Chùa là nơi thờ Phật, bắt nguồn từ chữ Thù pa (tiếng Pali) hay là Stupa
(tiếng Sansrit). Ấn Độ. Chùa gắn liền với đời sống văn hóa và tinh thần
của người Việt, được phát triển theo thời gian và phân hóa theo không
gian. Chùa Việt Nam có chùa làng và chùa nước. Chùa nước thường là những
nghôi chùa có lịch sử hình thành và phát triển sớm, có vị trí về phong
thủy và phong cảnh đẹp, có quy mô lớn, có giá trị về văn hóa lịch sử
tôn giáo và và thường là nơi tu hành của những tăng, ni Phật tử. Chùa
làng thươgnf có quy mô nhỏ hơn và là nơi sinh hoạt tâm linh trong làng.
Vì vậy, những ngôi chùa thường là những điểm tham quan hấp dẫn đối với
du khách và nhiều tín đồ đến chiêm bái.
Theo phong tục cổ truyền người Việt trong các ngày rằm, mồng một, ngày
lễ tết… cùng những ngày có việc quan trọng thường đến Chùa lễ Phật với
tấm lòng thành kính nhờ nghiệp lức vô biên của Phật, Chư Bồ Tát , các
bậc Thánh Hiền mà được thiện duyên, giác ngộ, mong tâm được thanh tịnh,
đạo được mở mang, tai qua nạn khỏi, cuộc sống ấm no hạnh phúc.. ước vọng
chính đáng ấy được thể hiện khi chúng ta đến trước điện đài của Phật.
Ngôi chùa Việt không những là một kiến trúc tôn giáo biểu hiện cho Phật
giáo, tín ngưỡng Việt mà còn mang trong mình biết bao trầm tích của nghệ
thuật cùng những giá trị văn hóa của người Việt.
Khi tham gia vào các nghi lễ thờ cúng tại chùa cần lưu ý một số vấn đề sau:
Các quy trình tham quan và hành lễ khi vào Chùa
Chùa là nơi thanh tịnh và là nơi tu hành của các vị cao tăng nên khi vào
chùa du khách phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định về ứng xử
văn hóa như sau:
- Về trang phục: Khi vào chùa cần mặc quần áo dài, kín cổ, đi khẽ. Tránh
mặc áo ngắn tay, áo sát nách, áo may ô, quần soóc, váy ngắn,… Đối với
Phật tử thì phải mặc áo lễ khi đến điện thờ Phật trong chùa.
- Về xưng hô: Với nhà sư thì xưng là A di đà Phật, bạch Thầy,… và xưng
mình là Con. Xưng hô như vậy tức là nhìn thấy tăng mà tưởng nhớ thầy
Thích Ca Mâu Ni, mình xưng hô như vậy là đang xưng hô với Đức Thích Ca.
Nếu nhà sư đó là Thầy hướng dẫn mình tu tập thì xưng hô là Thầy thì
ngoài ý nghĩa trên còn mang nghĩa là Thầy dạy học đạo. Khi thưa gửi gì
với nhà sư thì đều chắp tay hình búp sen.
- Về trình tự vào chùa:
+ Khi đi qua cổng Tam quan vào chùa nên đi vào cửa Giả quan ( bên phải: theo tay phải của mình)
và đi ra bằng cửa Không quan (bên trái). Cửa Trung quan chỉ dành cho
Thiên tử, bậc cao tăng, bậc khoa bảng đi vào chùa, và đi ra cũng theo
cửa này. Sau đó du khách có thể gặp sư trụ trì, sở dĩ là vì Chùa do sư
trụ trì cai quản, có sư, tăng - ni, chùa mới được giữ gìn và Đạo Phật
mới được truyền lưu nên khi vào chùa phải theo lệ:
“Nhập gia vấn chủ, nhập tự kiến sư
Tiên vấn trụ trì, hậu lễ Tam bảo”.
Nghĩa là:
“Vào nhà hỏi chủ, đến chùa gặp sư
Trước thăm trụ trì, sau lễ Tam bảo”.
Tuy nhiên, trong thực tế chúng ta cũng không hoàn toàn là làm bước này
khi đến chùa. Sau khi, vấn đáp sư trụ trì, du khách tới nhà khách nơi có
bàn để bày lễ dâng Phật, Thánh, Mẫu tại chùa đang tham quan.
- Trình tự lễ trong chùa:
+ Thắp hương tại đỉnh đặt bên ngoài, hạn chế thắp hương bên trong chùa, vì có thể gây ảnh hưởng đến tượng Phật, pháp khí,…
+ Lễ tại ban Đức Ông: đặt lễ lục cúng, chắp tay hình búp sen, xin phép
vào lễ Phật (vì Đức Ông là người kiểm soát tâm thế của kẻ đến chùa,
chúng sinh đến với Phật).
+ Phật điện: đặt lễ tại chính giữa Tam bảo, chắp tay hình búp sen, đứng hoặc quỳ, thành tâm cầu khẩn điều an lành.
+ Sau đó đặt lễ ( nếu cần) và lần lượt kính lễ tại Ban Tổ, Nhà Mẫu và Ban Vong.
(Trình tự vào Chùa là đầu tiên vào là lễ ban Đức Ông, sau đó đến
ban Tam Bảo, sau đó đến ban Đức Thánh Hiền (AnanĐà tôn giả), rồi đến nhà
Tổ và nhà Mẫu).
Việc sắm sửa lễ vật khi vào Chùa, có những quy định mà chúng ta cần tuân
thủ theo. Đó là lễ vật bao gồm có lễ chay để dâng lên điện Phật: gồm có
lục cúng ( hương, hoa, đăng, trà, quả, thực). Lễ vật chỉ cần có lục
cúng mà không cần dâng tiền vàng, đồ mặn, đồ mã,…Không đặt tiền lên ban
thờ, đĩa lễ mà bỏ vào hòm công đức ở ban chính, vì đây là tiền chi phí
dầu đèn, hương hoa lễ Phật, tu bổ di tích và nuôi chúng tăng. Đồng thời
cũng không nên bỏ tiền lên ban Phật, gài vào tay, thân tượng Phật, Thánh
vì đó là hành vi bất kính.
Lễ là mặn chỉ có thể sắm sửa nếu trong chùa có thờ các vị Thánh, và có
ban thờ Mẫu và chỉ dâng tại các ban này thôi. Tuyệt đối không được dâng
trên ban thờ Phật, Chư Bồ tát và Thánh Hiền
Về cầu cúng: tại chùa chỉ cúng những nghi lễ Phật giáo như Phật đản, Vu
Lan, Mông sơn thí thực,…Ngoài ra có một số lễ cúng rước vong lên chùa
nhằm thỏa mãn đời sống tâm linh cho người dân
Một số vấn đề cần nhận biết
- Về pháp khí, gồm có:
+ Cờ Phật: là lá cờ hình chữ nhật, ghép các mảnh khác màu nói lên sự hòa
hợp của nhiều cá thể, nhiều dân tộc… trong đạo pháp của Phật giáo.
Thường có 10 mảnh tượng trưng cho thập phương chúng sinh, với 4 màu gọi
là tứ đại tượng trưng cho hỏa, thủy, địa và phong.
+ Chuông trong chùa: gồm có chuông treo và chuông gõ.
Chuông treo: hình ống, có quai treo, thường được trang trí bằng hình
rồng uốn mình, chia làm 4 múi, cách nhau một vành đai, có núm gõ, trên
chân chuông thường khắc các bài văn có nội dung liên quan đến bản chùa
hoặc kinh Phật, gọi là bài Minh chung.
Chuông gõ: miệng chuông ngửa lên trên, đế chuông là vành khăn vải,
thường đặt cạnh mõ gỗ, để ở trước Phật điện, dành cho việc tụng kinh của
các nhà tu hành hoặc khách thập phương.
+ Mõ: có nhiều kích cỡ, gồm loại hình tròn và hình cá, thường làm bằng gỗ, khoét rỗng lòng, dùng để gõ khi tụng kinh.
+ Mộc: là miếng gỗ dùng đánh hiệu lệnh của chùa.
+ Khánh: thường dùng khi rước đồ linh thiêng hay thỉnh khi các vị cao tăng đi lên Phật điện hành lễ hay lên Bảo tòa thuyết pháp.
+ Tích trượng hay còn gọi là Trí trượng ( có nghĩa là người tu hành
nương nhờ cây gậy này mà thêm thăng tiến và phát sinh trí tuệ). Trên đầu
cây tích trượng có là 4 khâu, 12 vòng tượng trưng cho Tứ Đế ( Phật,
Pháp, Tăng, Bảo) và Thập nhị nhân duyên.
Ngoài ra còn nhiều pháp khí khác mà các vị tăng trong Mật tông thường dùng khi hành lễ như Linh chử, Kim cương chử,…
Một số bài văn khấn tham khảo
Văn khấn Đức Ông
Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)
Con kính lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười
phương. Con kính lạy Đức Ông Tu Đạt Tôn Giả, Thập bát long thần, Già Lam
Chân Tể.
Hôm nay, ngày dương lịch….tức ngày âm lịch….
Tín chủ chúng con là:……..
Ngụ tại địa chỉ:……………………….
Nay nhất tâm hướng Phật đến lễ tại chùa:……..
Trước điện Đức Ông, nhất thiết cung kính, thành tâm kính lễ dâng lên
phẩm vật, kim ngân tịnh tài, thanh bông hoa tươi quả tốt. Chúng con khấu
đầu tấu lên ngài Tu Đạt Tôn Giả xoi xét. Chúng con kính tâu lên ngài
Già Lam Chân Tể cai quản trong nội tự cùng các Thánh chúng trong cảnh
Chùa….Tín chủ chúng con xin phép Đức Ông gia ơn ban phúc được vào lễ
Phật, kính Thánh, Mẫu tại chùa……
Tín chủ con, cúi xin Đức Ông để đức hiếu sinh, rủ lòng thương xót che
chở cjo chúng con, bệnh tật tiêu tan, gian nan bất tồn, khai minh, khai
thông trí tuệ ban cho công danh sự nghiệp, sở nguyện được tòng tâm – sở
cầu như ý. Nay chúng con lễ bạc thành tâm, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)
Văn khấn lễ Phật ban Tam Bảo
Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)
Con kính lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười
phương. Con kính lạy Chư vị Bồ Tát, Chư Hiền Thánh Tăng, Hộ Pháp Thiện
Thần, Thiên Long Bát Bộ.
