Lan ý có tên khoa học là Spathiphylum
ưallisii, còn có nhiều tên gọi khác như: Lục cự nhân, mạch môn, thuận
buồm xuôi gió, bạch hạc v.v… Đây là cây thân thảo, thuộc họ ráy, có
nguồn gốc từ các nước vùng Trung Mỹ, được nhập nội vào nước ta khoảng
giữa thế kỷ 20, và đang được trồng rộng rãi làm cây cảnh. Cây cao 40-60
cm, lá nhọn hình ô-van, xanh quanh năm, cụm hoa có 1 mo màu trắng, dày,
cánh thẳng đứng, độ bền tới vài tháng. Lan ý có khả năng hấp thu và lọc
được rất nhiều độc tố do các máy móc, thiết bị điện tử thải ra như
aceton, bezen, formidehyd, trichloroethylen… có hại cho sức khỏe con
người.
Loại cây này nhân giống bằng cách tách cây con từ cây
mẹ trồng trực tiếp trên đất hoặc trong chậu bằng đất thịt nhẹ, đất thịt
pha sét, đất giàu chất mùn, tơi xốp thoát nước tốt; bón nhiều phân
chuồng, phân hữu cơ đã được ủ hoai mục.
Ngoài ra lan ý cũng có thể trồng theo
phương pháp thủy canh trong các bình thủy tinh vừa tiện lợi, vừa lạ mắt.
Cây ưa bóng râm hoặc nơi không bị ánh nắng chiếu trực tiếp. Cần tưới
nhiều nước để cây sinh trưởng tốt, đẻ nhiều nhánh to, mập nhưng không
được để bị úng dễ gây thối gốc, chết cây.
Mùa đông nên giảm tưới nước cho tới
khi cây bắt đầu ra chồi mới. Để cây ra nhiều hoa, hoa to và đẹp, thường
xuyên tỉa bớt lá già, lá úa, các thân, gốc già cho thông thoáng, 2-3
tháng bón thúc thêm phân 1 lần bằng NPK pha loãng hoặc các loại phân hữu
cơ hoai mục, vi sinh.
Chọn giống tốt, trồng đúng kỹ thuật,
chăm sóc tốt cây bắt đầu ra hoa và cho thu hoạch (cất bán) sau 3-4 tháng
trồng. Nếu trồng nhiều nên chia làm nhiều luống, trồng cách nhau 10
ngày nhằm đảm bảo cho cây ra hoa liên tục và gối nhau thuận tiện cho
tiêu thụ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét