Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

Chăm sóc cây cảnh và bày trí trong nhà

  • Ánh nắng mặt trời
Khi bày trí cây trong phòng thì cũng phải đảm bảo đầy đủ ánh sáng cho cây. Trong phòng khách thì nên đảm bảo đặt cây ở vị trí có khoảng 2 – 3 giờ có ánh sáng tự nhiên trong phòng.
 
Để cây cảnh luôn xanh tốt, người ta còn dùng thêm đèn ánh sáng ban ngày (day - light), ánh sáng phát ra từ loại đèn này giống như ánh sáng mặt trời nên cây có thể quang hợp được như môi trường bên ngoài.
 
  • Tưới nước
      Cây cảnh bày trí trong nhà thì lượng nước tưới không nên quá nhiều, khi nào thấy đất trồng khô thì tưới nước là được. Ngoài ra, có thể dùng bình phun nước để phun cho cây, mùa hè có thể phun ngày hai lần, mùa đông thì ngày một lần để tăng cường độ ẩm, làm sạch lá, có lợi cho quá trình quang hợp của cây, làm cây xanh tốt.
      Những loại cây trồng trong nhà cần chú ý hơn đến việc mua những chậu cây phù hợp. Có thể dùng những loại chậu cảnh có đĩa đệm bên dưới để dễ dàng di chuyển và thoát nước tốt.
  • Bón phân
     
    Bón phân cho cây là công việc vô cùng quan trọng nhằm thúc đẩy quá trình phát triển của cây. Nếu bạn bón nhiều phân quá thì cây sẽ phát triển nhanh làm mất dáng thế, gọi là phá thế. Nhưng nếu bón ít quá, cây sẽ thiếu dưỡng chất làm chết cành... Vì vậy, cách tốt nhất là khoảng nửa tháng bón phân cho cây một lần, tỉ lệ bón 5% phân tổng hợp cho cây. Ngoài ra, dùng nước vo gạo để tưới cây cũng có tác dụng rất tốt cho sự phát triển của cây.
     
  • Phòng bệnh cho cây
     
    Cây cảnh bày trí trong nhà không được dùng thuốc trừ sâu, có thể dùng thuốc diệt muỗi để trừ sâu. Đối với cây mắc bệnh phấn trắng thì có thể dùng khăn và cồn lau sạch, nếu mức độ bệnh nghiêm trọng thì cần phải để cây ra ngoài rồi trị bệnh cho cây.
  • Biện pháp hồi phục khi cây bị khô héo
     
    Khi phát hiện cây có hiện tượng vàng úa, khô héo, rụng lá… thì phải kịp thời có những biện pháp chăm sóc giúp cây hồi phục lại sức sống. Không nên cho ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu xạ vào cây để tránh làm cho sức nóng của ánh nắng gây ảnh hưởng bất lợi đến cây cối hoặc có thể làm cho cây chết do bị mất nước. Nơi chăm sóc cây phải là nơi mát mẻ, không khí trong lành và nên tránh gió mạnh.
     
    Trong thời gian đầu nuôi dưỡng cây thì không nên tác động vào đất trồng bởi vì lúc này các tổ chức và chức năng của cây ở trạng thái tĩnh, nếu động thổ thì sẽ làm cho hệ rễ cây bị tổn thương. Vào thời gian này chỉ nên cắt bỏ các lá vàng úa, khô héo, tưới nước đầy đủ, đồng thời có thể hòa đạm vào nước với nồng độ thấp để tưới cho cây, mỗi tuần một lần, sau mỗi tháng thì sẽ tăng dần lượng, sau khoảng 2 -3 tháng thì sẽ tăng nồng độ.
     
    Đợi đến khi cây có sức sống trở lại thì thay đổi đất trồng, tốt nhất là dùng đất mục và đất phù sa để trồng, nên bón lót phân bắc trước khi trồng cây.

Cây đuôi công

 Tên thông dụng: Đuôi Công
 Tên khoa học: Calathea medallion
Cây đuôi công là loại cây bụi nhỏ . Cây có lá dày và cứng trông rất giống cây nhựa . cây không phát triển độ cao nhiều . Cây đuôi công ưa bóng râm . Nên được trồng là cây cảnh trong nhà cây cảnh văn phòng , cây cảnh ngoài trời.
 Đặc điểm hình thái:
 Thân, Tán, Lá: Cây mọc thành bụi thưa, thân rễ nằm trong đất. Lá bầu dục, nhọn hai đầu, màu đỏ tía ở mặt dưới, mặt trên lục nhạt đậm xen kẽ nổi rõ các vằn màu trắng tạo thành một viền nhỏ song song  dọc theo mép lá, trông giống như một chiếc đuôi công đẹp sang trọng.
Cây đuôi công là loại cây bụi nhỏ . Cây có lá dày và cứng trông rất giống cây nhựa . cây không phát triển độ cao nhiều . Cây đuôi công ưa bóng râm . Nên được trồng là cây cảnh trong nhà cây cảnh văn phòng , cây cảnh ngoài trời.
 Đặc điểm sinh lý, sinh thái:
 Tốc độ sinh trưởng: Nhanh.
 Đặc điểm thích nghi: Cây đuôi công là loại cây bụi nhỏ . Cây có lá dày và cứng trông rất giống cây nhựa . Cây không phát triển độ cao nhiều . Cây đuôi công ưa bóng râm . Nên được trồng là cây cảnh trong nhà cây cảnh văn phòng , cây cảnh ngoài trời.
 Cây đuôi công có tán lá thấp cây cao 30cm-35cm . Cây có lá cứng và viền màu đẹp . Cây trồng làm cây cảnh văn phòng , hay cây cảnh ngoài trời.
Cách chăm sóc: Cây dễ chăm sóc. Khi trồng chúng ta tưới cây thường xuyên định kì 2 ngày 1 lần.
Lợi ích: Làm đẹp ngôi nhà hoặc văn phòng của bạn, cải thiện chất lượng không khí , ngăn chặn dị ứng,  tăng năng suất lao động ...
Cây đuôi công là loại cây bụi nhỏ . Cây có lá dày và cứng trông rất giống cây nhựa . cây không phát triển độ cao nhiều . Cây đuôi công ưa bóng râm . Nên được trồng là cây cảnh trong nhà cây cảnh văn phòng , cây cảnh ngoài trời.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa Dừa cạn

I.Giới thiệu:



  • Hoa dừa cạn có tên tiếng Anh là Periwinkle. Tên tiếng Việt là bông dừa, hoa hải đằng, trường xuân hoa...Thuộc họ: Trúc đào Apocynaceae
  • Dừa cạn có cánh đơn, mỏng. Có nhiều mầu sắc như  trắng, tím, hồng, đỏ. Thích hợp để trồng thảm, trồng chậu hoặc giỏ cheo. Cây có sức sống khoẻ. Có thể sống quanh năm, tốt nhất vào mùa hè và thời gian có nhiều nắng.
  • Dừa cạn là cây thảo sống lâu năm, cao 40 - 60cm, phân nhiều cành. Thân mọc thẳng, hình trụ nhẵn, lúc non màu xanh lục nhạt, sau chuyển hoa màu hồng hoặc trắng (hiếm hơn). Lá mọc đối, hình bầu dục, gốc thuôn, đầu tù hoặc hơi nhọn, dài 4-6cm, rộng 2-3cm, hai mặt nhẳn, mặt trên sẩm bóng, mặt dưới nhạt. Hoa màu hồng hoặc trắng (trắng hiếm hơn).