Hôm nay, ngày dương lịch….tức ngày âm lịch….
Tín chủ chúng con là:……..
Ngụ tại địa chỉ:……………………….
Nay nhất tâm hướng Phật đến lễ tại chùa:……..
Tín chủ chúng con thành tâm dâng lễ bạc hương hoa, phẩm ỏa, cùng sớ
trạng, trầu cau,đốt nén hương thơm đang lên điện Tam Bảo. tín chủ thành
tâm kính lễ:
Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi cực lác phương Tây
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Phật giáo chủ cõi Sa Bà.
Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Phương Đông
Đức Phật Thích Ca Di LẶc giáo chủ cõi Vị lai
Đức Thiên Thủ Thiên Nhãn, Đại từ Đại bi Linh Cảm Quán Thế Âm Bồ Tát, Đức
Viên Thông giáo chủ thùy từ chứng giám. Kính lạy Hộ PAP Thiện Thần Chư
Thiện Bồ Tát, tín chủ con kính xi được Phật Khai tâm mở đạo, căn cơ
nghiệp nặng trần gian, tội trần còn lắm, khổ tâm còn nhiều.. nay xin
được cầu cho tâm được an lạc, mệnh được bình an!!!
Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)
Văn khấn Đức Thánh Hiền
Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)
Con kính lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười
phương. Con kính lạy Đức Thánh Hiền, Đại Thánh khải giáo A Nan Đà Tôn
Giả.
Hôm nay, ngày dương lịch….tức ngày âm lịch….
Tín chủ chúng con là:……..
Ngụ tại địa chỉ:……………………….
Nay nhất tâm hướng Phật đến lễ tại chùa:……..
Tín chủ chúng con thành tâm dâng lễ bạc hương hoa, phẩm ỏa, cùng sớ
trạng, trầu cau, đốt nén hương thơm đang lên điện Tam Bảo chứng minh,
Đức Thánh Hiền chứng giám, rủ lòng thương phù hộ cho con được mọi sự tốt
lành, bản mệnh bình an, tâm can thanh tịnh. tín chủ thành tâm kính lễ,
nay xin được sám hối!!!
Nam Mô A Di Đà Phật ( 3 lần)
Cách vào Đền và trình tự khi vào Đền
- Trước tiên hỏi thăm Chủ nhang đồng đền, xin phép vào lễ Thánh – Mẫu
- Đặt lễ và lễ tại ban Ngũ Hổ - Quan Ngũ Dinh, lễ vật: Sớ, tiền vàng,
rượu, nước, thuốc lá, trứng sống (gà 2 qur, vịt 5 quả), muối gạo.
- Đặt lễ và lễ tại ban Thánh Mẫu Tam Tòa, lễ vật: hoa quả, trầu cau, tiền vàng, rượu, nước, nến
- Đặt lễ và lễ tại ban Công Đồng Tứ Phủ, lễ vật: hoa quả, trầu cau, tiền
vàng, rượu, nước, thuốc lá, xôi gà, hoặc bánh chưng khoanh giò lụa.
- Đặt lễ và lễ tại ban Đức Thánh Trần, lễ vật: hoa quả, trầu cau, tiền vàng, rượu, nước, thuốc lào, xôi gà,
- Đặt lễ và lễ tại ban Sơn Trang, lễ vật: hoa quả, trầu cau, tiền vàng, rượu, nước, thuốc lá, (cá cua ốc hải sản), hoặc bánh chưng khoanh giò
lụa.
- Đặt lễ và lễ tại ban Lầu Cô, lầu Cậu, lễ vật: hoa quả, trầu cau, tiền vàng, rượu, nước, thuốc lá, đồ chơi mã.
- Đặt lễ và lễ tại ban Chúa bản Đền, lễ vật: hoa quả, trầu cau, tiền vàng, rượu, nước, thuốc lá.
Lục cúng: Hương, Hoa, Đăng, Trà, Quả, Thực (tức là hương, hoa, đèn (nến), trà, quả, và thực (thực phẩm, đồ mặn)).
Phong trào đi lễ Chùa, Đền đầu năm ngày càng rầm rộ. Nhiều người đi để ngoạn cảnh, tìm hiểu về phong tục, văn hóa, lịch sử. Nhiều người đi để cầu cúng, xin lộc,...Nhưng việc đi lễ Chùa, Đền như thế nào cho đúng với phong tục, quy định thì có lẽ nhiều người còn chưa biết. Nội dung bài viết trên được tổng hợp từ các nguồn khác nhau với mục đích giúp mọi người có sự hiểu biết tối thiểu khi đi lễ Chùa, Đền.
Trả lờiXóa