Các sao chiếu mệnh thường niên bao
gồm: Thái dương, Thái âm, Mộc đức, La hầu, Kế đô, Thủy diệu, Hỏa tinh, Thổ
tú, Thái bạch. Mỗi năm, mỗi người đều có một sao chiếu mệnh (còn gọi là sao
hạn). Sao hạn có ảnh hưởng nhất định đến công danh sự nghiệp, sức khỏe, tiền
bạc, nhân duyên…
Muốn biết bản thân mình năm nay sao nào chiếu mệnh, trước hết bạn tính tuổi
mình theo nông lịch (âm lịch), nếu tuổi bạn lớn hơn số 9, hãy cộng số tuổi (gồm
hai chữ số) của mình thành số có 1 chữ số, sau đó tra theo bảng số của sao
tương ứng.
Ví dụ: Nam
sinh năm 1972, theo âm lịch, năm 2010 bạn 39 tuổi. Lấy 3 + 9 = 12. Do 12 lớn
hơn 9, lại lấy 1 + 2 = 3. Như vậy năm 2010, sao chiếu mệnh của bạn nam sinh năm
1972 là sao số 3 – Thủy diệu.
Do số sao của nam và nữ khác nhau, nên sau khi tính được số sao, các bạn căn cứ
vào bảng sau đây đề biết sao chiếu mệnh của mình:
Nam: 1 La hầu; 2 Thổ tú; 3 Thủy diệu; 4
Thái bạch; 5 Thái dương; 6 Hỏa tinh;
7 Kế đô; 8 Thái âm; 9 Mộc đức./.
Nữ: 1 Kế đô;
2 Hỏa tinh; 3 Mộc đức; 4 Thái âm; 5 Thổ tú; 6 La hầu;
7 Thái
dương; 8 Thái bạch; 9 Thủy diệu./.
Mỗi sao chiếu mệnh đều có ảnh hưởng tốt – xấu khác nhau, mức độ tốt xấu của nó
phụ thuộc vào tính chất ngũ hành của từng sao, đồng thời chịu tác động của ngũ
hành bản mệnh, âm dương bản mệnh và phúc đức gia đình người được sao chiếu
mệnh.
Ví như, sao Thái dương chiếu mệnh, với bạn nam thì mọi sự hanh thông, một năm
bình an vô sự; nhưng với nữ lại rất dễ gặp tai ương. Hoặc như, do Thái dương
thuộc dương hỏa, những người mệnh kim, mệnh thủy đều chịu nhiều tác động bất
lợi; ngược lại, người mệnh thổ sẽ có cơ hội lớn hơn…
Tính chất
tốt, xấu của các sao như sau:
Thái dương:
Sao tốt, chủ
việc đi làm ăn ngoài địa phương nơi mình ở phát tài; gia đình có thể tăng nhân
khẩu; vạn sự hòa hợp. Nhưng Thái dương chỉ tốt cho nam giới, gọi là “hỷ sự
trùng trùng”; với nữ giới lại là “tai ương”.
Thái âm:
Ngũ hành
thuộc thủy, âm, mọi việc như ý, nhất là công danh, cầu tài cầu lộc, đầu tư buôn
bán, du lịch, ngoại giao… Nhưng Thái âm cũng chỉ lợi nam giới; nữ giới gặp năm
Thái âm chiếu mệnh rất dễ xảy tai ách, nhất là về việc thai sản.
Mộc đức:
Ngũ hành thuộc mộc, là sao xấu, chủ yếu bất lợi về âm phần. Mộc đức chiếu mệnh,
nam dễ bị mắc các bệnh về mắt; nữ dễ xảy tai nạn đổ máu; nhưng nếu năm mộc đức
chiếu mệnh mà kết hôn thì Vợ chồng vẫn hòa hợp, con cháu bình an.
Thái bạch:
Ngũ hành thuộc kim, chủ tai ách bệnh tật, nam nữ đều xấu, nhất là đối với nữ
giới. Tuy nhiên, quý nhân gặp kim tinh lại có điềm tốt, có thể tăng thêm nhân
khẩu, gặp cơ hội thăng tiến. Riêng việc hôn nhân, cưới hỏi nên tránh, vì cưới
hỏi năm Thái bạch chiếu mệnh thường gặp nạn đổ máu ở bụng.
Thổ tú:
Ngũ hành thuộc thổ, là sao xấu về mọi phương diện. Thổ tú chiếu mệnh mọi sự ưu
phiền, đêm ngủ không yên, mơ toàn chuyện gở; chăn nuôi, kinh doanh bất vượng;
thường bị tiểu nhân ám hại, dèm pha.
Hỏa tinh:
Ngũ hành thuộc hỏa, là sao xấu, chủ tật bệnh, nạn đổ máu, làm ăn khó khăn; phụ
nữ thai sản bất lợi. Năm Hỏa tinh chiếu mệnh không nên làm gì mới, như lập
doanh nghiệp, mua thêm bán bớt… Tốt nhất giữ mọi việc tuần tự như năm trước,
gọi là “thủ cựu bình an”.
Thủy diệu:
Ngũ hành thuộc thủy, là sao phúc lộc, chủ về tài vận, cơ hội làm ăn phát triển
trở lại, có thể đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Nam giới gặp
vận hội làm ăn, giao du bạn bè có tài có lộc. Nữ giới nhiều tai nạn, nhất là
chuyện khẩu thiệt tranh cãi kiện tụng. Nam nữ phải cẩn thận đề phòng khi
đi trên sông nước.
La hầu:
Chủ chuyện khẩu thiệt, kiện tụng. Nam giới tai nạn quan trường, công
danh; nữ giới u sầu chuyện tình cảm, cẩn thận nạn đổ máu, nạn thai sản…
Kế đô:
Chủ tai nạn bất ngờ, người âm ám thị, thuộc loại hung tinh, nam nữ đều kỵ.
Hàng nghìn
năm qua, các nhà phong thủy thiên tượng đã có cách hóa giải ảnh hưởng xấu, phát
huy mặt tốt của các sao rất đơn giản, hiệu quả.
Trước đây, phương pháp hóa giải sao chiếu mệnh hàng năm được in trong sách
“Thông thư” (như lịch vạn niên hiện nay) để mọi người áp dụng. Chúng tôi sẽ
giới thiệu chi tiết phương pháp tự giải sao hạn hàng năm với bạn đọc trong bài
sau “Tự giải sao hạn năm 2010” (còn tiếp).
Tính chất Sao Hạn
1- THÁI
BẠCH : Sao Kim Tinh : lại rất vui cho những người mang mệnh Thuỷ
mệnh Kim, vì có quý nhân giúp, nên gặp sao này đi làm ăn xa có tiền tài
của cải, trong gia đạo thêm người. Đối với người có mệnh Hỏa hay mệnh
Mộc và nữ mạng sẽ gặp bất lợi, đề phòng tiểu nhân mưu hại hay hao
tài tốn của, nhất là ở tháng 5 âm lịch .
Mỗi tháng
vào ngày rằm (15) sao Thái Bạch giáng trần, khi cúng viết bài vị
màu trắng như sau : “Tây Phương Canh Tân Kim Đức Tinh Quân”. Có thể thay 2
chử Kim Đức bằng 2 chữ Thái Bạch cũng được. Làm lễ cúng lúc
19 – 21 giờ . Thắp 8 ngọn đèn , lạy 8 lạy về hướng chánh TÂY .
2- Sao
THÁI DƯƠNG : Mỗi tháng cúng ngày 27 âl, khi cúng phải có bài vị màu
vàng, được viết như sau : “Nhựt Cung Thái Dương Thiên Tử Tinh Quân”.
Thắp 12 ngọn đèn, lạy 12 lạy về hướng ĐÔNG mà cúng. Làm lễ lúc 21
tới 23 giờ
Sao Thái
Dương là tinh quân Tốt nhất trong các Sao Hạn như Rồng lên mây, chiếu
mệnh tháng 6, tháng 10, lộc đến túi đầy tiền vô. Mệnh ai chịu ảnh
hưởng của sao này, đi làm ăn xa gặp nhiều may mắn, tài lộc hưng vượng,
phát đạt.
3-
Sao THÁI ÂM : Hàng tháng vào lúc 19 tới 21 giờ tối vào ngày 26
âl, dùng 07 ngọn đèn, hương hoa trà quả làm phẩm vật, cúng day mặt
về hướng Tây vái lạy 7 lạy mà khấn vái. Khi cúng phải có bài
vị màu vàng, được viết như sau :”Nguyệt Cung Thái Âm Hoàng Hậu Tinh
Quân”. Hạp tháng 9 âl – Kỵ tháng 11 âl.
4- Sao KẾ
ĐÔ : Sao này kỵ nhất nữ giới, nhớ cúng giải hạn mỗi tháng hay vào
tháng Kỵ là tháng 1, 3, 9 âl nên cúng giải vào ngày 18 âl ngày sao Kế
Đô giáng trần. Khi cúng viết bài vị dùng giấy màu vàng như sau :
“Thiên Vỉ Cung Phân Kế Đô tinh quân”, thắp 20 ngọn đèn, lạy 20 lạy về
hướng Tây .
Cách Khấn
: Cung thỉnh Thiên Đình Bắc vỉ cung Đại Thánh Thần vỉ Kế đô Tinh quân
vị tiền. Cúng lễ vào lúc 21 đến 23 giờ
5- Sao LA
HẦU là khẩu thiệt tinh : sao này ảnh hưởng nặng cho nam giới về tai
tiếng, thị phi, kiện thưa, bệnh tật tai nạn. Mỗi tháng hay vào tháng
Kỵ là tháng 1, 7 âl nên cúng giải vào ngày 08 âl, là sao La Hầu giáng
trần.
Khi cúng
viết bài vị dùng giấy màu đỏ như sau : “Thiên Cung Thần Thủ La Hầu
Tinh Quân”. Thắp 9 ngọn đèn lạy 9 lạy về hướng Chánh Bắc. Cúng làm
lễ lúc 21 đến 23 giờ .
6- Sao
THỦY DIỆU sao Thủy Tinh, là sao Phúc Lộc tinh. Nữ giới mang mệnh Mộc sẽ
rất vui mừng , đi làm ăn xa có lợi về tiền bạc .
Mỗi tháng
hay vào tháng Kỵ tuổi là tháng 4 , 8 âl, nên cúng giải hạn vào ngày
21 â.l, sao Thủy Diệu giáng trần. Khi cúng viết bài vị dùng giấy màu
đỏ như sau : “Bắc Phương Nhâm Quý Thủy Đức Tinh Quân”. Thắp 7 ngọn đèn
, lạy 7 lạy về hướng Chánh Bắc. Cúng làm Lễ lúc 21 đến 23 giờ .
7-
Sao THỔ TÚ tức sao Thổ Tinh. Khắc kỵ vào tháng 4 và tháng 8 âl, trong
nhà nhiều chuyện thị phi, chiêm bao quái lạ, không nuôi được súc vật,
chẳng nên đi xa và đêm vắng. Mỗi tháng cúng ngày 19 âl, lúc 21 giờ,
dùng 5 ngọn đèn , hương hoa, trà quả làm phẩm vật day về hướng TÂY
mà khấn vái . Lạy 5 lạy . Bài vị viết như sau :”Trung Ương Mậu Kỷ
Thổ Đức Tinh Quân”.
8- Sao MỘC
ĐỨC tức sao Mộc Tinh. Mỗi tháng cúng ngày 25, sao Mộc Đức giáng trần.
Khi cúng có bài vị màu vàng (hoặc xanh) được viết như sau : “Đông
Phương Giáp Ất Mộc Đức Tinh Quân”. Lúc cúng thắp 20 ngọn đèn, đặt bàn
day mặt về hướng chánh Đông lạy 20 lạy. Cúng lễ lúc 19 -21 giờ
9- Sao VÂN
HỚN tức Hỏa Dực Tinh. Một hung tinh, đến năm hạn gặp sao này Nữ giới
sinh sản khó, vào tháng 2, tháng 8 xấu, nên đề phòng gặp chuyện quan
sự, trong nhà không yên, khó nuôi súc vật.
Mỗi tháng
hoặc tháng 4 và 5 âl cúng ngày 29 âl, viết bài vị màu đỏ : “Nam
Phương Bính Đinh Hỏa Đức Tinh Quân”. Thắp 15 ngọn đèn day về hướng
Chánh ĐÔNG mà cúng. Lạy 15 lạy. Cúng lúc 21 đến 23 giờ.
Cách Khấn
: “Cung Thỉnh Thiên Đình Minh Lý Cung Đại Thánh Hỏa Đức Vân Hớn Tinh
Quân Vị Tiền”.
THẬP NHỊ ĐƯƠNG NIÊN HÀNH KHIỂN
Tại sao mọi
nhà thường cúng lúc Giao thừa, vì ngoài việc đón vong linh ông bà cha mẹ “về”
ăn tết cùng gia đình; trong dân gian mọi người còn nghĩ đến hàng năm đều
có một vị hành khiển tức đương niên chi thần, trông coi cõi nhân gian
việc làm tốt xấu của mọi người, để cuối năm về Thiên Đình báo cáo công tội mỗi
người, mọi gia đình để có công thì thưởng làm ác thì phạt (thưởng phúc phạt ác)
đôi khi thưởng phạt ngay sau công tội.
Các đương
niên chi thần mang tên Tý, Sửu, Dần… cho đến Hợi, tức tên12 con giáp,
đồng thời ứng với một vị tinh tú.
Vị hành
khiển này trông coi tất cả mọi việc trên thế gian, làm cho mưa thuận
gió hòa, mùa màng tươi tốt, mọi người no ấm, hay trái lại sẽ gây ra
tai ương dịch họa v.v..
Trong triết
học Trung Quốc hay phương Tây, người ta đều đề cập đến vòng Hoàng đạo
nằm trên vũ trụ, được chia thành 12 cung cách nhau 30o và đặt mỗi cung
một tên từ Tý đến Hợi hay từ Bạch Dương đến Song Ngư.
Tên các
con vật (Thập nhị chi) ứng với mỗi cung chỉ là hình dạng của các
chòm sao có thật ở ngay cung đó, rồi hình tượng hóa thành tên gọi
(theo phương Tây). Mỗi cung có ảnh hưởng đến tiết khí trên trái đất
và con người đang sống trên hành tinh này.
Ngoài ra
trong vũ trụ có sao Mộc (Jupiter) mà ta gọi là sao Thái Tuế, hàng năm
đi ngang qua một cung trên đường Hoàng đạo, với chu kỳ 12 năm mới giáp
hết vòng một quỹ đạo ứng với 12 cung trên.
Nên có
thứ tự của vòng quay của sao Mộc, gặp 12 cung Hoàng đạo trong 12 năm
như sau :
- Năm Thìn
(Rồng)̀ 0o- 30o
sao Bạch Dương
-
Tỵ
(Rắn) 30 –
60 sao Kim Ngưu
-
Ngọ
(Ngựa) 60 – 90
sao Song Nam
-
Mùi
(Dê) 90 – 120
sao Bắc Giải
-
Thân
(Khỉ) 120 – 150
sao Hải Sư
-
Dậu
(Gà) 150 – 180
sao Xử Nữ
-
Tuất (Chó)
180 – 210 sao Thiên Xứng
-
Hợi
(Lợn) 210 – 240
sao Hổ Cáp
-
Tý
(Chuột) 240 – 270
sao Nhân Mã
-
Sửu (Trâu) 270 – 300
sao Nam Dương
-
Dần
(Cọp) 300 – 330
sao Bảo Bình
-
Mão (Mèo)
* 330 – 360 sao Song Ngư
* Lịch
Trung Quốc gọi năm con mèo (Mão) là năm Thố tức con Thỏ.
Nên khi sao
Mộc đi vào cung Tý năm đó gọi là năm Tý, đến cung Sửu năm đó là năm
Sửu v.v… vì vậy sao Mộc còn gọi là sao năm hay sao Thái tuế.
Chúng ta
gọi sao Thái Tuế là vị “Hành khiển thập nhị chi thần” trông coi các
đương niên hành khiển, tức dưới Thái Tuế có thêm vị Phán quan là mỗi
vì sao một năm, là 12 vị hành khiển như đã nói; trông coi ghi chép
việc làm trong dân gian để soạn tấu tâu trình trước Ngọc Đế cuối năm,
và Ngọc Đế sẽ chỉ dụ cho vị Phán quan hành khiển sắp xuống trần
thay người cũ mà thưởng phạt.
Riêng về
người lại có 2 vị hành khiển và hành binh trông coi bản mệnh :
Hành Binh, Hành Khiển
Ngoài 12
vị hành khiển được gọi đương niên chi thần dưới trướng sao Thái Tuế tức
“Hành khiển thập nhị chi thần”, luân phiên trông coi thế gian trong 12
năm.
Ngoài ra
theo quan niệm, mỗi năm còn có một ông hành khiển và một ông hành
binh cai quản số mạng con người qua Sao Hạn trong 12 năm đó, coi việc
thưởng phúc phạt ác qua cách hành xử của mỗi người trong việc làm
và sự an nguy (trong dân gian chỉ biết tên Sao Hạn như đã nói). Đi theo vị
đương niên chi thần, là các vị hành khiển hành binh mỗi năm mang tên :
- Năm Tý :
Châu Vương hành khiển, Chúa Thiên Ôn hành
binh
- Năm Sửu
: Triệu Vương hành khiển, Tam Thập Lục Thương hành binh
- Năm Dần
: Ngụy Vương hành khiển, Mộc Tinh Liễu Tào hành binh
- Năm Mão
: Trịnh Vương hành khiển, Thạch Tinh Liễu Tào hành binh
- Năm Thìn
: Sở Vương hành khiển, Hỏa Tinh Liễu Tào hành binh
- Năm Tỵ :
Ngô Vương hành khiển, Thiên Hạo Hứa Tào
hành binh
- Năm Ngọ
: Tấn Vương hành khiển, Thiên Hạo Vương Tào hành binh
- Năm Mùi
: Tống Vương hành khiển, Ngũ Đảo Lầm Tào hành binh
- Năm Thân:
Tề Vương hành khiển, Ngũ Miếu Tống Tào hành binh
- Năm Dậu
: Lỗ Vương hành khiển, Ngũ Nhạc Cự Tào hành binh
- Năm Tuất
: Việt Vương hành khiển, Thiên Bá Thành Tào hành binh
- Năm Hợi
: Lưu Vương hành khiển, Ngũ Ôn Nguyễn Tào hành binh
Vị hành
khiển thuộc quan văn, còn vị hành binh thuộc quan võ, coi trực tiếp
qua Sao Hạn và cách tu thân tích đức mỗi người mà luận công tội
thưởng phạt ngay trong năm.
Nói về đề
mục này nhằm giúp mọi người tìm hiểu và cách khấn khi cúng vào đêm Giao thừa
hàng năm.
CÁCH CÚNG NĂM TAM TAI :
Ngoài cúng
Sao giải Hạn hàng năm, những tuổi gặp năm Tam Tai cũng nên cúng giải như sau :
1. Tuổi
Thân, Tý, Thìn gặp năm Dần, Mão, Thìn thì có Tam Tai. Năm Dần là đầu
Tam tai, năm Mão giữa Tam tai, năm Thìn cuối Tam Tai.
2. Tuổi
Dần, Ngọ, Tuất gặp năm Thân, Dậu, Tuất thì có Tam Tai.
3. Tuổi
Hợi, Mão, Mùi gặp năm Tỵ, Ngọ, Mùi có Tam Tai.
4. Tuổi
Tỵ, Dậu, Sửu gặp năm Hợi, Ty, Sửu có Tam Tai.
Cúng thần
Tam Tai: cổ nhân thường căn cứ Tam Tai rơi vào năm nào, ứng với năm đó
có một ông thần, và vào ngày nhất định hàng tháng, hướng nhất định
tiến hành lễ dâng hương để giải trừ Tam Tai. Xem bảng sau đây:
Năm Tý:
Ông Thần Địa Vong, cúng ngày 22, lạy về hướng Bắc
Năm
Sửu: Ông Đại Hình, cúng ngày 14, lạy về hướng Đông Bắc
Năm Dần:
Ông Thiên Hình, cúng ngày 15, lạy về hướng Đông Bắc.
Năm Mão:
Ông Thiên Hình, cúng ngày 14, lạy hướng Đông
Năm Thìn:
Ông Thiên Cướp, cúng ngày 13, lạy hướng Đông Nam.
Năm Tỵ:
Ông Hắc Sát, cúng ngày 11, lạy hướng Đông Nam.
Năm Ngọ:
Ông Âm Mưu, cúng ngày 20, lạy hướng Tây Nam
Năm Mùi:
Ông Bạch Sát, cúng ngày 8, lạy hướng Tây Nam.
Năm Thân:
Ông Nhơn Hoàng, cúng ngày 8, lạy hướng Tây Nam.
Năm Dậu:
Ông Thiên Họa, cúng ngày 7, lạy hướng Tây.
Năm Tuất:
Ông Địa Tai, cúng ngày 6, lạy về hướng Tây Bắc
Năm Hợi:
Ông Địa Bại, cùng ngày 21, lạy về hướng Tây Bắc.
Lễ cúng:
Trầu cau: 3 miếng, thuốc lá: 3 điếu, muối, gạo, rượu, vàng tiền, hoa,
quả. Lấy một ít tóc rối của người có hạn Tam Tai, bỏ vào một ít
tiền lẻ, gói chung lại với gạo, muối, còn tiền vàng thì hóa, cúng
tại ngã ba, ngã tư đường, vài tuổi và tên của mình, đem bỏ gói
tiền, có tóc và muối gạo đó ở giũa đường mà về thì hạn đỡ.