II. Kỹ thuật trồng, chăm sóc.

1. Kỹ thuật trồng:

1.1. Chọn giống:

  • Có thể mua hạt giống hoa về gieo, sau vài ngày là nảy cây con. Nếu cẩn thận thì nên gieo hạt riêng, chờ cây lớn khoảng gang tay thì bứng ra trồng nơi đất rộng.
  • Có thể mua sẵn cây ở vườn kiểng, lưu ý chọn những cây khỏe, nhiều búp để còn dưỡng lâu dài. Hoa dừa cạn sau khi rụng sẽ thành quả, quả khô cho rất nhiều hạt. Nhiều hạt rụng xuống nảy cây con mới, nhiều hạt được mình thu hoạch để trồng đợt mới khi cần.

1.2 Trồng hoa

Giai đoạn I

Cách gieo hạt

  • Cách 1:  - Nước ngâm hạt: là nước ấm. Bỏ hạt vào trong miếng vải sáng màu, túm lại và bỏ vào nước ấm ngâm trong 3 tới 4 giờ.
  • Cách 2:  Để hạt vào giấy ăn, phun ẩm, bỏ giấy ăn và hạt vào túi nilon buộc chặt để chỗ mát trong 3 - 4 giờ.Chuẩn bị đất: - Đất gieo hạt tốt nhất nên dùng giá thể. - Bỏ đất vào khay gieo hạt hoặc cốc gieo hạt có lỗ thoát nước, ấn nhẹ đất.
Chuẩn bị đất

  • Đất gieo hạt tốt nhất nên dùng giá thể. (Giá thể trồng hoa bao gồm có cát đen + bột sơ dừa + trấu hun hoặc sơ dừa + trấu hun tỉ lệ 1:1.)
Gieo hạt

  • Dùng đầu tăm tre cho từng hạt xuống khay gieo hoặc cốc gieo và tạo cho chúng khoảng cách nhất định. Sau khi gieo ta phủ lên một lớp đất mỏng.
Tưới nước

  •  Tưới đủ ẩm bằng vòi phun sương ngày 2 lần sáng và chiều mát.
  • Lưu ý: Từ lúc gieo hạt tới lúc bứng cây ra trồng là khoảng 1 tháng, lúc này cây bé và lớn rất chậm. Còn tới khi bứng ra chậu cây lớn rất nhanh và đẻ nhiều nhánh.  Giai đoạn ươm cây ta nên để cây chỗ có ánh sáng vừa đủ, có mái che để dễ kiểm soát độ ẩm và nhiệt độ, giúp cây phát triển tốt hơn.
Giai đoạn II

Bứng cây con ra trồng

  • Sau 1 tháng cây ở trong khay, cốc ươm, ta có thể bứng cây ra trồng riêng, lúc này cây đã có từ 4 - 5 lá thật.
  • Mỗi chậu nhựa treo có thể trồng từ 1 - 3 cây con ( tùy loại chậu to hay nhỏ)
  • Có thể phun B1 sau khi bứng cây 1 tuần kích thích bộ rễ phát triển, sau 10 ngày thì có thể dùng phân bón thúc cho cây hoặc phun phân bón lá theo định kỳ tháng ( để tăng đề kháng và dinh dưỡng cho hoa giúp hoa lâu tàn và có màu sắc rực rỡ).
  • Tưới đều đặn ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều mát.

2 Chăm sóc

  • Sử dụng Phân bón dưỡng hoa.

Công dụng  

  • Phân bón dưỡng hoa có tác dụng dưỡng hoa, làm cho hoa có màu sắc sặc sỡ và lâu tàn.

Liều lượng

  •  Sử dụng muỗng cafe nhỏ, dùng phân bón này khi thấy cây vừa ra nụ hoa. Pha 0,5-1 muỗng cafe/1lít nước phun.

  • Định kỳ 7-10 ngày phun một lần.

Lưu ý:
  • Không phun trên hoa, phun lúc sáng sớm hay chiều mát sau khi cây được tưới đầy đủ nước và đợi khô ráo tán lá.

  • -Bảo quản thuốc nơi khô mát, tránh xa tầm tay trẻ  em, không cho tiếp xúc với vết thương hở.

  • Nên phun kết hợp với Vitamin B1, phân bón lá 20-20-20 TE để tăng đề kháng và dinh dưỡng cho hoa giúp hoa lâu tàn và có màu sắc rực rỡ.

III. Cách làm dừa cạn có nhiều màu:

  • Dừa cạn có nhiều giống, mỗi giống có một màu hoa khác nhau từ tím, hồng, trắng, trắng có đốm đỏ, đỏ sậm...
  • Những giống này đều cùng họ Trúc Đào (Apocynaceae) nên có thể ghép được với nhau. Muốn có một cây dừa cạn nhiều màu hoa, chúng ta chỉ việc ghép những giống có màu hoa khác lên cùng một gốc ghép.

