Có
nhiều tiêu chí để đánh giá sự tiến bộ và giá trị của các nền văn minh
nhân loại, trong đó không thể thiếu một tiêu chí quan trọng đó là dạng
và cách thức sử dụng năng lượng vào đời sống. Có hai dạng năng lượng
chính mà loài người đã và đang sử dụng (i) năng lượng tạo ra sức mạnh cơ
giới như xăng dầu, chất hạt nhân để chạy máy móc (ii) năng lượng tự
nhiên dạng ẩn, không chỉ tạo ra sức mạnh vi tế để xây các kim tự tháp cổ
xưa theo truyền thuyết, mà còn sử dụng để chữa bệnh và được bộc lộ với
nhiều khả năng đặc biệt khác. Dạng năng lượng tự nhiên dạng ẩn này còn
có vai trò kích chấn trong những hoạt tinh thần của con người mà bạn đọc
có thể chưa biết đến. Nói rộng ra, thánh thần, ma quỷ và những truyền
thuyết ly kỳ hay những khả năng đặc biệt của con người như có khả năng
ăn sắt thép, uống acid mạnh, khả năng tiên tri, khả năng tìm kiếm hài
cốt và nhiều khả năng đặc biệt khác đều là những biểu hiện của các dạng
thức và biến đổi của năng lượng ẩn tự nhiên. Dạng năng lượng thể ẩn này
dường như đã được những nền văn minh cổ xưa sử dụng rất hiệu quả, nhưng
bị lãng quên vì nhiều lý do khác nhau. Có thể những nền văn minh này đã
bị những thảm họa tự nhiên hủy diệt và những nạn nhân sống sót sống lưu
lạc ở khắp nơi và đã không thể khôi phục lại được. Dấu vết còn để lại
được thể hiện ở những dạng thức đặc biệt, như mật truyền hay được cất
dấu bằng những cách đặc biệt mà con người ngày nay với duy thực chứng
(thấy được, cân đo đong đếm được) khó có thể tiếp cận để nghiên cứu và
ứng dụng.
Thật
vậy, truyền thống tâm linh Á Đông được biết đến với nền khoa học tâm
linh diệu kỳ được coi là nền tảng triết học cho những nền văn minh của
nhân loại ngay từ thuở khai thiên lập địa. Thuở ấy, con người đã biết sử
dụng năng lượng vi tế trong tự nhiên, tạm gọi là năng lượng vũ trụ để
chữa bệnh, xây dựng các thành quách bằng đá, các kim tự tháp vĩ đại. Làm
thế nào con người có thể xây dựng được những công trình tầm cỡ như vậy,
khi mà công cụ lao động của người xưa còn rất thô sơ? Đến nay, vẫn chưa
có lời giải thỏa đáng và nếu có, thì mới chỉ là những giả thiết khoa
học.
Những
giá trị vật thể và phi vật thể của những nền văn minh cổ, minh chứng
cho tầm mức tiến hóa của nhân loại vẫn còn nguyên đó, nhưng với hiểu
biết khoa học hiện đại thì chúng ta chưa lý giải được cơ chế vận hành
năng lượng trong quá trình xây dựng các công trình đó, cũng như những
khả năng đặc biệt: phân thân, hiểu được ý nghĩ của người khác thậm chí
không cần gặp và nhiều khả năng kỳ diệu khác. Người xưa chỉ có sức lao
động chân tay là chính và công cụ xây cất thì vô cùng thô sơ. Vậy sức
mạnh nào đã di chuyển được những khối đá cực lớn hàng chục tấn với quãng
đường hàng trăm cây số đến nơi xây cất kim tự Tháp và lại còn nâng
những khối đá đó lên cao và xếp đặt chúng theo đúng trật tự, chính xác
đến từng tiểu tiết, điều này vẫn như đang chờ lời giải từ giới khoa
học.
Phương vị và tâm linh Những nghiên cứu của giới nhà khoa học cho thấy các kim tự tháp, các tượng đài tâm linh cổ xưa của người thượng cổ, dù họ sống rải rác khắp nơi trên thế giới nhưng đều được bố trí, xếp đặt thống nhất về phương vị. Phương vị ấy là Phương Đông, nên trong tiếng Anh có từ orientation có nghĩa là hướng mặt trời mọc, là định hướng. Phải chăng nhân loại đang cần phải định hướng lại con đường phát triển và tiến hóa theo cách người Á Đông xưa đã làm. Một điều lý thú ai cũng biết đó là: dòng sông Mê Kông và các dòng sông lớn khác trên đất nước Việt Nam đều có phương vị “định hướng” chảy theo hướng Đông ra biển. Đích thực đất nước này có nhiều điều kì diệu về khoa học tâm linh xét theo tư duy phương vị “định hướng”. Dòng Mê Kông bắt nguồn từ mái nhà thế giới đổ về miền châu thổ đồng bằng Cửu Long ra biển qua chín cửa sông dường như là phương vị cho trục tâm linh mới. Điều này cần được nghiên cứu. Về khía cạnh nhân chủng học, thì các nhà khoa học cho thấy diện mạo, hình tướng của nhóm dân sống ở vùng núi tuyết với người Việt Nam có nhiều nét tương đồng, na ná giống nhau về kiểu hình. Nhóm cư dân sống ở thượng nguồn dòng sông huyền thoại này, phần đa theo Phật giáo Đại Thừa và có dòng Mật Tông. Còn cuối dòng Mê Công trên lãnh thổ Việt Nam, cư dân lại cũng phần đa thờ Phật và thuộc Phật giáo Tiểu Thừa. Sự tương đồng nhưng lại có nét khác biệt về cấu hình tư tưởng này cần được nghiên cứu. Vì thế, nếu nói dòng sông thân thương này có thể như một trục tâm linh gắn kết nghĩa tình (tâm linh) giữa các dân tộc vùng Đông Nam Châu Á (Asian countries) cũng là điều có lí. Tuy vẫn còn đâu đó có sự dị biệt nhưng điều này sẽ được điều hòa trong một tương lai gần, nhờ những đóng góp vô danh của những người con biết mình có cội nguồn từ vùng núi tuyết.
Thượng nguồn dòng Mê Kông, nơi được biết đến là vùng đất thiêng mà nhiều vị minh sư trong mọi thời đại đã từng tới để học hỏi tu hành. Hạ nguồn Mê Kông là nơi có nhiều điều bí ẩn vẫn chưa được biết đến và có một số nhà tiên tri cho biết: sẽ có Thánh nhân xuất hiện vào ngày Đại hỷ của nhân loại. Thánh nhân phải chăng là những vị có khả năng đặc biệt, minh triết, những người tài trí xuất hiện để dìu dắt sự phát triển nhân loại hợp thì và đồng pha với những thay đổi của hành tinh và vũ trụ, theo hướng thay đổi tiến hóa. Triết học Đông phương trong một tương lai gần sẽ trở thành một triết lý xứng đáng để định hướng cho nhân loại phát triển.
Từ
những thế kỷ trước đã có nhiều học giả Phương Tây đã từng đến Phương
Đông để nghiên cứu học hỏi nền triết học siêu việt ở đây. Thậm chí,
những nhân vật nổi tiếng ác tâm như Hitler cũng đã có ý định đến vùng
núi tuyết để học hỏi. Vì sao các nhà khoa học lại muốn đến vùng sơn
cước, nơi mà “ánh sáng” của nền văn minh vật chất có khi còn chưa đến
được? Những nơi được nhiều nhà khoa học đến là: Tây Tạng và vùng Trung
cận Đông, gần đây là Nam Mỹ, những nơi cũng có nhiều Kim Tự Tháp. Theo
thuyết “lục địa trôi” của ngành khoa học địa cầu thì Nam Mỹ là phần tách
ra từ một lục địa xa xưa có nền văn minh Kim Tự Tháp. Đã có nhiều giả
thiết khoa học cho rằng các kim tự tháp có liên quan đến cơ chế sử dụng
năng lượng vũ trụ, dạng năng lượng ẩn của tự nhiên.
Nhận
xét chung của các nhà nghiên cứu khi đến vùng đất tâm linh này của thế
giới đều cho rằng: ở đây, Á Châu đã tồn tại một nền văn minh đẳng cấp,
vượt xa những gì người Tây Phương biết được. Sự hiểu biết của một số vị
minh sư Á Châu như Lão Tử, Đức Phật Cồ Đàm Thích Ca Mâu Ni và nhiều vị
khác kể cả những vị ẩn danh là sự hiểu biết toàn thể thâm sâu mà những
kiến thức hiện có của người Phương Tây không đủ căn cơ để tiếp nhận đầy
đủ. Chưa tiếp cận được khái niệm triết học thì còn rất xa người Phương
Tây, khoa học hiện nay mới có thể vận dụng các quy luật sự sống và vũ
trụ theo quan điểm Đông Phương vào đời sống và đó là điều đáng tiếc.
Dòng
Mê Kông và những dòng sông khác trên hành tinh này cứ chảy mãi không
nguôi với thời gian, mang những “kho báu” phù xa và tài sản vô hình “tri
thức nhân loại tinh nguyên” dưới dạng các băng tần sóng điện trong mọi
thời đại đến với các miền quê êm ả thanh bình. Nước sông là sữa Mẹ nuôi
cho lúa trĩu bông, ngô đọng sữa và sức sống dâng trào Mẹ ban tặng cho
con người, những đứa con yêu của Mẹ Đất. Chúng con đội ơn “hồn thiêng
sông núi” để có chốn quang minh, để có ngày nụ cười nở trên môi nhân
loại. Chúng con tự hào được uống sữa Mẹ “người đàn bà vũ trụ” thuở nào,
nay đã 4 tỷ năm tuổi kể từ ngày Mẹ được “lập địa” khai sinh ra hành tinh
xanh này. Trải qua bao thăng trầm biến đổi Mẹ vẫn còn đấy để ôm con vào
lòng Mẹ, để dưỡng sinh đàn con và muôn loài cùng sinh sôi phát triển và
tiến hóa.
Tri
thức tinh nguyên của nhân loại không chỉ là những kiến thức khoa học
công nghệ mà con người biết được ngày nay, mà còn là “bể kiến thức nhân
loại” vô hình, “trường thông tin tổng hợp vũ trụ” mà các giống dân trước
người hiện đại đã từng tạo lập vẫn còn đâu đấy ở quanh ta dưới dạng
năng lượng ẩn tự nhiên. Đó dường như là nguồn tài nguyên tâm thức vĩ đại
có ở trong ta. Câu hỏi đặt ra là: làm thế nào để tài nguyên này được
biết đến và tỏa sáng trong mỗi chúng ta trước cuộc Đại tạo lần này? Bạn
hãy tự học hỏi tiến hóa để khi tiềm năng con người trong ta tỏa sáng thì
tự bạn sẽ có lời giải.
(Trích từ: Tình yêu cuộc sống - Mê Kông)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét