Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2012

Trị viêm họng không cần dùng thuốc

Viêm họng là bệnh thường gặp. Nó có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào và vào mọi thời điểm trong năm. Vì vậy, đừng vội tìm đến thuốc Tây, những kinh nghiệm sau khá hữu ích.
- Đầu tiên là bài thuốc với lá tía tô: Tía tô có thể thái nhỏ cho vào bát cháo nóng cùng với hạt tiêu để ăn. Món ăn này có thể tiêu diệt được vi khuẩn vùng họng, chữa viêm họng. Hoặc là lá tía tô tươi đem nghiền lấy nước uống. Lá tía tô, rễ tía tô xanh, rễ tía tô phơi khô trong bóng râm dùng nấu cháo với gạo nếp rang, vỏ quít cũng có công dụng trị ho, viêm họng.
Lá tía tô, rễ tía tô xanh, rễ tía tô phơi khô trong bóng râm dùng nấu cháo với gạo nếp rang, vỏ quít cũng có công dụng trị ho, viêm họng.
Tinh dầu tía tô có tác dụng ức chế các vi khuẩn tụ cầu vàng, liên cầu tan máu, phế cầu. Hoạt chất luteolin trong tía tô có tác dụng chống dị ứng.
- Thứ hai là dùng củ cải: Củ cải tươi giã hoặc ép lấy nước để uống. Nước củ cải có thể có thêm nước giá đậu xanh, hoặc cho thêm tỏi cũng rất hiệu nghiệm trong chữa trị viêm họng.
- Thứ ba, nhai cành đinh hương hoặc húng quế: Đinh hương sau khi cắt bỏ hoa thì đem nhai sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn, vi trùng có hại trong họng. Hoặc nếu không thích nhai cây đinh hương thì có thể nhai vài lá húng quế.
- Thứ tư là dùng gừng tươi: Ép gừng tươi để lấy một chút nước (3-4ml) để uống vào các buổi sáng. Trộn với 5ml mật ong với nước gừng tươi đã ép và uống sau khi đánh răng. Gừng và mật ong sẽ bảo vệ họng suốt cả ngày.
Ép gừng tươi để lấy một chút nước (3-4ml) để uống vào các buổi sáng.
- Thứ năm là dùng nghệ: Nghệ có thành phần chống dị ứng nên rất hiệu quả với chứng viêm dị ứng họng. Để sử dụng nghệ hiệu quả, nên pha một ít muối với 5g bột nghệ trong nửa cốc nước nóng và uống mỗi tối trước khi đi ngủ.
- Thứ sáu, dùng cây tiền hồ: Tiền hồ có tác dụng kháng khuẩn đối với tụ cầu vàng và một số vi khuẩn khác và có tác dụng long đờm. Trong y học cổ truyền, tiền hồ được dùng làm thuốc long đờm, chữa ho, đờm suyễn, viêm phế quản.
- Thứ bảy, dùng cây cát cánh: Trên thực nghiệm, rễ cát cánh có tác dụng long đờm và giảm ho. Thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân cho thấy nhóm hoạt chất saponin của cát cánh có tác dụng tiêu đờm rõ rệt. Khi uống, saponin gây kích thích niêm mạc họng và phế quản dẫn đến phản ứng tăng tiết dịch nhày ở niêm mạc làm cho đờm loãng, dễ bị tống ra ngoài.
- Thứ tám, bài thuốc từ cây cam thảo: Trong nghiên cứu thực nghiệm, cam thảo đã được chứng minh có các tác dụng giảm ho, chống co thắt cơ trơn, chống viêm và chống dị ứng. Hoạt chất acid glycyrhizic ở cam thảo có tác dụng ức chế sự phát triển của nhiều loài vi khuẩn gây bệnh.
Trong nghiên cứu thực nghiệm, cam thảo đã được chứng minh có các tác dụng giảm ho, chống co thắt cơ trơn, chống viêm và chống dị ứng.
- Thứ chín, dùng cây thì là: Từ lâu nhiều quốc gia trên thế giới đã dùng loại trà ngâm từ hạt thì là để chữa bệnh. Đây là phương thuốc dân gian hữu hiệu cho chứng đau và khô họng. Trà thì là cũng chữa ho rất tốt, nó còn giúp giảm đau ngực khi bạn ho quá nhiều.
- Thứ mười, bài thuốc từ cây sả: Các bài thuốc dân gian cổ truyền đều có nhắc đến công dụng của trà sả. Trà sả có công dụng chữa cảm lạnh và ho bằng cách kết hợp lá sả non, mật ong, hạt tiêu, quế, nước cốt chanh và lá bạc hà.
Loại trà sả hỗn hợp này giúp thông mũi họng, khiến người bệnh dễ hít thở hơn, giữ ấm toàn thân và làm dịu cơn ho trong mùa lạnh rất tốt.

http://webphunu.net/content/tri-viem-hong-khong-can-dung-thuoc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét