
Ngày nay nền khoa học hiện đại đã và đang sử dụng trở lại những triết lý khoa học ngày xưa như châm cứu, Đông Y, Khí Công chữa bệnh, ngay cả vật lý nguyên tử và vật lý thiên thể học.
Từ ngàn xưa Đông Phương vẫn tin tưởng rằng Năng Lượng Vũ Trụ còn gọi là "Prana" (tiếng Ấn Độ) là nguồn năng lượng nuôi sống muôn loài.
Nguồn Năng Lượng Vũ Trụ là tinh tú và tinh tú gần nhất cho Năng Lượng Vũ Trụ là mặt trời trong thái dương hệ, mọi sinh vật đều hấp thụ Năng Lượng Vũ Trụ.
Trong thời đại tiến bộ khoa học, chúng ta còn bị mê hoặc bởi những hiện tượng kỳ lạ của con người. Những điều hết sức thực tế, lạ lùng vô cùng bí ẩn mà con người chưa hiểu biết. Những nhà khoa học đã từng thám hiểm trên mặt trăng và chinh phục các hành tinh (các ngôi sao) tìm hiểu gần như thông suốt trái đất, tuy nhiên con người vẫn chưa thật sự hiểu biết bản thân chính mình.
Giáo Sư A. Medelyanovski (nước Nga) đã phát biểu: "Tìm
hiểu các tiềm năng khác thường của chúng ta không hề mang tính dị
thường. Trái lại, nó sẽ nâng cuộc sống con người lên mức phát triển mới
và cao hơn. Lịch sử đã chứng minh là những người tầm thường vẫn phê phán
trong việc công nhận cái hay của người khác. Trong khi cái hay ấy
thường thuộc về những người lạ thường, có khả năng chứng minh những năng
lực kỳ lạ ấy. Đây cũng là yếu tố chính đã ngăn cách tập thể khoa học
công nhận những năng lực ấy."
Con
người là một thực thể của vũ trụ. Có thể coi con người là một vũ trụ
thu nhỏ, có cả thế giới vô hình và hữu hình. Sự tồn tại của bất kỳ cơ
thể sống nào cũng bao gồm hai phần: cơ thể vật chất thuần túy và cơ thể
năng lượng bao quanh cơ thể vật chất kia. Con người giao tiếp với vũ trụ
không phải chỉ bằng năm giác quan, mà còn cả các giác quan vô hình
khác, tạm gọi là Luân Xa và những hệ thần kinh khác có trong cơ thể
chúng ta.
Tiềm năng của con người rất lớn, nhưng chúng ta hiểu biết về mình vẫn còn ít. Đứng trước những khả năng kỳ diệu của con người, trước các hiện tượng lạ thường chỉ có nhiều câu hỏi, mà lại có rất ít câu trả lời. Vì sao vậy? Bởi vì khoa học hiện đại chưa thể giải thích hết các hiện tượng về khái niệm vật chất mới, đế có thể diễn tả bằng mô hình toán học chính xác.
Nền văn hóa Ai Cập với những Kim Tự Tháp cho nhiều thế kỷ về sau ngưỡng mộ, vẫn quan tâm đến sức mạnh kỳ diệu của các hiện tượng mà con người có được. Văn minh Ai Cập đã sớm phát hiện được các điểm trên thân thể con người có liên quan đến vũ trụ. Vậy thì, có thể nêu một giả thuyết là người cổ Ai Cập đã biết sử dụng Năng Lượng Vũ Trụ tập trung vào ý nghĩ, phát sóng Alpha và đây là tần số của một làn sóng não bộ trong khoảng 9 đến 14 hertz, mà làn sóng này chỉ được phát ra khi hệ thống não bộ ở trong trạng thái thức tỉnh và tâm thần hoàn toàn vui vẻ và bình an, điều khiển nâng các tảng đá hàng chục ngàn tấn lên cao để xây dựng Kim Tự Tháp?

Tiềm năng của con người rất lớn, nhưng chúng ta hiểu biết về mình vẫn còn ít. Đứng trước những khả năng kỳ diệu của con người, trước các hiện tượng lạ thường chỉ có nhiều câu hỏi, mà lại có rất ít câu trả lời. Vì sao vậy? Bởi vì khoa học hiện đại chưa thể giải thích hết các hiện tượng về khái niệm vật chất mới, đế có thể diễn tả bằng mô hình toán học chính xác.
Nền văn hóa Ai Cập với những Kim Tự Tháp cho nhiều thế kỷ về sau ngưỡng mộ, vẫn quan tâm đến sức mạnh kỳ diệu của các hiện tượng mà con người có được. Văn minh Ai Cập đã sớm phát hiện được các điểm trên thân thể con người có liên quan đến vũ trụ. Vậy thì, có thể nêu một giả thuyết là người cổ Ai Cập đã biết sử dụng Năng Lượng Vũ Trụ tập trung vào ý nghĩ, phát sóng Alpha và đây là tần số của một làn sóng não bộ trong khoảng 9 đến 14 hertz, mà làn sóng này chỉ được phát ra khi hệ thống não bộ ở trong trạng thái thức tỉnh và tâm thần hoàn toàn vui vẻ và bình an, điều khiển nâng các tảng đá hàng chục ngàn tấn lên cao để xây dựng Kim Tự Tháp?
Thời
kỳ đó không có phương tiện tối tân để xây dựng Kim Tự Tháp. Bởi vì
không phải hiện tượng nào cũng tùy thuộc vào nguyên lý vật lý với các
quy luật vật lý hiện tại. Đặc biệt các hiện tượng kỳ lạ "siêu tự nhiên"
càng không thể giải thích được bằng khái niệm của nền khoa học hiện nay,
nó phải được giải thích bởi một ngành khoa học khác có quan điểm về cấu
trúc vật chất hoàn toàn mới và năng lượng mới.
Nhà bác học đại tài của thế kỷ XX là Albert Einstein, người đưa ra Thuyết Tương Đối với công thức nổi tiếng: E=MC2.

