương này thì bát hương dành cho Thần linh bao giờ cũng to hơn và đặt cao hơn một chút so với 2 bát hương còn lại.

Phong tục bốc bát hương
Theo quan niệm cổ nhân, chỉ những bậc tu hành như nhà sư hoặc những người tu tại gia mới có đủ sự thanh tịnh để bốc bát hương. Họ cũng là người có thể đọc kinh, niệm phật, chú nguyện để thỉnh thần linh và gia tiên của gia chủ về an nhập nơi bát hương.
Bát hương là vật vô tri, cho dù làm bằng sứ hay bằng đồng, chỉ sau khi được các nhà sư thực hiện thủ tục “Bốc bát hương” thì mới có tác dụng làm vật linh thiêng trên bàn thờ khi cúng lễ. Người xưa quy định cách thức bốc bát hương như sau:
-          Đầu tiên khi mua một bát hương về thì phải rửa qua nước muối, rượu gừng có pha chút nước hoa hay thả vào mấy cánh hoa hồng. Nước đã rửa bát hương phải đổ ra trước sân hay vẩy xung quanh nhà, không được đổ xuống cống.
-          Lót ở đáy bát hương một mảnh giấy trang kim vàng vừa để lót sạch sẽ lại vừa phòng các đồ yểm trong bát không bị cháy.
-          Đồ yểm trong bát hương được gọi là “cốt” của bát hương, thường tượng trưng cho nhiều thứ báu vật như vàng, bạc, ngọc, mã não, san hô, tiền,
-          Phần tro trong bát hương dùng để cắm hương là tro rơm nếp hoặc vỏ trấu. Hiện nay, loại tro này thường bán ở các cửa hàng vàng mã. Cổ nhân cho rằng, dùng tro bằng vỏ trấu rất tốt vì nó tượng trưng cho “hạt ngọc” của trời, thanh sạch và cao quý.
-          Ở công đoạn cuối cùng, các nhà sư sẽ đọc kinh hay chú Mật Tông của nhà Phật để đặt yên vị bát hương. Khi đọc kinh lần đầu, người bốc bát hương cắm cây chữ Thọ bằng đồng để thắp hương vòng. Lúc đặt bát hương cần phải căn chỉnh chính xác, ngay ngắn sao cho mặt nguyệt nằm trên trục vuông góc với bàn thờ và các bát hương cần ở vị trí chính giữa so với 2 cạnh bên bàn thờ.
Người xưa cho rằng, chỉ khi hoàn thành các công đoạn này thì bát hương mới chính thức được đưa vào sử dụng làm vật thờ cúng và mới có đủ “ linh ứng” để thần linh, gia tiên về độ chứng.

Một số quan niêm về “ Căn nhà gia tiên”
Khi bát hương đã bốc xong, gia chủ phải dọn dẹp bàn thờ sạch sẽ, không nên để uế tạp. Trong cả một năm tiến hành việc cũng lễ với nhiều ngày giỗ chạp,kỵ nhật, gia chủ phải cần thiết dọn dẹp sạch sẽ, sắp xếp để ban thờ luôn gọn gang. Tuyệt đối không được xê dịch bát hương, bài vị đã được yên vị từ trước. Bởi người xưa quan niệm rằng nếu dịch chuyển bát hương, thần linh, gia tiên sẽ bị kinh động, không tốt cho gia chủ.
Khi trong bát hương, chân hương đã quá nhiều thì cũng cần được lọc bớt, việc này thường được tiến hành vào dịp cuối năm nhưng tuyệt đối không được rút hết chân hương. Người xưa cho rằng cần phải lọc lại ở mỗi bát hương 12 chân hương. Tiếp đó, gia chủ cắm trở lại bát hương 3 chân hương một lượt, chia làm 4 đợt. Cắm 3 chân hương lượt đầu tiên, gia chủ khấn “ Niên niên thị hảo niên” – cả năm đều gặp việc tốt. Đợt cắm tiếp theo khấn “ Nguyệt nguyệt thị hảo nguyệt” – mỗi tháng đều gặp việc tốt. Tiếp đó khấn “ Nhật nhật thị hảo nhật” – mỗi ngày đều gặp việc tốt. Đợt cắm cuối cùng khấn “ Thời thời thị hảo thời” – giờ phút nào cũng tốt. Cứ thế lặp lại công việc này ở mỗi bát hương. Số chân hương loại ra sau đó phải được hóa chứ không được vứt đi.
Mỗi khi cúng lễ, gia chủ cần mở rộng cửa, đầu tiên là phải thắp đèn giống như việc báo trước. Tiếp đó bày lễ vật, rót nước, rót rượu rồi mới thắp hương lên bát hương. Cổ nhân cũng quy định rằng khi thắp phải để hương cháy đê rồi phấy nhẹ cho tắt lửa chứ tuyệt đối không dùng miệng để thổi. Khi cắm hương vào bát phải ngay ngắn không để xiêu vẹo. Như thế mới có tác dụng thỉnh cầu.
Nhiều trường hợp bát hương tự nhiên bốc cháy, người xưa cho rằng đều là có điềm báo. Nếu châm hương ủ lửa âm ỉ từ trong rồi cháy ra xung quanh thì gọi là “điềm âm”, thường liên quan đến mồ mả, thờ cúng. Nếu bát hương cháy từ trên xuống, lửa bốc to thì gọi là “ điềm dương”, có liên quan đến nhà cửa, cuộc sống hàng ngày của gia chủ. Khi có hiện tượng cháy bát hương cần đề phòng hỏa hoạn.
Khi phong tục tập quán cúng lễ vẫn luôn là một nét đẹp trong văn hóa phương Đông, thể hiện sự uống nước nhớ nguồn, thành kính với các bậc tiền nhân thì tục bốc bát hương cũng trở thành nhu cầu thiết yếu của nhiều gia đình trong việc lập ban thờ. Thế nhưng lợi dụng lòng kính ngưỡng của gia chủ, không ít đối tượng hành nghề mê tín dị đoan chớp thời cơ để kiếm tiền bất chính, vẽ ra đủ thứ lễ lạt, bùa chú cần phải có để yểm bát hương, thực chất là việc moi tiền từ hầu bao của gia chủ. Một lần nữa cần phải khẳng định, theo quan niệm của cổ nhân, chỉ những nhà tu hành ở các chùa chiền, đại diện cho Phật pháp mới có đủ đạo hạnh, phẩm chất, sự thanh tịnh để bốc bát hương. Với những tài liệu sưu tầm này, chúng tôi hi vọng rằng, các bạn sẽ rút ra kinh nghiệm cho bản thân để việc cúng lễ thần linh và gia tiên vừa đúng phong tục lại hợp lẽ thường.


Lifetv.vn

Sắp xếp ban thờ để may mắn theo quan niệm người xưa

Trong quan niệm của người Việt, ban thờ trong mỗi gia đình - nơi thờ cúng gia tiên, tưởng nhớ tổ tiên là nơi trang nghiêm, tôn kính nhất. Thế nhưng phong tục tốt đẹp từ ngàn đời này có những nguyên tắc sắp xếp, trang hoàng riêng mà không phải ai cũng biết.
Nơi thờ cúng ảnh hưởng đến gia vận?

Người xưa có câu “ẩm thủy đương tư tuyền nguyên đầu, thực mễ đang tư nông canh khổ, hữu tiền đang tư vô tiền thời, kiện khang đang tư phụ mẫu ân”, dịch nghĩa “khi uống nước thì phải nhớ đầu nguồn suối, ăn cơm phải nhớ lúc cày cấy vất vả, giàu có phải nhớ lúc nghèo khổ, khỏe mạnh phải nhớ đến ân của cha mẹ”.

Người ta sinh ra có được sinh mệnh, được sống đến ngày nay là nhờ vào tổ tiên. Tổ tiên giống như gốc cây đại thụ nuôi dưỡng để cành lá khỏe mạnh xanh tươi, tượng trưng cho con cháu phát triển. Vì vậy, nếu không có tổ tiên duy trì nòi giống truyền từ đời này sang đời khác thì cũng không có con cháu ngày nay. Tục thờ cúng tổ tiên chính là sự ghi nhớ công ơn và là cách để chăm chút cho cái gốc của mình, gốc có tốt thì cây mới phát triển ra hoa kết trái. Người ta thường nói, tổ tiên phù hộ độ trì cho con cháu là như vậy.

Ngoài ra, trong lịch sử tín ngưỡng người Việt thờ cúng thần linh đã có từ lâu đời, do cuộc sống dựa chủ yếu vào tự nhiên nên người xưa lập đàn kính tế quỷ thần, mong giảm bớt thiên tai đem đến phúc lộc. Dễ dàng nhận thấy ngoài các ngôi đền lớn nhỏ ở khắp các địa phương thì ngày nay trong nhiều gia đình vẫn có bát hương thờ thần phật để tiêu tai nạp phúc, sự nghiệp thuận lợi, hưng vượng nhân đinh, là nơi gửi gắm niềm tin của cả gia đình.

Thần phật được thờ trong nhà giống như người khách quý nên người ta thường đặt ban thờ thần phật ở sảnh giữa nhà, áp lưng vào tường vững chắc hoặc để chung với bàn thờ gia tiên. Cho dù đặt riêng hay đặt chung với bàn thờ gia tiên thì cũng đều có những nguyên tắc cần tuân thủ: Gia tiên là chủ nhân, thần minh là khách quý, có thể chấp nhận có chủ nhân nhưng không có khách, không được có khách mà không có chủ. Nếu vừa có chủ vừa có khách cùng chung một bàn thờ là lý tưởng nhất.

Nhưng cũng không phải tùy tiện thích đặt thế nào thì đặt vì vậy, người xưa cho rằng chỉ cần nhìn vào nơi thờ cúng của gia đình cũng có thể biết gia chủ có tâm hay không. Cái tâm ở đây không được đo bằng mâm cao cỗ đầy, vàng mã bao nhiêu mà là ở vị trí đặt bàn thờ, cách sắp xếp bàn thờ ra sao cho phù hợp, trang nghiêm và sạch sẽ.

Quan niệm phong thủy thì cho rằng bàn thờ là nơi linh khí quy tụ, là chỗ để người trên dương thế liên hệ với người đã khuất, người chết thì thành thần, thần lại là trung gian giữa trời với người. Từ đó có thể thấy, khí trường của ban thờ ảnh hưởng rất lớn đến người trong nhà. Ban thờ sắp đặt đúng cách không chỉ khiến người đã khuất an định mà ở lại coi sóc phù hộ gia đình, nên ban thờ cũng có những quy tắc nhất định.

Sắp đặt ban thờ theo quan niệm phong thủy

Ban thờ nên quay ra cửa chính, không nên ngược với hướng nhà có thể gây âm dương tương phản, dễ gây bất trắc, nô bộc phản bội hoặc con cái không hiếu thuận, tài vận và gia vận bị ảnh hưởng. Ban thờ thần phật thì nên đặt ở hướng chính hoặc quay bên trái, bên phải. Ban thờ gia tiên tốt nhất nên đặt ở tầng một, gian chính giữa nhà, quay ra cửa lớn để khi vừa mở cửa vào đã nhìn thấy gia tiên, tiện bề chăm sóc.

Số lượng thần phật phải là số dương, do thần phật thuộc dương vì vậy phải dùng số lẻ, không nên thờ cùng lúc quá nhiều thần phật, hoặc thờ cùng lúc hai thần xung khắc nhau có thể gây loạn linh khí khiến người trong nhà tinh thần bất an, dễ gặp tai họa. Nếu có đặt tượng thần phật mà tượng ấy lại bị nứt thì nên nhanh chóng thay mới do tà khí có thể xâm nhập vào.

Ban thờ có thờ chung thần phật và bài vị tổ tiên thì thần phật đặt ở bên trái, tổ tiên đặt ở bên phải, nếu đặt ngược lại sẽ gây âm thịnh dương suy không tốt cho phong thủy, trong nhà dễ gặp thị phi kiện tụng, bệnh tật không dứt. Thông thường người ta đặt nơi thờ cúng tổ tiên trước rồi mới đến thần phật.

Tổ tiên được coi là chủ, thần phật được coi là khách quý, nếu mời thần phật trước rồi mới mời tổ tiên người xưa cho rằng như vậy khiến tổ tiên nhà mình không dám vào cửa. Bài vị tổ tiên cũng không được đặt cao hơn của thần phật. Ban thờ phải có chỗ dựa lưng, tức kê sát vách tường để linh khí được hội tụ không bị tản mát

Bát hương thờ tổ tiên nên có tay cầm, bát hương thờ thần không nên có tay cầm. Vật liệu bát hương tốt nhất là dùng bằng sứ, sau đó đến đồng, không nên dùng đá hoa cương.

Bóng đèn phía trước không nên xung với ban thờ, không nên dùng đèn chiếu. Ban thờ cũng không đặt ở vị trí dưới xà nhà, nếu không có vị trí tốt hơn thì phải làm trần, ngoài ra bên trên không được có máy móc như máy điều hòa, máy hút mùi, loa đài.

Số lượng thờ thần phật nhiều nhất là 3, không nên quá nhiều dễ gây bất an. Bát hương nên dùng hình tròn không có chân đế, chất liệu bằng sứ là tốt nhất. Bát hương thông thường không nên quá đầy tro, ngày 15 âm hàng tháng có thể rút bớt chân hương cho sạch sẽ.

Bát hương thờ thần phật nên cao hơn bát hương thờ tổ tiên, khi cắm hương thì nén hương nên cao hơn mắt người. Khi đốt hương chỉ nên đốt một que, nếu có điều cần khấn nguyện thì đốt ba que, không nên đốt nhiều hơn dễ khiến tà linh theo vào nhà. Vật phẩm thờ cúng cũng cần chú ý một số điểm sau: Thờ phật và quan âm chỉ được dùng đồ chay do nhà phật không ăn đồ tanh; thờ thần chủ yếu dùng hoa quả và phải là số lẻ 1, 3, 5, nếu cúng tổ tiên thì số lượng là hai chữ số.

Những điều cấm kị khi sắp xếp ban thờ

Người xưa quan niệm có rất nhiều cấm kị tại vị trí đặt ban thờ: Không được dựa vào trụ nhà, không được có cửa sổ bên cạnh (do không thể tụ được khí). Ban thờ cũng không được áp lưng vào nhà bếp vì có thể khiến chủ nhân dễ bị kích động, tính tình thất thường, nóng nảy, có bệnh về cột sống.

Phía sau ban thờ đặc biệt không được có nhà vệ sinh, nhà tắm do có âm khí và xú khí nặng, theo phong thủy dễ khiến “chư thần thoái vị”, chủ nhà dễ bị trúng phong, gặp ác mộng, đau lưng. Sau bàn thờ cũng không được có thang máy, cầu thang, nếu không chủ nhân dễ bị tán tài, thương tật ở lưng.

Bàn thờ không được đối diện với lò, bếp, nhà vệ sinh, kể cả hướng lệch sang bên cũng không tốt. Nếu không còn vị trí nào khác để đặt ban thờ thì nên lấy bình phong che lại. Phòng thờ không nên đặt ở nền đất vốn trước đây là nhà bếp, nhà vệ sinh do chất đất không tốt. Trên ban thờ kị đặt các vật linh tinh, dao kéo, thuốc men, không được dùng tủ thờ làm nơi cất giữ đồ đạc hoặc bể cá, vô tuyến, loa đài.

Vật liệu làm bàn thờ nên sử dụng gỗ long não, đàn hương và nên điêu khắc thủ công là tốt nhất do các loại gỗ này tránh mối mọt, có thể sử dụng từ đời này sang đời khác.

Trên bàn thờ không nên đặt chậu cây cảnh mà chủ yếu dùng hoa tươi để thờ phụng, không nên dùng hoa nhựa. Chủ nhà thường xuyên vệ sinh khu vực xung quanh, nên thắp hương vào sáng và tối. Người xưa quan niệm rằng nếu khói hương bay thẳng lên là tốt, nếu cuốn thành vòng tròn hoặc tản mát là có “ngoại linh đang tranh cướp”. Nếu bát hương bàn thờ thần tự nhiên bốc cháy là may mắn, nếu bát hương thờ tổ tiên cháy là điềm báo hung.

Nếu ban thờ của nhà có thờ cả họ nội và họ ngoại thì họ nội đặt bên trái, họ ngoại đặt bên phải, nhưng phải dùng vạch sơn màu đỏ phân chia rõ ràng hoặc dùng tấm vách ngăn sơn đỏ để tránh tranh chấp nhau.

Ban thờ không nên treo trên không, không có chỗ dựa lưng hoặc trên đường đi. Sở dĩ có quan niệm này vì người xưa cho rằng ban thờ là nơi cần được hội tụ linh khí, khí trường bàn thờ sung mãn có thể khiến toàn gia đình được an lành hạnh phúc. Nếu ban thờ treo trên không, không có chỗ dựa lưng hoặc ở nơi đi lại dễ khiến người trong nhà bất an, gia vận trồi sụt khó đoán.

Ban thờ không được xung với đường đi: Ban thờ bị đường đi đâm thẳng vào dễ gây bất an tổn hại đến cung tài lộc, nhân đinh của gia đình, dễ gây tai nạn ngoài ý muốn hoặc bệnh tật tấn công.

Ban thờ ngược với hướng nhà dễ khiến người trong nhà bất hòa, dễ gặp bất trắc bệnh tật. Nếu đặt ở vị trí quay sang trái hoặc sang phải nhà thì chủ nhân dễ có tâm sự phiền muộn khó nói ra. Nếu ban thờ đối diện với nhà vệ sinh thì người trong nhà gặp nhiều bệnh tật đau đớn.

Nếu ban thờ đối diện với nhà bếp dễ khiến nguời trong nhà hay tranh cãi những việc nhỏ, tính tình nóng nảy. Nếu phía trên ban thờ có xà nhà có thể khiến chủ nhân dễ bị đau đầu, cuộc sống vất vả. Nếu đặt đối diện với cầu thang, chủ nhân dễ bị động dao kéo, tai nạn đổ máu. Nếu đặt dưới cầu thang thì người trong nhà khó có cơ hội phát triển. Nếu đặt trên nền đất lồi lõm không bằng phẳng có thể khiến chủ nhân gặp khó khăn trong mọi việc. Nếu phía trên, dưới, trái, phải ban thờ có cửa sổ thì chủ nhân dễ bị tán tài.

Theo Hùng Bùi
Báo Pháp Luật Việt Nam

Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2012

Cách tìm sao hạn hàng năm, ảnh hưởng tốt – xấu của nó và cách hóa giải để bạn đọc tham khảo.

Các sao chiếu mệnh thường niên bao gồm: Thái dương, Thái âm, Mộc đức, La hầu, Kế đô, Thủy diệu, Hỏa tinh, Thổ tú, Thái bạch. Mỗi năm, mỗi người đều có một sao chiếu mệnh (còn gọi là sao hạn). Sao hạn có ảnh hưởng nhất định đến công danh sự nghiệp, sức khỏe, tiền bạc, nhân duyên…


Muốn biết bản thân mình năm nay sao nào chiếu mệnh, trước hết bạn tính tuổi mình theo nông lịch (âm lịch), nếu tuổi bạn lớn hơn số 9, hãy cộng số tuổi (gồm hai chữ số) của mình thành số có 1 chữ số, sau đó tra theo bảng số của sao tương ứng.
Ví dụ: Nam sinh năm 1972, theo âm lịch, năm 2010 bạn 39 tuổi. Lấy 3 + 9 = 12. Do 12 lớn hơn 9, lại lấy 1 + 2 = 3. Như vậy năm 2010, sao chiếu mệnh của bạn nam sinh năm 1972 là sao số 3 – Thủy diệu.

Do số sao của nam và nữ khác nhau, nên sau khi tính được số sao, các bạn căn cứ vào bảng sau đây đề biết sao chiếu mệnh của mình:

Nam: 1 La hầu; 2 Thổ tú; 3 Thủy diệu; 4 Thái bạch; 5 Thái dương; 6 Hỏa tinh;
              7 Kế đô; 8 Thái âm; 9 Mộc đức./.

Nữ:     1 Kế đô; 2 Hỏa tinh; 3 Mộc đức; 4 Thái âm; 5 Thổ tú; 6 La hầu;
            7 Thái dương; 8 Thái bạch; 9 Thủy diệu./.

Mỗi sao chiếu mệnh đều có ảnh hưởng tốt – xấu khác nhau, mức độ tốt xấu của nó phụ thuộc vào tính chất ngũ hành của từng sao, đồng thời chịu tác động của ngũ hành bản mệnh, âm dương bản mệnh và phúc đức gia đình người được sao chiếu mệnh.

Ví như, sao Thái dương chiếu mệnh, với bạn nam thì mọi sự hanh thông, một năm bình an vô sự; nhưng với nữ lại rất dễ gặp tai ương. Hoặc như, do Thái dương thuộc dương hỏa, những người mệnh kim, mệnh thủy đều chịu nhiều tác động bất lợi; ngược lại, người mệnh thổ sẽ có cơ hội lớn hơn…

Tính chất tốt, xấu của các sao như sau:

Thái dương:  
Sao tốt, chủ việc đi làm ăn ngoài địa phương nơi mình ở phát tài; gia đình có thể tăng nhân khẩu; vạn sự hòa hợp. Nhưng Thái dương chỉ tốt cho nam giới, gọi là “hỷ sự trùng trùng”; với nữ giới lại là “tai ương”.
Thái âm:  
Ngũ hành thuộc thủy, âm, mọi việc như ý, nhất là công danh, cầu tài cầu lộc, đầu tư buôn bán, du lịch, ngoại giao… Nhưng Thái âm cũng chỉ lợi nam giới; nữ giới gặp năm Thái âm chiếu mệnh rất dễ xảy tai ách, nhất là về việc thai sản.
Mộc đức:
Ngũ hành thuộc mộc, là sao xấu, chủ yếu bất lợi về âm phần. Mộc đức chiếu mệnh, nam dễ bị mắc các bệnh về mắt; nữ dễ xảy tai nạn đổ máu; nhưng nếu năm mộc đức chiếu mệnh mà kết hôn thì Vợ chồng vẫn hòa hợp, con cháu bình an.
Thái bạch:
Ngũ hành thuộc kim, chủ tai ách bệnh tật, nam nữ đều xấu, nhất là đối với nữ giới. Tuy nhiên, quý nhân gặp kim tinh lại có điềm tốt, có thể tăng thêm nhân khẩu, gặp cơ hội thăng tiến. Riêng việc hôn nhân, cưới hỏi nên tránh, vì cưới hỏi năm Thái bạch chiếu mệnh thường gặp nạn đổ máu ở bụng.
Thổ tú:
Ngũ hành thuộc thổ, là sao xấu về mọi phương diện. Thổ tú chiếu mệnh mọi sự ưu phiền, đêm ngủ không yên, mơ toàn chuyện gở; chăn nuôi, kinh doanh bất vượng; thường bị tiểu nhân ám hại, dèm pha.
Hỏa tinh: 
Ngũ hành thuộc hỏa, là sao xấu, chủ tật bệnh, nạn đổ máu, làm ăn khó khăn; phụ nữ thai sản bất lợi. Năm Hỏa tinh chiếu mệnh không nên làm gì mới, như lập doanh nghiệp, mua thêm bán bớt… Tốt nhất giữ mọi việc tuần tự như năm trước, gọi là “thủ cựu bình an”.
Thủy diệu:
Ngũ hành thuộc thủy, là sao phúc lộc, chủ về tài vận, cơ hội làm ăn phát triển trở lại, có thể đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Nam giới gặp vận hội làm ăn, giao du bạn bè có tài có lộc. Nữ giới nhiều tai nạn, nhất là chuyện khẩu thiệt tranh cãi kiện tụng. Nam nữ phải cẩn thận đề phòng khi đi trên sông nước.
La hầu:
Chủ chuyện khẩu thiệt, kiện tụng. Nam giới tai nạn quan trường, công danh; nữ giới u sầu chuyện tình cảm, cẩn thận nạn đổ máu, nạn thai sản…
Kế đô:
Chủ tai nạn bất ngờ, người âm ám thị, thuộc loại hung tinh, nam nữ đều kỵ.
Hàng nghìn năm qua, các nhà phong thủy thiên tượng đã có cách hóa giải ảnh hưởng xấu, phát huy mặt tốt của các sao rất đơn giản, hiệu quả.

Trước đây, phương pháp hóa giải sao chiếu mệnh hàng năm được in trong sách “Thông thư” (như lịch vạn niên hiện nay) để mọi người áp dụng. Chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết phương pháp tự giải sao hạn hàng năm với bạn đọc trong bài sau “Tự giải sao hạn năm 2010” (còn tiếp). 
Tính chất Sao Hạn
1- THÁI BẠCH : Sao Kim Tinh  : lại rất vui cho những người mang mệnh Thuỷ mệnh Kim, vì có quý nhân giúp, nên gặp sao này đi làm ăn xa có tiền tài của cải, trong gia đạo thêm người. Đối với người có mệnh Hỏa hay mệnh Mộc và nữ mạng sẽ gặp bất lợi, đề phòng tiểu nhân mưu hại hay hao tài tốn của, nhất là ở tháng 5 âm lịch .
Mỗi tháng vào ngày rằm (15) sao Thái Bạch giáng trần, khi cúng viết bài vị màu trắng như sau : “Tây Phương Canh Tân Kim Đức Tinh Quân”. Có thể thay 2 chử Kim Đức bằng 2 chữ Thái Bạch cũng được. Làm lễ cúng lúc 19  – 21 giờ . Thắp 8 ngọn đèn , lạy 8 lạy về hướng chánh TÂY .
2- Sao THÁI DƯƠNG : Mỗi tháng cúng ngày 27 âl, khi cúng phải có bài vị màu vàng, được viết như sau : “Nhựt Cung Thái Dương Thiên Tử Tinh Quân”. Thắp 12 ngọn đèn, lạy 12 lạy về hướng ĐÔNG mà cúng. Làm lễ lúc 21 tới 23 giờ
Sao Thái Dương là tinh quân Tốt nhất trong các Sao Hạn như Rồng lên mây, chiếu mệnh tháng 6, tháng 10, lộc đến túi đầy tiền vô. Mệnh ai chịu ảnh hưởng của sao này, đi làm ăn xa gặp nhiều may mắn, tài lộc hưng vượng, phát đạt.
3-  Sao THÁI ÂM : Hàng tháng vào lúc 19 tới  21 giờ tối vào ngày 26 âl, dùng 07 ngọn đèn, hương hoa trà quả làm phẩm vật, cúng day mặt về hướng Tây vái lạy 7 lạy mà khấn vái.  Khi cúng phải có bài vị màu vàng, được viết như sau :”Nguyệt Cung Thái Âm Hoàng Hậu Tinh Quân”. Hạp tháng 9 âl  – Kỵ  tháng 11 âl.
4- Sao KẾ ĐÔ  : Sao này kỵ nhất nữ giới, nhớ cúng giải hạn mỗi tháng hay vào tháng Kỵ là tháng 1, 3, 9 âl nên cúng giải vào ngày 18 âl ngày sao Kế Đô giáng trần. Khi cúng viết bài vị dùng giấy màu vàng như sau : “Thiên Vỉ Cung Phân Kế Đô tinh quân”, thắp 20 ngọn đèn, lạy 20 lạy về hướng Tây .
Cách Khấn : Cung thỉnh Thiên Đình Bắc vỉ cung Đại Thánh Thần vỉ Kế đô Tinh quân vị tiền. Cúng lễ vào lúc 21  đến 23 giờ
5- Sao LA HẦU là khẩu thiệt tinh :  sao này ảnh hưởng nặng cho nam giới về tai tiếng, thị phi, kiện thưa, bệnh tật tai nạn. Mỗi tháng hay vào tháng Kỵ là tháng 1, 7 âl nên cúng giải vào ngày 08 âl, là sao La Hầu giáng trần.
Khi cúng viết bài vị dùng giấy màu đỏ như sau : “Thiên Cung Thần Thủ La Hầu Tinh Quân”. Thắp 9 ngọn đèn lạy 9 lạy về hướng Chánh Bắc. Cúng làm lễ lúc 21  đến 23 giờ .
6- Sao THỦY DIỆU sao Thủy Tinh, là sao Phúc Lộc tinh. Nữ giới mang mệnh Mộc sẽ rất vui mừng , đi làm ăn xa có lợi về tiền bạc .
Mỗi tháng hay vào tháng Kỵ tuổi là tháng 4 , 8 âl, nên cúng giải hạn vào ngày 21 â.l, sao Thủy Diệu giáng trần. Khi cúng viết bài vị dùng giấy màu đỏ như sau : “Bắc Phương Nhâm Quý Thủy Đức Tinh Quân”. Thắp 7 ngọn đèn , lạy 7 lạy về hướng Chánh Bắc. Cúng làm Lễ lúc 21 đến 23 giờ .
7-  Sao THỔ TÚ tức sao Thổ Tinh. Khắc kỵ vào tháng 4 và tháng 8 âl, trong nhà nhiều chuyện thị phi, chiêm bao quái lạ, không nuôi được súc vật, chẳng nên đi xa và đêm vắng. Mỗi tháng cúng ngày 19 âl, lúc 21 giờ, dùng 5 ngọn đèn , hương hoa, trà quả làm phẩm vật day về hướng TÂY mà khấn vái . Lạy 5 lạy . Bài vị viết như sau :”Trung Ương Mậu Kỷ Thổ Đức Tinh Quân”.
8- Sao MỘC ĐỨC tức sao Mộc Tinh. Mỗi tháng cúng ngày 25, sao Mộc Đức giáng trần. Khi cúng có bài vị màu vàng (hoặc xanh) được viết như sau : “Đông Phương Giáp Ất Mộc Đức Tinh Quân”. Lúc cúng thắp 20 ngọn đèn, đặt bàn day mặt về hướng chánh Đông lạy 20 lạy. Cúng lễ lúc 19 -21 giờ
9- Sao VÂN HỚN tức Hỏa Dực Tinh. Một hung tinh, đến năm hạn gặp sao này Nữ giới sinh sản khó, vào tháng 2, tháng 8 xấu, nên đề phòng gặp chuyện quan sự, trong nhà không yên, khó nuôi súc vật.
Mỗi tháng hoặc tháng 4 và 5 âl cúng ngày 29 âl, viết bài vị màu đỏ : “Nam Phương Bính Đinh Hỏa Đức Tinh Quân”. Thắp 15 ngọn đèn day về hướng Chánh ĐÔNG mà cúng. Lạy 15 lạy. Cúng lúc 21 đến 23 giờ.
Cách Khấn : “Cung Thỉnh Thiên Đình Minh Lý Cung Đại Thánh Hỏa Đức Vân Hớn Tinh Quân Vị Tiền”.
THẬP NHỊ ĐƯƠNG NIÊN HÀNH KHIỂN
Tại sao mọi nhà thường cúng lúc Giao thừa, vì ngoài việc đón vong linh ông bà cha mẹ “về” ăn tết cùng gia đình; trong dân gian mọi người còn nghĩ đến hàng năm đều có một vị hành khiển tức đương niên chi thần, trông coi cõi nhân gian việc làm tốt xấu của mọi người, để cuối năm về Thiên Đình báo cáo công tội mỗi người, mọi gia đình để có công thì thưởng làm ác thì phạt (thưởng phúc phạt ác) đôi khi thưởng phạt ngay sau công tội.
Các đương niên chi thần mang tên Tý, Sửu, Dần… cho đến Hợi, tức tên12 con giáp, đồng thời ứng với một vị tinh tú.
Vị hành khiển này trông coi tất cả mọi việc trên thế gian, làm cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, mọi người no ấm, hay trái lại sẽ gây ra tai ương dịch họa v.v..
Trong triết học Trung Quốc hay phương Tây, người ta đều đề cập đến vòng Hoàng đạo nằm trên vũ trụ, được chia thành 12 cung cách nhau 30o và đặt mỗi cung một tên từ Tý đến Hợi hay từ Bạch Dương đến Song Ngư.
Tên các con vật (Thập nhị chi) ứng với mỗi cung chỉ là hình dạng của các chòm sao có thật ở ngay cung đó, rồi hình tượng hóa thành tên gọi (theo phương Tây). Mỗi cung có ảnh hưởng đến tiết khí trên trái đất và con người đang sống trên hành tinh này.
Ngoài ra trong vũ trụ có sao Mộc (Jupiter) mà ta gọi là sao Thái Tuế, hàng năm đi ngang qua một cung trên đường Hoàng đạo, với chu kỳ 12 năm mới giáp hết vòng một quỹ đạo ứng với 12 cung trên.
Nên có thứ tự của vòng quay của sao Mộc, gặp 12 cung Hoàng đạo trong 12 năm như sau :
- Năm Thìn (Rồng)̀     0o- 30o           sao Bạch Dương
-           Tỵ (Rắn)          30 – 60            sao Kim Ngưu
-           Ngọ (Ngựa)    60 – 90           sao Song Nam
-           Mùi (Dê)        90 – 120           sao Bắc Giải
-           Thân (Khỉ)      120 – 150        sao Hải Sư
-           Dậu (Gà)        150 – 180       sao Xử Nữ
-           Tuất (Chó)     180 – 210        sao Thiên Xứng
-           Hợi (Lợn)        210 – 240      sao Hổ Cáp
-           Tý (Chuột)      240 – 270        sao Nhân Mã
-           Sửu (Trâu)       270 – 300      sao Nam Dương
-           Dần (Cọp)       300  – 330     sao Bảo Bình
-           Mão (Mèo) *     330 – 360   sao Song Ngư
* Lịch Trung Quốc gọi năm con mèo (Mão) là năm Thố tức con Thỏ.
Nên khi sao Mộc đi vào cung Tý năm đó gọi là năm Tý, đến cung Sửu năm đó là năm Sửu v.v… vì vậy sao Mộc còn gọi là sao năm hay sao Thái tuế.
Chúng ta gọi sao Thái Tuế là vị “Hành khiển thập nhị chi thần” trông coi các đương niên hành khiển, tức dưới Thái Tuế có thêm vị Phán quan là mỗi vì sao một năm, là 12 vị hành khiển như đã nói; trông coi ghi chép việc làm trong dân gian để soạn tấu tâu trình trước Ngọc Đế cuối năm, và Ngọc Đế sẽ chỉ dụ cho vị Phán quan hành khiển sắp xuống trần thay người cũ mà thưởng phạt.
Riêng về người lại có 2 vị hành khiển và hành binh trông coi bản mệnh :
Hành Binh, Hành Khiển
Ngoài 12 vị hành khiển được gọi đương niên chi thần dưới trướng sao Thái Tuế tức “Hành khiển thập nhị chi thần”, luân phiên trông coi thế gian trong 12 năm.
Ngoài ra theo quan niệm, mỗi năm còn có một ông hành khiển và một ông hành binh cai quản số mạng con người qua Sao Hạn trong 12 năm đó, coi việc thưởng phúc phạt ác qua cách hành xử của mỗi người trong việc làm và sự an nguy (trong dân gian chỉ biết tên Sao Hạn như đã nói). Đi theo vị đương niên chi thần, là các vị hành khiển hành binh mỗi năm mang tên :
- Năm Tý :       Châu Vương hành khiển, Chúa Thiên Ôn hành binh
- Năm Sửu :   Triệu Vương hành khiển, Tam Thập Lục Thương hành binh
- Năm Dần :   Ngụy Vương hành khiển, Mộc Tinh Liễu Tào hành binh
- Năm Mão :   Trịnh Vương hành khiển, Thạch Tinh Liễu Tào hành binh
- Năm Thìn :    Sở Vương hành khiển, Hỏa Tinh Liễu Tào hành binh
- Năm Tỵ :       Ngô Vương hành khiển, Thiên Hạo Hứa Tào hành binh
- Năm Ngọ :   Tấn Vương hành khiển, Thiên Hạo Vương Tào hành binh
- Năm Mùi :    Tống Vương hành khiển, Ngũ Đảo Lầm Tào hành binh
- Năm Thân:   Tề Vương hành khiển, Ngũ Miếu Tống Tào hành binh
- Năm Dậu :   Lỗ Vương hành khiển, Ngũ Nhạc Cự Tào hành binh
- Năm Tuất :   Việt Vương hành khiển, Thiên Bá Thành Tào hành binh
- Năm Hợi :    Lưu Vương hành khiển, Ngũ Ôn Nguyễn Tào hành binh
Vị hành khiển thuộc quan văn, còn vị hành binh thuộc quan võ, coi trực tiếp qua Sao Hạn và cách tu thân tích đức mỗi người mà luận công tội thưởng phạt ngay trong năm.
Nói về đề mục này nhằm giúp mọi người tìm hiểu và cách khấn khi cúng vào đêm Giao thừa hàng năm.
CÁCH CÚNG NĂM TAM TAI :
Ngoài cúng Sao giải Hạn hàng năm, những tuổi gặp năm Tam Tai cũng nên cúng giải như sau :
1. Tuổi Thân, Tý, Thìn gặp năm Dần, Mão, Thìn thì có Tam Tai. Năm Dần là đầu Tam tai, năm Mão giữa Tam tai, năm Thìn cuối Tam Tai.
2. Tuổi Dần, Ngọ, Tuất gặp năm Thân, Dậu, Tuất thì có Tam Tai.
3. Tuổi Hợi, Mão, Mùi gặp năm Tỵ, Ngọ, Mùi có Tam Tai.
4. Tuổi Tỵ, Dậu, Sửu gặp năm Hợi, Ty, Sửu có Tam Tai.
Cúng thần Tam Tai: cổ nhân thường căn cứ Tam Tai rơi vào năm nào, ứng với năm đó có một ông thần, và vào ngày nhất định hàng tháng, hướng nhất định tiến hành lễ dâng hương để giải trừ Tam Tai. Xem bảng sau đây:
Năm Tý: Ông Thần Địa Vong, cúng ngày 22, lạy về hướng Bắc
Năm Sửu:  Ông Đại Hình, cúng ngày 14, lạy về hướng Đông Bắc
Năm Dần: Ông Thiên Hình, cúng ngày 15, lạy về hướng Đông Bắc.
Năm Mão: Ông Thiên Hình, cúng ngày 14, lạy hướng Đông
Năm Thìn: Ông Thiên Cướp, cúng ngày 13, lạy hướng Đông Nam.
Năm Tỵ: Ông Hắc Sát, cúng ngày 11, lạy hướng Đông Nam.
Năm Ngọ: Ông Âm Mưu, cúng ngày 20, lạy hướng Tây Nam
Năm Mùi: Ông Bạch Sát, cúng ngày 8, lạy hướng Tây Nam.
Năm Thân: Ông Nhơn Hoàng, cúng ngày 8, lạy hướng Tây Nam.
Năm Dậu: Ông Thiên Họa, cúng ngày 7, lạy hướng Tây.
Năm Tuất: Ông Địa Tai, cúng ngày 6, lạy về hướng Tây Bắc
Năm Hợi: Ông Địa Bại, cùng ngày 21, lạy về hướng Tây Bắc.
Lễ cúng: Trầu cau: 3 miếng, thuốc lá: 3 điếu, muối, gạo, rượu, vàng tiền, hoa, quả. Lấy một ít tóc rối của người có hạn Tam Tai, bỏ vào một ít tiền lẻ, gói chung lại với gạo, muối, còn tiền vàng thì hóa, cúng tại ngã ba, ngã tư đường, vài tuổi và tên của mình, đem bỏ gói tiền, có tóc và muối gạo đó ở giũa đường mà về thì hạn đỡ.

36 kế của Khổng Minh Gia Cát Lượng



1. Dương đông kích tây (Đánh lạc hướng đối phương) Kế “Dương đông kích tây” là reo hò giả vờ như thật sự đánh vào phía đông, nhưng chủ yếu lại đánh vào phía tây. Trong tất cả mọi vấn đề của xã hội, từ chiến trường, thương trường, chính trường cho đến tình trường; nếu muốn điều này nhưng lại giả làm điều kia, nói điều này mà làm điều nọ, ấy là “Dương đông kích tây” vậy. Kế này mờ ảo vô song. Nó rất khó biết, khó đoán, bị đánh bất ngờ. Kế này nhằm chuyển mục tiêu để lừa dối đối phương, khiến cho địch sơ ý, lừa lúc bất ý tấn công kẻ không chuẩn bị. Có nhiều cách thức để thực hiện kế này, như: – Tạo tin đồn. – Làm rối tai rối mắt địch. – Buộc đối phương lo nhiều mặt. – Mê hoặc ý chí của địch. – Nghi binh. – Làm phân tán lực lượng đối phương. – Làm yếu lực lượng đối phương, lực lượng phòng vệ địch. Nguyên tắc của ” Dương đông kích tây” là bí mật và chủ động. Bị động coi như phải chịu sự khống chế của địch. Điều kỵ khi dùng kế ” Dương đông kích tây” là để lộ cơ. Lộ cơ là mất hết khả năng phòng bị, chuẩn bị. Dù là trên chiến trường, thương trường hay chính trường cũng đều phải giữ bí mật và nắm được thế chủ động.
2. Điệu hổ ly sơn (Dụ hổ ra khỏi rừng) Kế “Điệu hổ ly sơn” là nhử, dụ hay khuấy động làm cho con hổ ra khỏi rừng. Kế “Điệu hổ ly sơn” có hai lối: Một là nhử hổ ra khỏi rừng để dễ dàng giết hổ. Hai là đuổi hổ đi để dễ bắt giết những loại hồ ly vẫn dựa oai hổ mà hoành hành.
3. Nhất tiễn hạ song điêu (Một mũi tên hạ hai con chim) Kế “Nhất tiễn song điêu” là dùng một mũi tên bắn chết hai con chim. Ý của mưu kế này là dùng sức lực tối thiểu để đạt đến hiệu quả tối đa.
4. Minh tri cố muội (Biết rõ mà làm như không biết) Kế “Minh tri cố muội” là biết thật rõ chuyện đấy, nhưng làm ra vẻ không biết gì. Với người xưa, đây là một triết lý xử thế rất cao, mục đích lại ẩn trốn tất cả những tiếng thị phi nghi hoặc, nhưng theo nghĩa mưu kế, nó là một thái độ thâm sâu. Cái đức của người quân tử không thể không cho thiên hạ biết, nhưng cái mưu kế của trượng phu không thể không giấu thiên hạ. Tóm lại, biết rất nhiều mà tỏ ra không biết một là kế “Minh tri cố muội” vậỵ.
5. Du long chuyển phượng (Biến rồng thành phượng) Kế “Du long chuyển phượng” là biến cái này thành cái kia, bên trong là hình rồng đó, nhưng làm cho nó trở thành phượng. Cái kế này rất phổ biến, trong dân gian ta gọi là “Treo đầu dê, bán thịt chó”.
6. Mỹ nhân kế (Kế dùng gái đẹp) “Mỹ nhân kế” là dùng gái đẹp để làm xoay chuyển, thay đổi tình thế mà những cái khác không thể thực hiện được. Giai nhân từ ngàn xưa đến nay bao giờ cũng là đề tài chính. Tuy là phái yếu, không thể vác gươm đao mà đánh giặc, nhưng các nàng có thể thắng được bằng đôi mắt biếc và nụ cười xinh đẹp. Có những bức thành kiên cố cả mười vạn quân không hạ nổi, nhưng nó có thể bị sụp đổ bởi ánh mắt mỹ nhân. Sức mạnh của mỹ nhân đặc biệt là có ảnh hưởng đối với người anh hùng, người có quyền thế.
7. Sấn hỏa đả kiếp (Theo lửa mà hành động) Kế “Sấn hỏa đả kiếp” là lợi dụng lúc loạn để thao túng, lúc tình hình rối ren mà sắp xếp theo ý muốn. Có hai loại “Sấn hỏa đả kiếp”: Một là theo lửa để mà đánh cướp. Hai là chính ta phóng hỏa mà đánh cướp. Theo lửa tức là thừa lúc người ở trong cơn nguy biến mà ta quấy hỗn loạn thêm. Phóng hỏa tức là chính ta gây ra sự hỗn loạn mà thực hiện theo ý muốn của ta. Theo lửa hay phóng hỏa cùng đi chung vào một mục đích là đánh địch và đoạt của địch để tạo cơ hội cho ta. Theo lửa thì dựa vào thời cơ sẵn có. Phóng hỏa thì tự ta tạo ra thời cơ. Không thể phê phán theo lửa hay phóng hỏa, cái nào hay, cái nào dở, cái nào tốt, cái nào xấu, vì cả hai giống như một sự biến ảo giữa không khí và nước. Trong sử sách, người ta thấy tay phóng hỏa giỏi là Trương Nghi. Một mình Trương Nghi đã phá tan thế hợp tung bằng cách dối Tề, lừa Triệu, dọa Ngụy, thuyết Yên, bịp Sở. Trương Nghi thật là con người có cái lưỡi bằng lửa thiêu đốt cả sáu nước, dựng thành cơ nghiệp thống nhất cho nhà Tần. Khổng Minh tuy là một nhà chính trị lỗi lạc tài tình, nhưng cái thế của ông ngay từ đầu chỉ là cái thế phải theo lửa để gây vốn: Lưu Bị bị Tào Tháo đánh chạy đến cùng đường, Khổng Minh đành tính kế nương nhờ Tôn Quyền rồi ăn theo cuộc chiến tranh Nam – Bắc, ăn theo trận Xích Bích để cướp Kinh Châu. “Sấn hỏa đả kiếp” đòi hỏi một khả năng hành động mau lẹ như con ó bắt mồi.
8. Vô trung sinh hữu (Không có mà làm thành có) Kế “Vô trung sinh hữu” là từ không mà tạo thành có. Thiên hạ không loạn, trật tự không rối thì làm gì có anh hào xuất lộ! Bởi lẽ đó, những anh hào thường được gọi là kẻ “chọc trời khuấy nước”. Mục đích của khuấy nước là làm rối beng sự việc lên để dễ bề thao túng. Thủ đoạn của khuấy nước là gây tiếng tăm, tung tiếng đồn, gây xáo trộn rồi dựa vào đó mà thủ lợi. Kế “Vô trung sinh hữu” hình dung là tu hú đẻ nhờ, tổ thì chim khác làm, nhưng con tu hú cứ đến đặt trứng của nó vào đó, rồi lại nhờ loài chim khác ấp trứng luôn, khi trứng nở thành chim, tu hú con bay về với bầy tu hú.
9. Tiên phát chế nhân (Ra tay trước để chế phục đối phương) “Tiên phát chế nhân” là ra tay trước để dành chiếm ưu thế, để đoạt lợi, để bắt lấy sự chiến thắng. Kế “Tiên phát chế nhân” là không nói quá xa, viễn vông, mà phải nhìn vào thực tế gần nhất. Các vụ xảy ra trong lịch sử như: Lý Thế Dân tại Huyền Vũ Môn, Võ Tắc Thiên phế lập Lư Lăng Vương, Ung Chính cướp Bảo Tòa, Từ Hi độc sát Quang Tự, Gia Cát Lượng lấy đất Quang Trung… Tất cả đều là áp dụng thủ đoạn “chớp nhoáng” không cho địch kịp trở tay, không cho dư luận phản ứng kịp. Vẫn có câu “Tiên hạ thủ vi cường” là vậỵ.
10. Đả thảo kinh xà (Đập cỏ làm cho rắn sợ) Kế “Đả thảo kinh xà” là đập vào cỏ, làm động cho rắn sợ.
11. Tá đao sát nhân (Mượn đao để giết người) Kế “Tá đao sát nhân” là mượn dao để giết người, mượn tay người khác để giết kẻ thù của mình. Ngạn ngữ Trung Quốc có câu: “Sát nhân bất kiến huyết, kiến huyết phi anh hùng”. (Giết người không thấy máu, thấy máu không anh hùng). Trên đời dĩ nhiên chưa có kẻ nào chỉ giết người mà thành anh hùng, nhưng cũng hiếm có tay anh hùng nào không giết người. Điểm khác nhau không ở có hay không, mà ở chỗ thông minh hay ngu xuẩn. Tào Tháo mượn Lưu Biểu giết Nễ Hành, mượn lòng quân giết Dương Tu rồi lại được làm cái việc mèo già khóc chuột, thật đáng kể là một tay thông minh, gian hùng.
12. Di thể giá họa (Dùng vật gì để vu khống người ta) Kế “Di thể giá họa” là đem xác chết hay đồ vật gì bỏ vào nhà người khác để giá họa. Kế này thường được dùng bởi khối óc quỷ quyệt thông minh, tự mình không ra mặt mà làm cho đối phương bị hại. Như vậy gọi là “giết người không thấy máu”.
13. Khích tướng kế (Kế chọc giận tướng giặc) “Khích tướng kế” là kế chọc giận tướng giặc, làm tướng giặc nổi giận. Nổi giận sẽ mất sáng suốt, thiếu suy nghĩ, không tự chủ được con người mình. Mạnh Tử nói: “Nhất nộ nhi an thiên hạ”. Trong đời có nhiều sự việc được thành tựu bằng một cơn giận và cũng có nhiều việc thất bại bởi một cơn giận. Bởi vậy cái kế khích tướng cũng là một trong những diệu kế, nếu đạt ra thì kiến thiên hạ, cùng thì mang họa vào thân. Khích tướng còn là khơi dậy cái hùng khí của người khác để người ấy làm việc cho ta. Đối tượng tốt nhất của kế khích tướng là những người có tính tình bạo tháo hay sẵn sàng phẫn nộ. Tuân Tử bảo rằng: “Lời nói khéo êm như lụa, lời nói ác nhọn như giáo mác”. Thuyết là tiến dẫn lời nói, cái nghĩa căn bản của thuyết làm cho người ta nghe theo. Hiệu quả của thuyết rất lớn. Bởi thế mới có câu: “Thiên hạ tĩnh, nhất ngôn sử chi động. Thiên hạ động, nhất ngôn sử chi tĩnh”. (Thiên hạ đang yên lặng, một lời nói làm náo loạn. Thiên hạ đang náo loạn, một lời nói làm lắng dịu). Căn bản mưu thuật của thuyết, theo Tuân Tử có bốn điều: Cơ, dũng, trí, biến. – Cơ: Là xem thời độ thế, nhân lợi thuận tiện. – Dũng: Là quyết đoán nói những điều không ai dám nói. – Trí: Là biết rõ sự tình, tâm lý, giải quyết được thắc mắc, chế phục được người. – Biến: Là biến hóa, trong các trường hợp bất trắc. Mục đích của thuyết có năm điều: – Làm cho người hiểu rõ. – Làm cho người tin tưởng. – Làm cho người đồng tình. – Làm cho người phục. – Làm cho người theo. Đạt được năm mục đích trên thì kể như nắm chắc phần thắng trong tay.
14. Man thiên quá hải (Lợi dụng sương mù để lẩn trốn) Kế “Man thiên quá hải” là lợi dụng lúc trời sương mù mà lẩn trốn, vượt qua hay hành động ngay trong lúc sương mù. Man thiên, trời u ám không phải hoàn cảnh hoàn toàn bất lợi như một quẻ trong Dịch lý đã nói. Man thiên, không thể ngồi đợi nó tới như sương mù do thời tiết thiên nhiên, mà phải tạo ra nó. Kế “Man thiên” đem áp dụng thực hiện được cả hai mặt: tiêu cực lẫn tích cực. Tích cực là đem ánh sáng đến cho một tình thế mờ mịt. Tiêu cực là lẩn tránh một tai họa, là lợi dụng cơ hội sơ hở của địch để thoát bí. Ở trận Xích Bích, Khổng Minh đã giải quyết vấn đề thiếu tên bắn cho các cung thủ bằng cách lấy mười chiếc thuyền lớn chất đầy rơm, đợi lúc trời sương mù, âm thầm đến trại Tào Tháo nổi trống la hét làm như tấn công. Tào sợ ngụy kế, không dám xông ra, chỉ bắn tên như mưa vào các thuyền rơm. Bằng một đêm đánh trống reo hò, không chết một người, Khổng Minh đã lấy được của Tào Tháo cả trăm ngàn mũi tên.
15. Ám độ trần sương (Đi con đường mà không ai nghĩ đến) Kế “Ám độ trần sương” là bí mật đưa quân qua con đường mà không ai nghĩ rằng ta sẽ đi qua. Kế này áp dụng giữa lúc hai bên đang đấu tranh, chiến đấu với nhau. Mỗi bên đều ra sức giấu mục tiêu thật của mình rồi đưa ra mục tiêu giả mà lừa đối phương. Đây là công việc rất phức tạp, có một quá trình khúc triết. Như “Tôn Tử Binh Pháp” viết: “Việc binh là trá ngụy, có thể mà làm ra vẻ không có thể, dùng đấy mà tỏ ra không dùng, gần giả làm như xa, xa giả làm như gần. Lấy lợi mà dụ, gây rối mà đuổi, thấy khỏe thì tránh. Đầu tiên là làm mọi cách giảm nhược lực đối phương, sau rồi mới tiến hành dự định. Muốn dụng kế này phải là người có tầm nhìn xa hiểu rộng và một khối óc tuyệt vời.
16. Phản khách vi chủ (Đổi vị khách thành vị chủ) Kế “Phản khách vi chủ” là đổi địa vị khách thành địa vị chủ. “Phản khách vi chủ” là trong đấu tranh đang ở vào thế bị động nên phải tìm kế hoạch đến chủ động, khách vốn là địa vị bị chi phối, mọi việc đều do chủ đặt định sắp xếp. “Phản khách vi chủ” là nguyên tắc thường dùng trong đấu tranh. Có chủ động mới khống chế được cục diện. Không có chủ động, không thể thắng lợi.
17. Kim thiền thoát xác (Ve sầu vàng lột xác) “Kim thiền thoát xác” là con ve sầu vàng lột xác. Kế này dùng cho lúc nguy cấp, tính chuyện ngụy trang một hình tượng để lừa dối, che mắt đối phương, đặng đào tẩu chờ một cơ hội khác. Kế “Kim thiền thoát xác” có một phạm vi rất rộng rãi và phổ biến, bất cứ ai ở hoàn cảnh nào cũng có thể sử dụng được.
18. Không thành kế (Kế bỏ trống cửa thành) “Không thành kế” là kế bỏ thành trống, thành bỏ ngỏ. Kế này có hai loại: – Một là lúc tình thế cực khẩn cấp, nguy hiểm như treo trên sợi tóc, buộc phải dùng nghi binh để lừa dối đối phương mà dựa vào đó để trốn thoát. – Hai là rút lui với đầy đủ kế hoạch dụ cho địch quân xâm nhập rồi mới bao vây tiêu diệt. “Không thành kế” thực ra là một cách tạo nghi âm cho đối phương, mục đích là không cho đối phương sớm có một quyết định.
19. Cầm tặc cầm vương (Dẹp giặc phải bắt tướng giặc) “Cầm tặc cầm vương” là dẹp giặc phải bắt chúa giặc. Phương pháp bắt chúa giặc thật thiên biến vạn hóa, không cứ bằng sức mạnh hay bằng trí khôn. Các kế khác như “Điệu hổ ly sơn”, “Mỹ nhân kế” hay “Man thiên quá hải” đều có thể dùng cho kế “Cầm tặc cầm vương”. Để đối phó với một nhân vật anh hùng, thì dù một quả đạn mà giết hay dùng mỹ nhân kế mà nhử thì cũng như nhau. Nhưng đa số âm mưu cầm vương được hiệu quả bằng kích thích anh hùng và mỹ nhân kế. “Tự cổ anh hùng đa hiếu sắc” là vậy. Việt Vương thua trận rồi, mà chỉ dùng một nàng Tây Thi đã đủ giam cầm Phù Sai. Lý Viên muốn đoạt quyền của Xuân Thân Quân, nên đã cho cô em là Lý Yên sang làm tì thiếp. Đó là những cách gián tiếp để cầm vương.
20. Ban trư ngật hổ (Giả làm con heo để ăn thịt con hổ) Kế “Ban chư ngật hổ” là giả làm con heo để ăn thịt con hổ. Lão Tử nói: “Người cực khôn khéo mà làm ra vụng về”, cũng như câu “đại trí nhược ngu”. Người đi săn thường học tiếng heo kêu rồi tự giả làm heo để nhử con hổ. Đối với kẻ thù, ta hãy giả ngu như một con heo, trên bề mặt cái gì cũng thuận chịu, lúc nào cũng cười, lúc nào cũng cung kính để cho địch mất hết nghi âm. Chờ thời cơ chín, tìm thấy chỗ nhược của kẻ thù mà đập đòn sấm sét. – Dùng việc không gì quan trọng bằng bí mật. – Hành động không gì quan trọng bằng thừa lúc bất ý. – Dò xét không gì quan trọng bằng làm cho địch không hay biết. – Bên ngoài ra vẻ loạn mà bên trong rất có cơ ngũ. – Tỏ ra đói mệt nhưng thật là no khỏe. – Làm ra ngu xuẩn nhưng rất tinh tường. Những câu trên đây chính là căn bản lý luận của kế “Ban chư ngật hổ” vậy.
21. Quá kiều trừu bản (Qua cầu rồi phá cầu) “Quá kiều trừu bản” là qua cầu rồi thì phá cầu, ý nói một người sau khi đã thành công, muốn hưởng thụ một mình nên giết hại hoặc xa lánh những người bạn đã đồng lao cộng khổ với mình. Kế “Quá kiều trừu bản” thường trái ngược với kế “Ban chư ngật hổ”. Qua cầu cất nhịp là lúc đắc thời đắc thế đem thuộc hạ ra mà khai đạo. Còn giả tiếng heo là kế áp dụng giữa lúc ở vào thế kẹt. Đứng trên lập trường đạo lý thì cất nhịp cầu là một hành động vong ân bội nghĩa. Lưu Bang nổi danh là người qua cầu cất nhịp lớn nhất trong lịch sử. Lúc Lưu Bang hàn vi còn đi ăn cắp gà, thôi thì Bang nói đủ các điều ngon ngọt dễ nghe để tựu chúng lập đảng. Đến khi nên cơ nghiệp rồi, lo việc củng cố quyền thế, Lưu Bang chẳng ngại gì hết, đổi lại thái độ, nghi ghét triều thần. Người thứ nhất mà Lưu Bang lôi chém là Hàn Tín, rồi đến Bành Việt, Anh Bố, bỏ tù Tiêu Hà, Trần Hi, Phàn Khoái. Trương Lương thấy họa chẳng chóng thì chày cũng đến với mình, nên bỏ trốn lên rừng học đạo tu tiên.
22. Liên hoàn kế (Kế móc nối nhau) “Liên hoàn kế” là nối liền với nhau thành một dây xích. “Liên hoàn kế” còn là vận dụng một quyền thuật để tạo phản ứng dây chuyền cho đối phương hoặc gây thành phản ứng nhiều mặt. Mỹ nhân kế là vũ khí phổ biến nhất cần thiết cho việc dùng “Liên hoàn kế”. Vì người đẹp ví như nước, anh hùng ví như bùn, nước làm cho bùn nhão ra. Từ ngàn xưa, đa số anh hùng đã vì thương hoa tiếc ngọc nên bỏ lãng nhiệm vụ. Tuy vậy, vẫn phải phân biệt “Mỹ nhân kế” với “Liên hoàn kế”. Liên hoàn kế là một hình ảnh của thực tiễn, bất cứ việc gì xảy ra cũng gây thành phản ứng dây chuyền. Việc xảy ra hôm nay cũng không tự dưng mọc ra, nó phải là kết quả dây chuyền từ những sự việc trước.
23. Dĩ dật đãi lao (Lấy khỏe để đối phó với mệt) Kế “Dĩ dật đãi lao” là lấy sự thanh thản để đối phó với hấp tấp, nhọc nhằn; dưỡng sức mà đợi kẻ phí sức. Kế này viết ở trong thiên “Quân Tranh” của bộ “Tôn Tử Binh Pháp”: “Lấy gần đợi xa, lấy nhàn đợi mệt” nghĩa là trên chiến thuật phải tìm nắm trước địa vị chủ động để ứng phó với mọi tấn công của địch. Cũng có ý nói nên chuẩn bị chu đáo, dễ dàng lấy cái thế bình tĩnh xem xét tình hình biến hóa mà quyết định chiến lược, chiến thuật. Đợi địch mỏi mệt, tỏa chiết bớt nhuệ khí rồi mới thừa cơ xuất kích. Tôn Tử gọi thế là: “Ẩn sâu dưới chín từng đất, hành động trên chín từng trời”. Sử dụng sách lược này đòi hỏi thái độ tuyệt đối trầm tĩnh ứng biến, đo được ý kẻ thù, hoàn cảnh kẻ thù, thực lực kẻ thù. Nếu thời cơ chưa chín thì đứng yên như trái núi. Khi cơ hội vừa tới thì lập tức lấp sông, chuyển bể. Tư Mã Ý ngăn Gia Cát Lượng ở Kỳ Sơn. Chu Du phóng hỏa tại Xích Bích. Tào Tháo đại phá Viên Thiệu nơi Quan Độ. Tạ Huyền đuổi Bồ Kiên ở Phi Thủy. Tất cả đều lấy ít đánh nhiều, thế kém vượt thế khỏe. Tất cả đều là kết quả sử dụng tài tình sách lược “Dĩ dật đãi lao”.
24. Chỉ tang mạ hòe (Chỉ vào gốc dâu mà mắng cây hòe) “Chỉ tang mạ hòe” là chỉ vào gốc dâu mà mắng cây hòe. Ý nói vì không tiện mắng thẳng mặt nên mượn một sự kiện khác để tỏ thái độ.
25. Lạc tỉnh hạ thạch (Ném đá vào người dưới giếng) “Lạc tỉnh hạ thạch” là ném đá vào đầu kẻ đã rơi xuống giếng. Rơi xuống giếng lại còn ném đá vào đầu nạn nhân. Nếu đứng trên quan điểm đạo đức Khổng – Mạnh thì phải là hành động không chính nhân quân tử, nhưng nếu coi là một mưu kế thì hành động này lại là một hành động sáng suốt. Căn bản triết lý của “Lạc tỉnh hạ thạch” là chi phối được thì mới chiếm đoạt được, và nhân từ với kẻ thù tức là tàn nhẫn với chính ta. Lưu Bị lúc nào hé miệng cũng nói những điều nhân từ, lúc nào cũng chảy nước mắt, nhưng ông lại là người cũng giỏi thủ đoạn “Lạc tỉnh hạ thạch” nhất. Chẳng vậy mà khi Lã Bố vốn là người làm nhiều ân huệ đối với Lưu Bị, nào việc bắn kích ở Viên Môn, nào việc cho Lưu Bị nương tựa ở căn cứ mình… Đến lúc Lã Bố bị bắt sau khi thất trận Từ Châu, Tào Tháo trong lòng còn đôi chút thương mến muốn dụ dỗ Lã Bố, Lưu Bị ngại Tào Tháo có thêm một mãnh tướng nữa nên đã ghé tai Tào Tháo mà nhắc khéo: “Ông không nhớ chuyện Đinh Nguyên và Đổng Trác hay sao?” (Đinh Nguyên và Đổng Trác đều nhận Lã Bố làm con nuôi, nhưng đều bị chết vì tay Lã Bố. Lưu Bị đã không kể đến ơn nghĩa, lại còn đưa đòn độc “Lạc tỉnh hạ thạch” hạ Lã Bố. Như vậy, Lã Bố làm sao khỏi chết!
26. Hư trương thanh thế (Thổi phồng thanh thế) “Hư trương thanh thế” là thổi phồng thanh thế để cho người ta chóa mắt, nể sợ. Đời Tam Quốc, Tào Tháo tiến xuống Giang Định, rầm rộ cả trăm vạn hùng quân. Tháo định dùng ưu thế tuyệt đối để buộc Tôn Quyền phải hàng phục. Nhưng Khổng Minh trông thấy âm mưu này nên chỉ ba vạn quân với một số mưu kế và trận gió đông đã đánh bại quân Tào. Khi sử dụng kế này, trước hết phải xem mục đích và giá trị của nó thế nào đã, rồi mới định cỡ to nhỏ.
27. Phủ để trừu tân (Bớt lửa dưới nồi) Kế “Phủ để trừu tân” là bớt lửa dưới nồi, ý nghĩa là giải quyết trên căn bản một vấn đề, chủ ý không cho nó phát ra (bớt lửa cho nước khỏi trào). Khi có một việc đã bùng nổ ra rồi thì tìm cách làm cho nó dịu đi, không để nó tiếp tục ác liệt. Chỗ diệu dụng kế “Phủ để trừu tân” là không nghe thấy tiếng, không nhìn thấy hình, vô cùng như trời đất, khó hiểu như âm dương, khiến cho kẻ thù rơi vào kế của mình mà họ không biết. Không kể tình trường, chiến trường hay thương trường, kế “Phủ để trừu tân” lúc nào cũng là kế rất âm độc, lớn mang hiệu quả lớn, nhỏ có hiệu quả nhỏ. Ở tình trường, anh chàng kém vế thường o bế song thân hoặc anh em của đào, hơn là tấn công chính nàng! Ở chiến trường, kế “Phủ để trừu tân” lại càng dày đặc, giăng mắc như mạng nhện.
28. Sát kê hách hầu (Giết gà cho khỉ sợ) “Sát kê hách hầu” nghĩa đen là giết con gà cho con khỉ sợ. Theo truyền thuyết dân gian, con khỉ rất sợ trông thấy máu, cho nên khi người ta muốn dạy khỉ, trước hết họ giết một con gà, bắt con khỉ nhìn thấy đống máu bê bết rồi mới bắt đầu giáo hóa. Lúc bắt khỉ cũng thế, người ta vặn cổ con gà cho nó kêu lên những tiếng ghê rợn, khiến cho khỉ bủn rủn chân tay thì đến bắt. “Sát kê hách hầu” có tác dụng lớn, làm cho các vụ mới nở ra trong trứng nước bị rơi vào cảnh bối rối, sợ sệt.
29. Phản gián kế (Dùng kế của đối phương để quật lại) “Phản gián kế” là dùng người của đối phương lừa dối đối phương, dùng kế địch lừa địch. Tôn Tử nói: “Biết mình là biết thực lực và nhiệm vụ của mình. Biết người là biết thực lực và ý đồ của địch. Biết mình thì tương đối dễ hơn biết người. Cho nên muốn biết người thì phải dùng gián điệp”.
30. Lý đại đào cương (Đưa cây lý chết thay cây đào) “Lý đại đào cương” là đưa cây lý chết thay cho cây đào. Người lớn làm họa, bắt người bé chịu tội thay. Có rất nhiều kẻ tác gian phạm tội lại bắt người khác thế thân.
31. Thuận thủ khiên dương (Thuận tay dắt con dê về) “Thuận thủ khiên dương” theo nghĩa đen là thuận tay dắt con dê về. Sự việc trên đời, thiên biến vạn hóa rất kỳ diệu. Phải biết nắm lấy bất cứ cơ hội nào vụt hiện đến trước mắt, đó là những thâu hoạch, những cái lợi bất ngờ.
32. Dục cầm cố tung (Muốn bắt mà lại thả ra) “Dục cầm cố tung” theo nghĩa đen là muốn bắt cho nên thả ra. Muốn thực hành kế này, phải có một nhãn quan sâu rộng, một tấm lòng nhẫn nại vô song. Những kẻ cấp công cận lợi không bao giờ có đủ tài trí để thi hành nó. Kế “Dục cầm cố tung” không thi hành theo cái nghĩa đen của nó. Kế này nói lên sự mềm dẻo cho mọi chính sách, thứ nhất là chính sách thu phục lòng người, giữ người.
33. Khổ nhục kế (Hành hạ thân xác mình để người ta tin) “Khổ nhục kế” là hành hạ mình, rồi đem cái thân xác bị hành hạ ấy để làm bằng chứng mà tiếp cận với địch để hoàn thành một âm mưu nào đó.
34. Phao bác dẫn ngọc (Ném hòn ngói để thu về hòn ngọc) “Phao bác dẫn ngọc” nghĩa đen là ném hòn ngói để thu về hòn ngọc. Tức là dùng tiểu vật để đoạt một đại vật, như người đi câu vậy. Dân gian thường nói “thả con tép bắt con tôm” cũng là kế này.
35. Tá thi hoàn hồn (Mượn xác để hồn về) “Tá thi hoàn hồn” nghĩa là mượn xác để hồn về. Ý kế này chỉ rằng: Sau khi đã thất bại, buộc phải lợi dụng một lực lượng nào đó để khởi lên thi hành trở lại chủ trương của mình. Tuy nhiên, dùng kế này rất dễ đi vào con đường nguy hiểm, nếu sơ xuất thì tỷ như rước voi về giày mả tổ. Nếu mượn xác mà mượn ẩu thì chẳng khác gì vác xác chết về nhà.
36. Tẩu kế (Chạy, lùi, thoát thân) “Tẩu kế” nghĩa là chạy, lùi, thoát thân. Tại sao kế sau chót cổ nhân lại đặt là “kế chạy”? Lại có câu: “Tam thập lục kế, tẩu vi thượng sách”. (Ba mươi sáu chước, chạy là hơn hết!) Bởi vậy kế này liên quan nhiều đến sự thành bại của một công việc lớn. Bất luận là đánh nhau bằng văn hay bằng võ, không ai là có thể thắng hoài. Trong quá trình chiến đấu bao gồm nhiều kiểu thắng, nhiều kiểu bại, lúc ẩn lúc hiện, trong chớp mắt dồn dập cả trăm ngàn biến chuyển. Nếu không ứng phó mau lẹ để tránh những cảnh bất lợi, để nắm mau lợi thế mà tiến tới thắng lợi, thì không phải là nhân tài. Chạy có nhiều phương thức. Bỏ giáp, bỏ vũ khí mà chạy, bỏ đường nhỏ mà chạy tới đường lớn, bỏ đường bộ mà chạy sang đường thủy… Các phương thức tuy không giống nhau nhưng cùng hướng chung đến mục đích là tránh tai họa để bảo đảm an toàn, để bảo toàn lực lượng. “Tẩu kế” không phải là chạy dài. Chạy chỉ là một giải pháp để mà sẽ quay lại. Tinh hoa của kế chạy là giành thời gian, bảo tồn sức khỏe, lực lượng. Rút chạy đến một vị trí mới, cho tư thế vững mạnh hơn, tập trung nỗ lực và củng cố tinh thần, chọn một cơ hội thuận tiện để quật lại, ấy mới thực là “Tẩu kế”. Sau hết phải lo đến điểm nguy của kế chạy: Khi chạy, sẽ mất tinh thần, sự việc hoàn toàn lỏng lẻo, mất sự tin tưởng ở xung quanh. Nếu không giải quyết cho chính xác những vấn đề trên thì “tẩu” không còn là một kế hoạch nữa, mà là một sự tan rã vậy!