  • Trên gốc ghép chọn những tược có độ lớn cỡ ruột cây bút bi, cắt bỏ một đoạn ngọn dài 3-4cm để làm gốc ghép. Trên cây cần lấy giống cũng chọn những tược có độ lớn tương đương với gốc ghép, sau đó cắt lấy một đoạn dài khoảng 3-4cm. Cắt bỏ lá ở gốc cành ghép rồi dùng lưỡi dao lam cắt vạt hai bên để cành ghép có hình nêm (vết cắt vạt dài khoảng 1cm), sau đó dùng lưỡi dao chẻ đôi gốc ghép (sâu khoảng 1,5cm). Chẻ xong, khéo léo luồn phần vạt nêm của gốc ghép vào chỗ vừa chẻ đôi, lấy dây nylon mềm quấn vừa đủ chặt chỗ ghép. Khi xong xuôi, dùng một bao nylon nhỏ (loại trong) trùm kín cả cành ghép và chỗ ghép để tránh bị khô, nước xâm nhập. Đưa cây ghép vào chỗ mát hoặc dùng vật liệu che mưa, nắng cho cây. Khoảng 2 tuần sau, thấy cành ghép sống thì tháo bỏ bao nylon, 2 tuần sau nữa thì tháo dây nylon quấn quanh chỗ ghép. Sau một thời gian, cành ghép sẽ ra lá, phát triển, phân nhánh rồi ra hoa.
  • Muốn thành công cao khi ghép, cần phải tiến hành ghép ngay sau khi cắt cành ghép khỏi cây mẹ. Khi cắt, chẻ và vạt, phải dùng lưỡi dao thật sắc, để chỗ cắt không bị trầy xước, bầm giập. Các thao tác ghép phải thuần thục, nhanh và chính xác, tránh làm đi làm lại nhiều lần. Tuyệt đối không để đất cát, bụi bẩn, nước dính vào mặt tiếp xúc giữa gốc ghép và cành ghép.
  • Muốn cây hoa sau này cân đối và đẹp, nên ghép các giống có màu hoa tương phản xen kẽ với nhau. Có thể ghép cùng lúc nhiều giống, cũng có thể ghép dần từng giống.




Cây may mắn trong Phong Thủy: Hoa dừa cạn
Cây dừa cạn chỉ cao khoảng 30 - 60cm, lá mọc đối nhau, có hình bầu dục dài, màu xanh đậm, sáng bóng.
Từ tuần cuối cùng của tháng 5 đến tuần đầu tiên của tháng 11, hoa dừa cạn nhỏ xinh xòe nở với màu trắng dịu dàng hoặc hồng phấn trẻ trung hoặc màu tim tím nhớ thương, mang lại cho không gian sự bình yên, ấm áp.
Điều đặc biệt ở loài hoa này là, mỗi khi ở đầu cành non một phiến lá cựa mình nhú lên thì liền sau đó, ngay giữa nách lá, hai đóa hoa sẽ xuất hiện.
Lá và hoa cùng đua nhau vươn lên khiến cho hình ảnh khóm dừa cạn tuy nhỏ bé nhưng luôn tràn đầy sức sống.
Hoa nở không ngừng từ mùa xuân đến mùa thu và cái tên nhật nhật xuân hay thiên thiên xuân của loài hoa này cũng bắt nguồn từ đó.
Những chậu cảnh hay giò hoa dừa cạn xuất hiện bên cửa sổ hoặc ban công sẽ đem lại cho gia chủ nhiều may mắn.
Trong dịp mừng thọ, mừng sinh nhật hay dịp lễ tết, hoa dừa cạn là món quà đầy ý nghĩa. Nếu bạn đang trong giai đoạn thi cử, loài hoa này sẽ mang lại cho bạn sự thành đạt trên con đường học vấn.
Nó cũng là món quà đặc biệt cho buổi lễ khai trương hay lễ mừng thăng chức. Ngoài ra, theo quan niệm phong thủy, dừa cạn cũng được xem là cây có khả năng trừ tà.

Cây Hoa dừa cạn trong tự nhiên, nó là loài nguy cấp; nguyên nhân chính của sự suy giảm là sự phá hủy môi trường sống do kiểu canh tác nông nghiệp dựa trên chặt cây và đốt rừng để lấy đất. Tuy nhiên, nó được gieo trồng khá rộng khắp và đã thích nghi với điều kiện môi trường trong nhiều khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới khắp thế giới. Ở Việt Nam và một số nước châu Phi, châu Mỹ, dừa cạn được trồng cảnh và làm thuốc thông tiểu, điều kinh, trị tăng huyết áp, đái tháo đường, sốt rét, kiết lị, tiêu hoá kém…
Bộ phận dùng làm thuốc là rễ, hoặc lá, hoặc cả cây. Thường thì người ta nhổ nguyên cả bụi cây đem về phơi khô, chặt nhỏ, có thể sao qua cho thơm trước khi nấu nước uống. Tuỳ vào mục đích trị liệu và kinh nghiệm địa phương, có thể dùng độc vị dừa cạn hoặc phối hợp với những vị thuốc khác. Dừa cạn trồng ở Việt Nam chứa khoảng 0,1 – 0,2% alkaloid toàn phần. Trong đó, loại hoa trắng có tỷ lệ hoạt chất cao nhất. Tỷ lệ alkaloid trong rễ (0,7 – 2,4%) cao hơn trong thân (0,46%) và lá (0,37 – 1,15%). Hơn mười loại alkaloid được tìm thấy trong dừa cạn, chủ yếu là vinblastin, vincristin, tetrahydroalstonin, pirinin, vindolin, catharanthin, vindolinin, ajmalicin… Trong đó, ajmalicin có hiệu quả tốt trong điều trị rối loạn thần kinh tim. Còn vinblastin và vincristin có tác dụng làm ngừng sự phân chia tế bào ở pha giữa do có khả năng liên kết đặc hiệu với tubulin, protein ống vi thể ở thoi phân bào. Vì thế, chúng được sử dụng làm nguyên liệu bào chế thuốc điều trị ung thư. Trong điều trị ung thư, thường sử dụng dạng muối sufat để chế tạo dạng chế phẩm tiêm truyền tĩnh mạch. Vincristin sulfat được sử dụng khá rộng rãi để điều trị ung thư máu, đặc biệt là bệnh bạch cầu lympho cấp. Trong khi đó, vinblastin sulfat lại có tác dụng tốt trong điều trị ung thư biểu mô tinh hoàn, hodgkin, ung thư nhau, ung thư biểu mô da đầu và ung thư biểu mô thận, u nguyên bào thần kinh, ung thư vú, ung thư cổ tử cung,…
Một đặc tính của vinblastin là chưa phát hiện sự đề kháng chéo với các loại thuốc chống ung thư khác. Bên cạnh việc sử dụng các alkaloid thiên nhiên chiết xuất từ dừa cạn, các chuyên gia dược học đã nghiên cứu bán tổng hợp một số alkaloid để mở rộng phạm vi và hiệu quả của điều trị ung thư. Vindesin, navelbin là những sản phẩm phối hợp những tính năng của cả vinblastin và vincristin có nhiều hứa hẹn trong lĩnh vực điều trị u thần kinh đệm mạn tính, u hắc sắc tố, u lympho bào, ung thư biểu mô trực tràng, đại tràng, vú, thực quản. Tương tự các loại thuốc kháng ung thư khác, các chế phẩm alkaloid của dừa cạn cũng gây một số phản ứng bất lợi như: buồn nôn, nôn, nhức đầu, tiêu chảy, táo bón, tắc ruột, liệt, chán ăn, viêm miệng, rụng tóc, giảm bạch cầu, viêm thần kinh. Sử dụng liều cao và kéo dài có thể gây mù, tử vong. Thuốc có thể gây độc cho thai, nên tránh dùng cho thai phụ và người đang nuôi con bằng sữa mẹ. Dừa cạn là cây thuốc quý, nhưng hiệu quả điều trị phụ thuộc nhiều vào thể trạng của người dùng, diễn tiến của bệnh, các thuốc dùng kèm,… Việc tự theo dõi sức khoẻ, khám sức khoẻ định kỳ giúp phát hiện sớm bệnh là yếu tố quan trọng hàng đầu.
Các chuyên gia y tế sẽ thăm khám và hướng dẫn phương pháp điều trị thích hợp với từng đối tượng cụ thể. Dù “thuốc hay” đến đâu cũng cần phải có “thầy giỏi” và sự hợp tác tích cực của chính bản thân người bệnh để quá trình điều trị đạt được hiệu quả cao nhất. Một số bài thuốc từ dừa cạn Tăng huyết áp: lấy 20g thân lá dừa cạn khô sao vàng và 20g lá dâu, sắc lấy nước, chia uống từ 2 – 3 lần mỗi ngày. Cách khác, lấy 6g hoa dừa cạn, 10g nụ hoa hoè (hoặc 10g cúc hoa), hãm với nước sôi trong bình kín khoảng 20 phút. Uống thay nước trà mỗi ngày. Ung thư máu, viêm đại tràng: lấy từ 15 – 20g thân lá dừa cạn khô sao vàng, sắc, chia từ 2 – 3 lần uống trong ngày. Mất ngủ: lấy 20g thân lá dừa cạn khô sao vàng, 12g lá vông nem, 12g hạt muồng sao đen, sắc uống trước khi đi ngủ.


Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2013

Trồng và Chăm sóc cây Phát tài


Cây phát tài (cây thiết mộc lan) dễ sống và không đòi hỏi phải kỳ công chăm bón. Cây thành phẩm trong chậu với chất trồng là hỗn hợp phân tro trấu, xơ dừa, v.v thì người chơi hầu như không cần phải tác động gì thêm, chỉ việc châm nước 3 lần/tuần, đủ ẩm cho cây là ổn. Đi chi tiết hơn, phát tài dạng này có hai loại:

DSC072091 225x300 Trồng và Chăm sóc cây Phát tài
+Loại khúc- tức trồng bằng thân, đoạn được cắt từ thân cây. Loại này cũng dễ sống, tuy nhiên, thường tuổi thọ không cao nếu để trong mát. Thời gian chơi phát tài khúc này khoảng 4-5 tháng. Do để trong mát, quá trình quang hợp kém, bộ rễ không phát triển mấy, nên mầm cây sẽ chuyển từ giai đoạn sung sức, khỏe khoắn, sang giai đoạn lá bắt đầu dài ra, mỏng dần đi và rủ xuống. Tuy nhiên, nếu để chậu ngoài trời, đủ nắng và được chăm sóc, phát tài khúc sẽ phát triển bình thường, và rồi thành cây phát tài lớn.
+Loại khúc trồng trong nước- thường loại này dùng để trên bàn làm việc, trang trí nội thất, v.v. nhỏ gọn. Do sống bằng chất dinh dưỡng tự thân của nó, nên thời gian chơi loại này kéo dài khoảng 2-3 tháng.
+Loại gốc- loại này, là phần còn lại của cây phát tàisau khi được cắt bỏ bớt phần ngọn và thân. Phát tài gốc khỏe hơn phát tài thân, và sống lâu hơn. Tuy nhiên, nếu để hoàn toàn trong mát và lâu dài, gốc phát tài cũng mất sức dần và lụi đi. Ngược lại, nếu có điều kiện chăm phát tài gốc với đầy đủ chất dinh dưỡng, nước và ánh nắng gốc phát tài sẽ phát triển thành cây và thời gian chơi được lâu dài. Cây phát triển mạnh khỏe, vào dịp Noel, cuối năm khi tiết trời se lạnh, có thể ra hoa, những chùm dài, và cho hương thơm ngát.
Cây phát tài như chính tên gọi của nó mang lại cho người chơi niềm may mắn, phát tài, phát lộc và hơn nữa mang đến màu xanh thiên nhiên dễ chịu mỗi ngày.

Một số loại hoa leo

Trồng để ngắm hoa:

Hoa chùm ớt: Loại cây này cho hoa chùm rủ xuống như chùm ớt chín. Nó có thể chịu những địa điểm cớm nắng và ẩm ướt. Hoa chùm ớt đẹp vào đầu xuân và suốt mùa hè, mùa thu.






Hoa Đậu Tía ( còn gọi là Tử Đằng):





Cây Cẩm Cù ( Lan Cẩm Cù):







Ngọc Nữ ( Clerodenrum Thomsonae, họ Verbenaceae):



Cây Cát Đằng ( Dây Bông Xanh):




Sử Quân Tử ( Dây Giun):



Cây Kim đồng:



Trồng để che mát, rủ tua rua:

Liêm Hồ Đằng ( Cissus Verticillata):








Cúc Tần Ấn Độ:


Trồng và chăm sóc Lan ý


Cây cảnh trong nhà   Cách chăm sóc Lan ý

Lan ý hay còn gọi là bạch môn , vỹ hoa trắng hay huệ hòa bình tên tiếng Anh là Peace Lily (tên khoa học là Spathiphyllum ‘Mauna Loa’) là một chi của khoảng 40 loài lá mầm thực vật có hoa trong gia đình Araceae , có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới của châu Mỹ và Đông Nam Á . Loài lan ý này có cùng họ với loài cây ăn thịt khổng lồ (Amorphophallus titanium), loài cây đặc hữu của vùng Sumatra, Indonesia.
Lan ý là loại cây nhỏ, thân cỏ, mộc thành bụi, sống lâu năm, với những chiếc lá lớn dài 12-65 cm và rộng 3-25 cm. Lá mọc tập trung trên mặt đất, dạng bầu dục thuôn nhọn đầu, gốc tim, cuốn dài cong rũ xuống. Lá xanh bóng dày, nổi bật gân chân vịt màu xanh nhạt. Hoa nhỏ mọc thành cụm hình trụ cong màu trắng ngà hoặc vàng nhạt, bao quanh  bởi mo (giống mo cau) dài 10-30 cm màu trắng, màu vàng nhạt, hoặc hơi xanh.
Lan ý là loại cây chịu bóng bán phần, nhu cầu nước trung bình, ưa khí hậu mát ẩm. Một số loài cây trồng phổ biến trong nhà, lan ý làm sạch không khí trong nhà bằng cách hấp thụ nhiều chất gây ô nhiễm môi trường, bao gồm benzen , formaldehyde và các chất gây ô nhiễm khác. Một cây lan ý có thể lọc sạch 10 m3 không khí trong 24 giờ.
Lá cây xanh ngát hòa quyện với màu trắng trang nhã của hoa mang đến cho cây một vẻ sang trọng quý phái. Hình dạng cây bắt mắt mang đến cảm giác nhẹ nhàng, êm ái trong tâm hồn mỗi khi chúng ta nhìn ngắm cây. Cây lan ý còn góp phần mang đến vẻ sang trọng, tao nhã cho không gian sống.


Kỹ thuật trồng và chăm sóc lan ý


Ánh sáng: Lan ý không yêu cầu nhiều ánh sáng, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp, nếu trồng ngoài trời, yêu cầu có màng che.
Đất trồng: Loài cây này thích hợp sống trong đất màu mỡ, nhưng thoát nước tốt và được giữ ẩm. Tỷ lệ thích hợp pha trộn đất trồng là 2:1:1:1:1 bao gồm đất thịt – lá mục – than bùn – phân hữu cơ – cát . Có thể bỏ thêm vào hổn hợp vài viên đá nhỏ tăng sự thoát nước.
Nhiệt độ: nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển là từ 16-21oC ( vùng ôn đới), nhưng trong điều kiện độ ẩm không khí cao, thì nhiệt độ tối ưu cho sự sinh trưởng của nó lá 27oC ( vùng nhiệt đới).
Tưới nước: Lan ý không yêu cầu nhiều nước nhưng cây để phát triển thì độ ẩm trong đất phải cao. Nên tưới nước khi thấy đất khô hoặc tưới nước 1 lần/tuần. Tưới nước nhiều vào mùa hè và ít vào mùa đông.
Sâu bệnh gây hại: Các loài như bọ trĩ, rệp sáp và nhện ve thường gây hại cho lan ý. Một số nguyên nhân khác gây đốm nâu trên lá là do thừa chất dinh dưỡng hoặc thiếu nước.
Nhân giống: loài cây này phát triễn rất mạnh mẽ, có thể nhân giống bằng cách tách bụi trong quá trình thay chậu. Thời điểm thay chậu tốt nhất vào mùa xuân

Lưu ý


Trồng lan ý trong nước


Cây hút nhiều nước nên chú ý châm nước thường xuyên cho cây. Ngoài ra loại cây này có cuống lá rất mềm, dễ gãy nên chú ý khi thay nước, vận chuyển tránh làm gãy.
Khi trồng ở nơi thiếu ánh sáng thì các lá sẽ mọc vống lên, dài và yếu ớt, màu sắc nhạt.


Trồng lan ý, đặt trên bàn


Mỗi 2 ngày tưới cây 1 lần và hàng tuần cho cây tiếp xúc với ánh sáng dịu. Để cây cảnh luôn xanh tốt, người ta còn dùng thêm đèn ánh sáng ban ngày, ánh sáng phát ra từ loại đèn này giống như ánh sáng mặt trời nên cây có thể quang hợp được như môi trường bên ngoài.
Cây cảnh bày trí trong nhà thì lượng nước tưới không nên quá nhiều, khi nào thấy đất trồng khô thì tưới nước là được. Ngoài ra, có thể dùng bình phun nước để phun cho cây, mùa hè có thể phun ngày hai lần, mùa đông thì ngày một lần để tăng cường độ ẩm, làm sạch lá, có lợi cho quá trình quang hợp của cây, làm cây xanh tốt.
Những loại cây trồng trong nhà cần chú ý hơn đến việc mua những chậu cây phù hợp. Có thể dùng những loại chậu cảnh có đĩa đệm bên dưới để dễ dàng di chuyển và thoát nước tốt.

Trồng và chăm sóc Hồng môn


Cây cảnh trong nhà   Cách chăm sóc Hồng môn

Hồng môn còn gọi là môn hồng, vĩ hoa tròn, buồm đỏ có tên khoa học là Anthurium andraeanum. Hồng môn có tên tiếng Anh là Anthurium Taiflower, Flamingo Flower thuộc họ cây ráy (Araceae). Nó có tên tiếng Ba lan là Anturium Andrego, tên loài hoa được đặt để kỷ niệm nhà thực vật học người Pháp Edouarda Andre’go (1840-1911), người vào năm 1876 đã phát hiện ra nó. Hồng môn xuất xứ từ vùng  rừng nhiệt đới Ecuador, tây bắc và tây nam Columbia. Nó cũng được tìm thấy ở Tây Ấn và Reunion.
Đây là loài cây có hoa xuất hiện từ kỷ Phấn trắng, loài thực vật hạt kín đầu tiên trên trái đất. Hồng môn là loài cây mọc thành bụi, sống lâu năm, thân ngắn. Lá mọc tập trung trên mặt đất, lớn. Các lá hình trứng-hình mũi mác, giống hình trái tim, dài 25-30 cm, rộng 10-12 cm,  trên trên cuống lá , dài 25-36 cm, với một uốn cong. Lá màu xanh bóng dày, nổi bật gân chân vịt màu xanh nhạt. Cụm hoa dạng mo nhỏ trên cuống chung dài, cong. Mo màu đỏ tươi, dạng bầu dục nhọn đầu, gốc tim nổi rõ gân mảnh. Cụm hoa cong, màu vàng nhạt. Quả mọng…
Hình ảnh của hồng môn xuất hiện trong nhiều tem bưu điện của nhiều quốc gia như: Đài Loan (1995), Pháp (1973), Tiệp Khắc (1967, 1973), Bắc Triều Tiên (1989), Columbia (1960, 1962, 1979), Cuba (1974, 1993)…


Kỹ thuật trồng và chăm sóc hồng môn


1. Nhiệt độ và ánh sáng thích hợp
Hồng môn là cây ưa mát và độ ẩm cao. Độ ẩm thích hợp thường từ 70 dến 80 % với nhiệt độ từ 18-20oC. Nếu độ ẩm quá thấp màu lá sẽ nhạt, nếu độ ẩm quá cao thì chậu cảnh dễ sinh bệnh. Nhiệt độ thấp hơn 15oC cây sẽ phát triển kém, ngược lại nếu nhiệt độ cao hơn 30oC thì lá cây sẽ bị vàng, có thể dẫn đến chết cây.
 2. Tưới nước
Sau khi trồng cây thì các bạn nên tưới nước vào gốc khoảng 1-2 ngày một lần. Không nên tưới quá nhiều để tránh úng cây cũng như tạo điều kiện cho sâu bệnh. Các bạn có thể chọn chậu cảnh của cayxanh24h.com đặc biệt sẽ giúp các bạn dễ dàng hơn trong việc điều chỉnh lượng nước thích hợp.
3. Bón phân
Khi trồng hồng môn tuyệt đối các bạn không nên bón lót cho cây mà chỉ nên tưới nước. Sau khi trồng ở nơi râm mát được khoảng 2 tuần cần chuyển chậu cây sang khu vực dưỡng cây. Khi dưỡng cây được khoảng 2 tháng, các bạn có thể tưới nước phân hoặc dùng đỗ tương, xác động vật để chăm sóc thêm cho chậu cảnh của mình.
4. Cách nhân giống hồng môn: loài cây này có thể nhân giống dễ dàng bằng cách tách bụi cây mỗi khi thay chậu.
Hồng môn được trồng phổ biến như một loài cây cảnh, hoa kiểng. Loài cây này cũng được liệt kê trong danh sách nghiên cứu của Nasa về các loài cây kiểng trong nhà lọc bỏ chất gây ô nhiễm như  formaldehyde, xylene, toluene, và ammonia từ không khí. Hiện nay Việt Nam, hồng môn được  trồng các chủng có dạng cây lớn hay nhỏ và mo có màu tím, hồng đến đỏ tươi.

Cách phòng chống bệnh tiểu đường

Dưới đây là 12 bí quyết loại bỏ bệnh tiểu đường đơn giản được đăng trên tạp chí Prevention.
1 - Có bạn đời

Tình yêu và gia đình không chỉ là nơi muốn đến, chốn mong về mà còn giúp mang lại nhiều sức khỏe cho bạn, như tránh xa bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Diabetes Care cho thấy, phụ nữ sống độc thân có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao gấp 2,5 lần so với những phụ nữ có tình yêu hoặc gia đình. Ngoài ra, theo nghiên cứu của tổ chức Annal of Behavioral Medicine thì những người có hôn nhân hạnh phúc có nồng độ đường huyết khỏe mạnh hơn rất nhiều so với những người độc thân hay những gia đình không hạnh phúc. Điều này có ý nghĩa rất lớn vì nó giúp ngăn chặn bệnh tiểu đường và các bệnh liên quan khác. Khảo sát cũng phát hiện những người độc thân có mối quan hệ xã hội rộng thì nồng độ đường huyết khỏe mạnh hơn so với những người ít quan hệ.

2- Giảm cân

Nghiên cứu của Hiệp hội tiểu đường Mỹ cho biết, ngay cả những người béo phì cũng giảm được 70% nguy cơ phát bệnh tiểu đường nếu họ giảm được 5% trọng lượng cơ thể, kể cả khi không tập thể dục thể thao. Ví dụ nếu bạn nặng 80 kg, thì bạn chỉ cần giảm 4 kg cũng có tác dụng. Nhưng lời khuyên tốt nhất vẫn là nên đưa cân nặng về mức trung bình. Để giảm cân hiệu quả, bạn cần tăng cường tập luyện nhằm đốt cháy lượng mỡ thừa, có lối sống lành mạnh, tăng cường ăn rau, củ, quả và hạn chế những thực phẩm nhiều mỡ.

3 - Ăn giấm

Một nghiên cứu của Đại học bang Arizona, Mỹ cho biết, những người bị tiểu đường tuýp 2 hoặc những người nguy cơ cao sẽ có nồng độ đường huyết thấp hơn nếu họ ăn khoảng 2 thìa giấm ngay trước bữa ăn giàu carbonhydrate (tinh bột). “Giấm có chứa axit axetic nên có thể khử hoạt tính một số enzyme tiêu hóa tinh bột, làm chậm quá trình tiêu hóa carbonhydrate”, tiến sỹ Carol Johnson, người dẫn đầu nghiên cứu cho biết. Thực sự, giấm có tác dụng như thuốc hạ đường huyết Precose đang bán trên thị trường. Nếu như bạn khó ăn giấm thì có thể trộn giấm với salad hoặc cho vào các món ăn. Chúng đều có tác dụng kiềm chế bệnh tiểu đường hiệu quả.

4 - Đi bộ nhiều nhất có thể



Hãy đi bộ thật nhiều mỗi ngày. Bạn sẽ khỏe mạnh hơn ngay cả khi bạn không giảm được cân nào. Đó là kết luận của các nhà khoa học Phần Lan. Họ đã nghiên cứu ở những người luyện tập khoảng 4 tiếng mỗi tuần, tức 35 phút mỗi ngày, kết quả là giảm được 80% nguy cơ tiểu đường. Họ cũng phát hiện thấy, những phụ nữ làm việc tới mức đổ mồ hôi nhiều hơn một lần/tuần thì giảm được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường 30%.
Trong khi đó, các nhà khoa học Trung Quốc xác định được rằng, ngay cả những người có nồng độ đường huyết cao, luyện tập ở mức trung bình (và thực hiện những thay đổi lối sống khác) đã giảm được 40% khả năng bệnh nặng hơn. Tại sao đi bộ lại kì diệu đến vậy? Các nghiên cứu phát hiện, đi bộ giúp cơ thể sử dụng hoóc môn insulin hiệu quả hơn bằng cách tăng cường số lượng insulin thụ cảm trên tế bào. Insulin giúp đường huyết di chuyển tới tế bào. Nơi nó cần đến để phân phối năng lượng và dinh dưỡng.

5 - Ăn nhiều ngũ cốc

Ăn nhiều ngũ cốc không chỉ giúp bạn có thân hình đẹp mà còn làm giảm nguy cơ ung thư vú, tiểu đường tuýp 2, huyết áp cao và đột quỵ. Gạo lứt có tác dụng giảm nguy cơ tiểu đường tuýp 2, nhưng ngũ cốc nguyên hạt (chưa xay bỏ vỏ) như kê, đậu, ngô, lúa mì còn tốt hơn.
Các chuyên gia Đại học Harvard (Mỹ) đã theo dõi trên 39 nghìn nam giới và 157 nghìn nữ giới khỏe mạnh. Kết quả cho thấy những người ăn gạo lứt 2 lần trở lên mỗi tuần giảm 11% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, so với những người ăn chưa tới một lần mỗi tháng. Việc ăn thay thế 50g gạo trắng bằng cùng lượng gạo lứt mỗi ngày giảm được 16% nguy cơ mắc bệnh. Còn thay thế 50g gạo trắng bằng cùng lượng ngũ cốc nguyên hạt mỗi ngày giảm tới 36%.

6 - Cà phê

Nếu bạn là người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thì bạn nên là người nghiện cà phê. Khi nghiên cứu trên 126 nghìn phụ nữ và đàn ông, các nhà nghiên cứu ở Trường y tế cộng đồng Harvard phát hiện, những người nghiện cà phê, tức uống trung bình khoảng 6 ly mỗi ngày, có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thấp hơn từ 29 đến 54% so với những người ít khi uống. Uống từ 4-5 ly cà phê giảm được 29% nguy cơ, uống 1-3 ly mỗi ngày thì tác dụng giảm đi một chút.
Theo các nhà khoa học, chính thành phần caffeine trong cà phê đã mang lại tác dụng này. Nó đã giúp tăng cường trao đổi chất trong cơ thể sau khi uống. Hơn nữa, cà phê cũng giàu kali, magie, chất chống oxi hóa nên giúp tế bào hấp thụ đường tốt.

7 - Hạn chế đồ ăn nhanh

Các nhà nghiên cứu ở Trường đại học Minnesota, Mỹ sau khi nghiên cứu trên 3.000 người có độ tuổi 18-30, trong vòng 15 năm đã phát hiện thấy, những người ăn nhiều đồ ăn nhanh dễ mắc bệnh tiểu đường.
Khi bắt đầu nghiên cứu, những người tham gia này có trọng lượng cơ thể bình thường, nhưng sau khi ăn mỗi tuần 2 lần ăn đồ ăn nhanh thì cơ thể của họ đã nặng hơn 4,5 kg và tỷ lệ kháng insulin cao gấp đôi so với những người ăn ít hơn một lần/tuần. Cần nhắc lại rằng, thừa cân và kháng insulin là hai thủ phạm chính dẫn tới tiểu đường tuýp 2.
Nghiên cứu cũng phát hiện thấy, nhiều món fast-food (chà bông, xúc xích, lạp xường, gà rán, khoai tây chiên, bánh humberger...) có chứa nhiều carbohydrates tinh chế và chất béo không tốt cho sức khỏe, điều này có thể làm tăng nguy cơ tiểu đường ngay cả khi cân nặng của bạn ổn định. Lời khuyên của các chuyên gia là hãy hạn chế đồ ăn nhanh tới mức tối đa và nên tự nấu ăn với khẩu phần ăn hợp lý.

8 - Tăng cường ăn rau hạn chế thịt đỏ

Phụ nữ ăn thịt đỏ (như thịt bò, thị cừu...) 5 lần mỗi tuần có nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2 cao hơn 29% so với những người ăn ít hơn mỗi tuần một lần, đó là kết luận của các nhà nghiên cứu ở Bệnh viện phụ sản Brigham, Anh sau khi nghiên cứu ở 37.000 phụ nữ. Nghiên cứu cũng cho biết, ăn thịt đã chế biến sẵn như thịt muối xông khói, xúc xích ít nhất 5 lần mỗi tuần thì nguy cơ tiểu đường tăng 43% so với những người ăn ít hơn mỗi tuần một lần. Thủ phạm gây ra nguy cơ này? Các nhà khoa học nghi đó là cholesterol trong thịt đỏ và những chất phụ gia trong thịt chế biến sẵn.

9 - Thêm gia vị quế vào món ăn

Các nhà nghiên cứu Đức nghiên cứu ở 65 người trưởng thành mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và cho họ ăn thực phẩm có chứa 1g bột quế hoặc chất vô hại(placebo) 3 lần mỗi ngày và kéo dài trong vòng 4 tháng. Kết quả là người ăn quế giảm được lượng đường trong máu khoảng 10% trong khi đó chất vô hại chỉ giảm được 4%. Hợp chất trong quế kích thích hoạt động của các enzyme để kích hoạt cơ quan thụ cảm insulin. Ngoài ra, loại gia vị này còn giúp hạ thấp cholesterol, và triglycerides, một loại mỡ máu có thể góp phần tăng nguy cơ tiểu đường.

10 - Thư giãn tâm hồn

Khi bạn căng thẳng, cơ thể của bạn có những hành động rất xuất sắc, đó là điều lý giải tại sao nhiều khi áp lực lại tạo ra đột phá cho cấp dưới. Nhưng thường xuyên căng thẳng sẽ gây ra nhiều vấn đề. Lý do là căng thẳng làm cho tim đập nhanh hơn, hơi thở gấp gáp hơn và dạ dày co thắt lại. Nó cũng khiến nồng độ đường huyết tăng mạnh.
“Dưới áp lực căng thẳng, cơ thể bạn sẽ rơi vào tình trạng 'chống hoặc bỏ chạy' hay còn gọi là phản ứng stress cấp tính. Từ đó làm tăng nồng độ đường huyết để chuẩn bị cho hành động”, tiến sĩ Richard Suwit, tác giả cuốn sách The Mind-Body Diabetes Revolution và là Trưởng khoa Tâm lý Y học ở Đại học Duke (Mỹ) cho biết. Nếu tế bào của bạn kháng insulin, đường sẽ hiện diện nhiều ở trong máu vì không còn nơi nào để tích trữ, kết quả là dẫn đến đường huyết liên tục cao. Nhưng tin vui là, chỉ cần thư giãn hoặc biết cách kiếm soát căng thẳng, bạn sẽ kiểm soát được đường huyết. Giải pháp là bạn có thể nghe nhạc, xem phim hài, ca hát, nấu ăn cho con cái...

11 - Có giấc ngủ ngon


Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy, thiếu ngủ có thể dẫn đến mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 do nó làm ảnh hưởng đến cách cơ thể xử lý glucose - thành phần tế bào sử dụng để làm “nhiên liệu”. Báo cáo của Trung tâm nghiên cứu giấc ngủ thuộc Đại học y Harvard cho thấy, nhóm người khỏe mạnh khi giảm giấc ngủ từ 8 tiếng xuống còn 4 tiếng mỗi tối, quá trình xử lý glucose của cơ thể sẽ chậm lại. Một nghiên cứu khác thì nói rằng, những người ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi đêm có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn đáng kể so với những người ngủ 7 tiếng mỗi đêm.

12 - Kiểm tra máu

Một cuộc kiểm tra máu đơn giản cũng có thể cho biết bạn có nguy cơ mắc bệnh này hay không. Những người trước khi mắc tiểu đường thường có nồng độ đường huyết hơi cao một chút, nằm trong khoảng 100-125mg/dl, và thường phát triển bệnh trong khoảng 10 năm. Biết được nguy cơ bạn sẽ điều chỉnh chế độ ăn uống đồng thời thay đổi lối sống và chăm luyện tập sẽ giúp bạn loại bỏ được bệnh. Mọi người từ 45 tuổi trở lên cần đi thử máu. Những người trẻ hơn có nguy cơ mắc bệnh khi thừa cân, tiền sử gia đình cũng như khi cholesterol cao và huyết áp cao. Bạn cần đến gặp bác sĩ. Nếu kết quả bình thường, nên kiểm tra lại trong vòng 3 năm, nếu bạn bị tiền tiểu đường, đường huyết nên được kiểm tra lại trong vòng 1-2 năm.


Nguyễn Hữu Mạnh

Lợi ích của chanh với sức khoẻ

Nghe có vẻ đơn giản, nhưng loại nước uống này rất đáng chú ý vì lợi ích của nó đối với sức khỏe. Bạn không tin ư? Chỉ cần xem xét 7 lợi ích sau đây.


Bắt đầu ngày mới bằng chanh, 7 lợi ích không ngờ
Chanh và nước ấm mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể 


1. Tăng cường hệ thống miễn dịch

Theo báo cáo của trang Tâm – Thế Xanh, chanh có chứa hàm lượng vitamin C và kali cao. Vitamin C có thể giúp ngăn ngừa bệnh cúm và kali có lợi trong việc kích thích chức năng não và thần kinh cũng như giúp kiểm soát huyết áp.

2. Cân bằng độ pH

Mặc dù chanh tạo cảm giác chua trong miệng, nhưng khi đã hòa tan vào trong cơ thể bạn, acid citric trở thành kiềm có nghĩa không tạo ra axit trong cơ thể sau khi quá trình trao đổi chất đã diễn ra. Đây là chìa khóa để cho bạn sức khỏe tốt.
 
3. Giúp bạn giảm cân

Chanh cũng có chứa chất xơ pectin cao, có thể giúp ngăn chặn cơn đói. Theo các nghiên cứu, những người tiêu thụ nước ấm với nước cốt chanh khi ăn kiêng có thể giảm cân nhanh hơn.

4. Giúp tiêu hóa

Nước ấm sẽ giúp kích thích tiêu hóa và chuyển động nhu động ruột làm cho cơ co thắt trong thành ruột. Chanh cũng giúp loại bỏ chất độc trong đường tiêu hóa vì nó chứa các khoáng chất và vitamin.

5. Giải độc cho cơ thể qua nước tiểu

Nước chanh có thể giúp loại bỏ các chất không hữu ích trong cơ thể qua nước tiểu. Vì khi bạn tiêu thụ chanh cũng có nghĩa bạn làm tăng lượng nước tiểu.

6. Làm sạch da


Vitamin C có chứa trong chanh có thể làm giảm nếp nhăn và và hắc tố trên da. Bằng cách dùng nước ấm với nước chanh, bạn có thể loại bỏ chất độc ra khỏi máu, giúp giữ cho làn da sạch sẽ.
 
7. Làm sạch các bạch huyết


Đồ uống này cũng có thể ngăn ngừa mất nước bởi nếu mất nước không kiểm soát được có thể gây ra sự tích tụ độc tố và táo bón. Hai tuyến thượng thận nhỏ nằm phía trên thận của bạn cùng hoạt động để tạo ra năng lượng của tuyến giáp. Cả hai tuyến này cũng sản xuất kích thích tố rất quan trọng, cụ thể là aldosterone.

Aldosterone là một hormone kiểm soát hàm lượng nước và nồng độ chất khoáng như natri trong cơ thể giúp cơ thể tích nước. Hormone này cũng chịu trách nhiệm về kiểm soát phản ứng căng thẳng của bạn. Vì vậy, điều quan trọng là duy trì sức khỏe của chúng bằng cách tiêu thụ hỗn hợp nước ấm và nước chanh. 



Quả chanh tuy nhỏ bé nhưng lại là một trong những loại quả có rất nhiều công dụng tuyệt vời.
1. Vì là một loại trái cây thuộc họ cam quýt nên quả chanh có thể giúp chống nhiễm trùng. Chanh có tác dụng tự nhiên này nhờ khả năng giúp sản xuất các tế bào bạch cầu và kháng thể trong máu, tạo điều kiện cho cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng.
2. Ngăn ngừa và chữa viêm xương khớp.
3. Là loại quả chứa các chất chống oxy hóa, chanh cũng giúp kiểm soát bệnh như ung thư, bệnh tim mạch và đột quỵ.
4. Quả chanh còn góp phần kiểm soát mức độ HDL (cholesterol xấu), giúp giữ huyết áp ổn định.
5. Chanh có tác dụng chống lại các bệnh nghiêm trọng như ung thư vú, ruột kết và tuyến tiền liệt nhờ sự hiện diện của chất chống gây ung thư vốn có trong nó.
6. Nước chanh sẽ giữ cho làn da tươi sáng, loại bỏ nếp nhăn.
23 công dụng không thể bỏ qua của quả chanh

7. Nước cốt chanh cũng được sử dụng để điều trị bệnh bạch hầu. Súc miệng bằng nước cốt chanh giúp giảm nhiễm trùng cổ họng.
8. Ngoài ra, chanh còn có thể ngăn chặn chất nitrosamine (một chất gây thương tổn DNA và tăng sự thoái hóa tế bào, sinh ra ung thư) hình thành trong ruột.
9. Trộn một vài giọt nước cốt chanh với nước nóng và uống cũng giúp làm sạch đường tiêu hóa và thanh lọc gan.
10. Chanh cũng được dùng làm một phương thuốc chống lại cảm lạnh thông thường.
11. Bên cạnh đó, chanh được coi là có tác dụng tốt trong việc kiểm soát tình trạng viêm lưỡi, viêm miệng và viêm lợi.
12. Ngay cả vỏ chanh cũng rất hữu ích, vì nó cũng có thể được phơi khô và nghiền thành bột, sử dụng rất hiệu quả trong việc giảm đau đầu.
13. Một vài giọt nước cốt chanh cũng giúp kiểm soát mụn trứng cá.
14. Ngoài tác dụng như một loại thuốc "tẩy" da, chanh còn có tác dụng dưỡng tóc, giúp tóc bóng đẹp hơn.
15. Chanh cũng giúp ích trong điều trị bệnh lậu và nhiễm trùng đường tiết niệu.
16. Nó cũng giúp giảm đau bụng và các vấn đề dạ dày.
17. Để xử lý vết cắn hoặc vết côn trùng đốt, dùng chanh bôi cũng rất hiệu quả.
18. Chanh có thể được sử dụng với glycerin để giảm ngứa cho da khô.
19. Với tác dụng giết chết vi khuẩn, chanh được sử dụng để bảo quản thức ăn, ví dụ như ướp thức ăn.
20. Nó cũng tốt cho miệng và giúp làm trắng răng, loại bỏ cao răng, tăng cường men răng.
21. Chanh cũng được sử dụng như là một loại nước uống (nước chanh) rất có lợi cho việc điều trị tiêu chảy.
22. Uống một lượng nhỏ của xi-rô chanh hàng ngày có thể giúp kiểm soát hen suyễn.
23. Chanh giúp làm giảm cholesterol và trọng lượng của bạn. Tốt nhất, bạn nên uống một chút nước chanh ấm pha với muối vào mỗi buổi sáng để giữ trọng lượng của mình luôn ổn định.