Theo công thức này:
-
Một phân tử có trọng lượng M (tính bằng kilogram), nếu được kích thích
di chuyển tới vận tốc C là vận tốc của ánh sáng (khoảng 300000 km/sec),
thì sẽ phát ra một nguồn năng lực E (đo bằng joule).
Dùng toán học để tính:
- Nếu chúng ta kích thích được một vật thể có trọng lượng là 50 kg
lên đến vận tốc ánh sáng, thì vật này sẽ được biến đổi thành một nguồn
năng lực là 4.5 x 1018 joules (1 joule là đơn vị đo lường năng lực cần
thiết để di chuyển 1 kg lên đến vận tốc là 1 m/sec trong 1 giây đồng hồ và đi đúng 1 mét!)
- Một
vật thể có trọng lượng M, nếu được kích thích bởi một trường lực điện
từ (electromagnetic field) cực mạnh sẽ dần dần biến đổi từ trạng thể vật
chất (matter) sang thành trạng thể năng lượng (energy). Ở trạng thể
năng lượng, nếu có được một sự hiểu biết tinh vi thì chúng ta có thể
điều khiển được chiều hướng của nguồn năng lượng này mà không bị lệ
thuộc vào yếu tố của thời gian và không gian. Do đó, ở trạng thể này
chúng ta có thể vượt qua được hàng rào của thời gian để đi ngược về quá
khứ hoặc đi tiến tới tương lai.
Thêm vào đó, vì chúng ta là một nguồn năng lượng
có sự hiểu biết tinh vi nên chúng ta có khả năng biến đổi trở về được
lại trạng thể vật chất. Dựa theo công thức của Einstein thì các phân tử ở
dạng vật chất đều có thể biến đổi được sang thành dạng năng lượng, và
đồng thời những nguồn năng lượng cũng có thể biến dạng thành thể vật
chất, với điều kiện là phải được kích thích lên đến tần số vận tốc ánh
sáng. Do đó, chúng ta hiểu được bản thể vật chất này chỉ là một phần tử
cơ cấu của một nguồn năng lượng vĩ đại, mà hiện nay chúng ta gọi là Năng Lượng Vũ Trụ hoặc nguồn Đại Sinh Lực.


- "Hạt nhân nguyên tử là gì?”
Một câu hỏi mà phần lớn các nhà khoa học vẫn thường đặt ra và cho đến nay họ vẫn chưa tìm được câu trả lời thỏa đáng.
Theo
sự hiểu biết phổ thông, một hạt nhân nguyên tử được cấu tạo bởi những
đơn vị nhỏ hơn như electron, neutron và proton. Những đơn vị này cũng đã
được phân tách và được biết rằng chúng mang tính chất phân cực như
electron là âm [-], neutron là không và proton là dương [+].
Thêm
vào đó, các nhà khoa học cũng cho rằng các hạt nhân nguyên tử này có
tính chất và hoạt động như trạng thể vật chất và đồng thời như trạng thể
làn sóng ánh sáng. Bởi vì trong những cuộc thí nghiệm bắn các hạt nhân
nguyên tử này vào nhau, các nhà khoa học chứng nhận kết quả cũng tương
tự như bắn các trái banh bi-da cho va chạm nhau (collision experiment).
Cộng
với sự ngạc nhiên của các nhà khoa học khi bắn một hạt nhân nguyên tử
qua lỗ trống thì họ nhìn thấy hạt nhân nguyên tử này đi xuyên qua hai lỗ
trống cùng một lúc (double-slit experiment). Nhờ vào công thức của
Einstein chúng ta có thể biến đổi và kết hợp được hai dạng vật chất và
năng lượng vào với nhau; nhờ đó chúng ta hiểu được thêm về sự cấu tạo
của vạn vật dưới trạng thể phân tử và sóng (particle & wave).

Khi
nghiên cứu về loại quang tử cực mạnh này, đây cũng là một lượng tử của
năng lượng điện từ hoặc ánh sáng, biến thể thành hai hạt nhân nguyên tử,
các nhà khoa học nhận thấy ngay tại thời điểm biến thể từ năng lượng
sang vật chất, thì vận tốc hoạt động của quang tử này đang giảm xuống từ
từ để trở thành hạt nhân nguyên tử (quang tử thường hoạt động ở vận tốc
ánh sáng).
Khi
biến đổi như vậy, quang tử này bắt đầu có những đặc tính của trạng thể
vật chất như có thể tích, trọng lượng, v..v..., và đồng thời vẫn còn giữ
một vài đặc tính của thể sóng. Những đặc tính ấy nằm tiềm ẩn bên trong
hạt nhân nguyên tử sau sự biến thể.
Một
thí dụ dẫn giải về sự biến thể này là không khí, nếu được kết tụ ở một
nhiệt độ nào đó thì sẽ trở thành thể lỏng là nước, và rồi nếu đem vào
một nhiệt độ thật lạnh thì sẽ trở thành thể đặc là nước đá. Do đó các
nhà khoa học bắt đầu hiểu rằng tất cả muôn loài vạn vật ở trạng thể vật
chất đều là những “luồng ánh sáng đông đặc” vì tất cả đều được
cấu tạo bởi những quang tử hoạt động ở vận tốc chậm (dưới vận tốc ánh
sáng) mà trở thành các hạt nhân nguyên tử. Điều này có nghĩa là muôn
loài vạn vật đều là những trạng thể của một nguồn năng lượng do luồng vũ
trụ tuyến cấu tạo, mà chúng ta tạm gọi là nguồn Năng Lượng Vũ Trụ.
Cũng
trong phạm vi của hạt nhân nguyên tử này, chúng ta khảo sát sự cấu kết
của hàng triệu, hàng tỷ hạt nhân nguyên tử để tạo thành những tế bào
sống (living cells) và rồi nhờ đó mà sinh ra được muôn loài vạn vật.

Các
nhà khoa học cũng khám phá ra cái bản đồ hoặc công thức DNA này là một
tác động của một trường sinh lực (bio-energy field) mà đi song song theo
bản thể xác thịt. Nguồn trường sinh này là một họa đồ cấu trúc năng
lượng với đầy đủ những công thức lẫn điều kiện xếp đặt một bản thể trong
không gian và đồng thời cũng là bản đồ chỉ dẫn sự sửa chữa những bản
thể bị tổn thương hoặc bị phá hoại.
Phát
biểu ngày 16-12- 2008, trưởng nhóm nghiên cứu thuộc Đài quan sát Vật lý
học thiên thể Smithsonia ở bang Massachusetts, ông Alexey cho biết:
nguồn “Năng lượng tối” cấu thành tới trên 70 % vũ trụ và là một dạng
“lực hấp dẫn đang kiềm chế vũ trụ, dù hiện vẫn chưa rõ nó thực sự là
gì”.

Theo
những số đo của kính thiên văn vũ trụ Hubble, năng lượng tối bí ẩn,
đang đẩy vũ trụ giãn ra, dường như là loại lực không đổi mà Albert
Einstein từng dự đoán. Các nhà khoa học coi “Năng lượng tối” là một dạng
năng lượng lạ.
Trong
những thập niên gần đây, khoa học đã trở nên ý thức được giới hạn
nghiêm trọng của những cảm nhận thông qua ngũ quan con người:
. Về thị giác:
Mắt của chúng ta có khả năng rất khiêm tốn. Nó chỉ cảm nhận được với
một dải bức xạ khá hẹp, có chiều dài bước sóng khoảng 0, 0004- 0,
0007cm, phần còn lại của sóng điện từ, chúng ta không thấy được. Vì thế,
không nhìn thấy, không có nghĩa là không có. Chúng ta đang bơi trong
biển cả của sóng năng lượng (bao gồm cả sóng năng lượng đã biết và chưa
biết “Năng lượng tối” ), chìm ngập trong đại dương sóng điện từ, tia
gramma, tia cực tím, tia hồng ngoại, sóng vi ba, sóng rađio, sóng ngắn…
Chúng ta cũng chỉ mới đặt tên cho một lượng rất ít các loại sóng hiện
hữu.
. Về thính giác:
Khả năng nghe âm thanh đối với con người, chỉ giới hạn trong khoảng 25-
25000 Hz, trong khi đó, nhiều loài vật như loài chó, loài dơi… có thể
nghe được dải tần số của sóng âm thanh lớn hơn nhiều lần.
. Về khứu giác:
Mùi vị là sự khuyếch tán vật chất trong không gian với nhiều cung bậc
khác nhau. Khả năng khứu giác của loài người càng kkhiêm tốn so với các
loài vật quanh ta: chó, ruồi…
Như
vậy khả năng cảm nhận của con người với vũ trụ trong dạng sóng năng
lượng là rất hạn hẹp. Chỉ mới nhận biết khoảng ba phần trăm nghìn
(0,0003) của các bức xạ năng lượng quanh ta.

Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét