Trí
tuệ con người càng phát triển thì kho tàng tri thức sẵn có dường như
quá ít và phiến diện để cho phép lý giải nhiều hiện tượng bí ẩn tồn tại
ngay cạnh chúng ta. Giả thuyết về vũ trụ đa chiều có thể là một trong
những ý tưởng mang tính đột phá mở đường cho một giai đoạn mới trong
nghiên cứu tích hợp hai lĩnh vực vật lý và tâm linh.
Vào
mấy thập niên gần đây, người ta thường nhấn mạnh đến quan điểm mở
(không khẳng định và không phủ nhận một cách cực đoan) khi khảo sát,
nghiên cứu những hiện tượng có các khía cạnh tưởng chừng như hoàn toàn
vô nghĩa trong thế giới vật lý (không nhìn thấy). Nhiều chứng nghiệm tâm
linh và hiệu lực trực giác của một số cá nhân trong quá trình tìm tòi,
khám phá bản chất thực sự của con người và thế giới tự nhiên đã dẫn đến
một giả thuyết lạ thường về vũ trụ tổng thể.
Giả thuyết về tính đa chiều của vũ trụ
Theo
giả thuyết này, vũ trụ (tổng thể) bao gồm nhiều lớp vật chất thâm nhập
lẫn nhau, trong số các lớp thì ngoại trừ lớp vật lý là hữu hình, còn
những lớp khác đều vô hình vì chúng rất tinh tế (mịn hơn không khí rất
nhiều). Cụ thể, giả thuyết gồm các điểm chính sau đây:
1- Vũ trụ được cấu tạo từ những lớp năng lượng với các dải tần số hay mật độ năng lượng khác nhau.
Mỗi
lớp năng lượng được gọi là một chiều thực tại, một bình diện vật chất
hay một vũ trụ con. Nó có các cấu trúc cơ sở với tần số dao động hay mật
độ đặc trưng nằm trong một khoảng nhất định. Ví dụ, chiều thực tại vật
lý (bình diện vật lý, vũ trụ vật lý) có các cấu trúc cơ sở đặc trưng như
tế bào, phân tử, nguyên tử, proton, điện tử v.v...
2- Các
bình diện vật chất tồn tại song song với nhau. Chúng không bị phân tách
bởi không gian và thời gian như đối với thế giới hữu hình, mà bằng tần
số dao động hay mật độ năng lượng.
3- Giữa hai chiều thực tại liền kề có một lớp năng lượng ngăn cách với đặc trưng tần số hay mật độ mang tính hỗn hợp.
4- Chiều
thực tại vật lý (bình diện vật lý, vũ trụ vật lý) chỉ là vỏ ngoài dày
đặc của cả vũ trụ, trong đó mỗi đối tượng vật lý (nhìn thấy) đều có bản
tính đa chiều hay đa tần số.
5- Tồn tại một lớp năng lượng tinh tế nhất, được gọi là lớp tâm thức (bình diện tâm thức) liên
kết tất cả các chiều thực tại khác thành một thể thống nhất (cái Một)
với tác động toàn diện đến sự biến đổi và tiến hoá của cả vũ trụ.
Trong
một số luận thuyết tâm linh, người ta thường dùng các tên gọi khác sau
đây để chỉ lớp vật chất đặc biệt nói trên: Tâm thức vũ trụ, Đại dương
tâm thức, Đại dương năng lượng sống, Cõi thiêng liêng, Cõi lặng, Đạo,
Cái đó v.v... Theo các đại sư, cách duy nhất để nhận biết lớp tâm thức
là mỗi người phải tự mình trải nghiệm theo một cách đặc biệt nào đó,
chẳng hạn như thiền định hay xuất thần.
6- Vũ
trụ vật lý được nối với những vũ trụ con khác bởi các cấu trúc liên kết
đặc biệt hay đường hầm năng lượng. Những cầu nối như vậy còn liên kết
các chiều phi vật lý với nhau.
7- Mọi
biểu hiện “ý thức” nói riêng hay “nhận biết” nói chung của bất kỳ cấu
trúc vật chất tự nhiên nào cũng đều là kết quả tương tác giữa bình diện
tâm thức và cấu trúc vật chất đó.
Như
vậy, ý thức không phải do một “chất” tinh thần hay mức độ đủ phức tạp
của kết cấu vật chất tạo ra. Nói cách khác, bất kỳ cấu trúc vật chất tự
nhiên nào từ vĩ mô cho đến vi mô, thậm chí cả vũ trụ, đều có biểu hiện
“ý thức” ở một mức độ nhất định. Hệ quả này phù hợp với quan niệm và
hiểu biết của các nhà nghiên cứu tâm linh và ngày càng được minh chứng
qua nhiều kết quả thực nghiệm.
Nội
dung của giả thuyết trên đây kết hợp với các kết quả chứng nghiệm tâm
linh cho phép xem xét một cách nhất quán và phù hợp nhiều vấn đề bí ẩn
về con người cũng như thế giới tự nhiên nói chung.
Con người và các sinh thể phi vật lý
Từ
thời cổ xưa, các nhà thông thái đã coi con người là một tiểu vũ trụ.
Mặt khác, những sinh thể tinh khôn không có thân vật lý cũng đã được đề
cập đến rất phổ biến trong các lý thuyết tôn giáo. Điều đó ngày càng
được củng cố về mức độ tin cậy. Vậy có thể khái quát hoá vấn đề này ra
sao?
Linh hồn và cấu trúc cơ thể:
Theo một số nhà thấu thị, cấu trúc đầy đủ của con người đúng là giống
như một mô hình thu nhỏ của vũ trụ tổng thể. Thật vậy, ngoài thể xác ứng
với chiều vật lý, con người còn có hệ thống các cơ thể năng lượng ứng
với các chiều phi vật lý. Cùng với sự liên hệ với các chiều vũ trụ, tổ
hợp các luân xa con người cũng có vai trò làm cầu nối các cơ thể với
nhau. Tâm thức hay “linh hồn” chính là phần cốt lõi và tinh tuý nhất của
mỗi người, nó có tác động quyết định đến hệ thống các cơ thể và qua đó
điều khiển mọi hoạt động ý thức và vô thức của một cá nhân. Như vậy, con
người là một sinh thể liên chiều hoàn hảo.
Tính tương đối của thực tại:
Thực tại được mỗi cá nhân cảm nhận ở từng mức độ của các bình diện vật
chất. Nói cách khác, thực tại được chứng nghiệm là tương đối theo “băng”
tần số năng lượng của người quan sát. Mỗi người tựa như một máy thu
sóng nhiều băng, còn vũ trụ tổng thể tựa như một môi trường sóng đa tần
số. Thông thường, băng tần số ở con người được ấn định ứng với chiều vũ
trụ vật lý. Bởi vậy, chúng ta chỉ có thể cảm nhận được rõ ràng những gì
xảy ra trong vũ trụ vật lý.
Nếu
có tác động của các yếu tố đặc biệt (bẩm sinh, tai nạn, tập luyện, trợ
giúp), một số cá nhân có thể trở nên dễ dàng tự hiệu chỉnh từ băng thực
tại này qua băng thực tại khác. Trong trường hợp đó, con người khi tập
trung ý thức vào một cơ thể năng lượng nhất định của mình thì có thể cảm
nhận được thực tại của chiều vũ trụ tương ứng.
Cái chết vật lý:
Phẩm chất đặc trưng của tâm thức (“linh hồn”) là nhận biết (quan sát,
chứng kiến). Nó là một phần của tâm thức vũ trụ - lớp năng lượng thuần
khiết nhất mà các nhà tâm linh coi là tồn tại vĩnh hằng. Minh triết của
những người đã trở thành vị Phật cho biết rằng: thể xác và hệ thống các
cơ thể năng lượng của một cá nhân có thể bị phá huỷ hoàn toàn, nhưng
phẩm chất nhận biết hoặc tâm thức tương ứng thì vẫn tồn tại. Đó là điều
vô cùng khó tin đối với người thường.
Khi
cơ thể vật lý của con người bị phá huỷ hoặc cắt rời khỏi hệ thống các
cơ thể năng lượng thì cái chết vật lý xảy ra. Nhờ một vài trải nghiệm
cần thiết cùng với sự hiểu biết sâu sắc về tâm linh, tâm thức con người
có thể quan sát cái chết tự nhiên của mình một cách bình thản và phúc
lạc, vì đó chỉ là quá trình chuyển đổi chiều thực tại từ vũ trụ vật lý
ít sáng tỏ qua một chiều phi vật lý linh hoạt hơn. Bởi vậy, thái độ
hoảng sợ trước cái chết vật lý được coi là một trong những ảo tưởng vĩ
đại nhất của con người từ xưa đến nay.
Các sinh thể phi vật lý: Trước
hết cần nhấn mạnh rằng, niềm tin về sự tồn tại các sinh thể trong những
chiều phi vật lý của vũ trụ là hoàn toàn phù hợp với giả thuyết về tính
đa chiều của vũ trụ và các thể nghiệm tâm linh. Ở đây chỉ xét đến các
sinh thể phi vật lý có trí tuệ.
Các
chứng nghiệm xuất thần của một số cá nhân cho biết rằng, khả năng suy
nghĩ và cảm nhận bằng giác quan như nghe, nhìn... của con người được tạo
ra từ tâm thức (“linh hồn”). Trong chiều vật lý, các giác quan và bộ
não người rất bị giới hạn, chúng chỉ đóng vai trò ghi nhận và phản hồi
một lượng thông tin ít ỏi. Do đó, các sinh thể phi vật lý phát sinh sau
cái chết vật lý của con người có thể có mức độ trí tuệ đáng kể. Người ta
cho rằng, các sinh thể phi vật lý với tâm thức như con người ở các
chiều thực tại tần số cao hơn sẽ có mức phát triển trí tuệ lớn hơn.
Các hiện tượng vật lý
Từ
giả thuyết về tính đa chiều của vũ trụ có thể rút ra những điều bổ ích
đối với một số vấn đề vật lý phức tạp. Sau đây là một số ví dụ.
Định lý Bell: Năm 1964, nhà vật lý người Ai-xơ-len là J. S. Bell đã chứng minh định lý liên nối
nói rằng, tất cả các hạt vật chất của vũ trụ đều được liên kết với nhau
bởi một lực không nhìn thấy. Công trình của Bell đã ảnh hưởng sâu sắc
đến chiều hướng vật lý hiện đại. Người ta coi định lý Bell là một trong
những khám phá quan trọng nhất của thế kỷ 20. Cho đến nay, bản chất thực
sự của lực bí ẩn đó vẫn chưa được chỉ ra.
Giả
thuyết về tính đa chiều của vũ trụ cho phép lý giải định lý Bell một
cách khá đơn giản. Thực vậy, tâm thức vũ trụ chính là lực bí ẩn được nói
tới trong định lý đó. Để thêm phần cụ thể, chúng ta xem xét lực đó đối
với bản thân con người.
Như
chúng ta đều biết, mỗi cá nhân cảm nhận chính mình như một thể thống
nhất. Nói cách khác, ở mỗi người tồn tại một lực bí ẩn liên kết một số
lượng khổng lồ các “hạt - tế bào” của toàn bộ cơ thể thành một khối trọn
vẹn. Lực đó được giả định là tâm thức hay “linh hồn” con người.
Hiệu ứng đường hầm:
Nhiều năm trước đây, một số nhà vật lý đã phát hiện ra là các hạt sơ
cấp như điện tử có khả năng xuyên qua lớp rào chắn vốn được coi bất khả
xâm phạm và tái vật chất hoá ở phía bên kia. Đó làhiệu ứng đường hầm.
Dựa trên hiểu biết khoa học truyền thống, hiện tượng này là không thể
được lý giải. Tuy vậy, tính đa chiều của vũ trụ sẽ cho một cách nhìn phù
hợp. Có thể dự đoán rằng, hiệu ứng đường hầm chỉ là kết quả của các hạt
sơ cấp di chuyển theo một chiều thực tại khác của vũ trụ và tái lập lại
ở một miền nhất định của vũ trụ vật lý.
Vũ trụ mở rộng:
Năm 1928, E. Hubble đã cho công bố một phát hiện quan trọng nhất trong
thiên văn học hiện đại: vũ trụ vật lý đang được mở rộng. Để giải thích
điều này, người ta đã đề xuất lý thuyết vụ nổ lớn (big bang).
Theo đó, khoảng 15 tỷ năm trước đây vũ trụ khởi đầu bởi một vụ bùng nổ
vô cùng lớn, dẫn đến sự mở rộng không gian ra mọi phía.
Lý
thuyết vụ nổ lớn là một kết quả hợp logic để minh hoạ cho sự giãn nở
của vũ trụ vật lý. Tuy nhiên, nếu xuất phát từ tính đa chiều của vũ trụ
tổng thể thì lý thuyết đó chưa đủ thuyết phục bởi vì người ta vẫn chưa
tính đến mối quan hệ tương tác giữa chiều vật lý và các chiều phi vật
lý. Rất có thể, nguyên nhân mở rộng của vũ trụ vật lý chỉ là hệ quả tất
yếu từ những quá trình biến đổi liên tục của các chiều vũ trụ vô hình
khác.
Chúng
ta hy vọng rằng, tính đa chiều của vũ trụ sẽ được thừa nhận một cách
rộng rãi trong thế kỷ 21. Điều đó sẽ có ý nghĩa hết sức lớn lao đối với
khoa học và là bước ngoặt chính trong quá trình tiến hoá nhân loại.
ST (Theo t/c Thế giới Trong ta số 168)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét