Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2014

Hạt Methi

Cây Methi hay được gọi là cây fenugreek, cỏ cà ri, cỏ Hy Lạp có tên khoa học là Trigonela foenum graecum thuộc họ đậu. Bộ phận trên cây Methi thường dùng làm thuốc đó là hạt và lá. Cây Methi được trồng nhiều và sử dụng làm thuốc, thực phẩm hơn 4000 năm qua tại các nước: Ấn Độ, Tây Ban Nha, Pháp, Monaco, Ý, Malta, Slovenia, Albani, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Israel, Libya, Algerie, Morocco, … 
Nghiên cứu cho thấy trong hạt methi có chứa rất nhiều nhóm hoạt chất rất hữu ích cho sức khỏe như protein, khoáng tố 3% gồm sắt, calci, phosphor, magnesium, kali, natri, kẽm, đồng, mangan, vitamin C, acid folic, vitamin nhóm B như thiamin, riboflavin, niacin, và nhiều chất xơ, chất nhày. Trong hạt còn có các alcaloid như trigonellin, cholin, saponin, chất dầu, flavonoid... 
Hạt Methi giúp giảm cholesterol
Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ hạt methi giúp giảm mức cholesterol trong máu. Một nghiên cứu tại Medical College (Ấn Độ) đã tiến hành đo nồng độ cholesterol trong máu của 60 người (không dùng bất cứ thuốc hạ cholesterol nào). Sau đó, những người tham gia chỉ được ăn một chén xúp có chứa khoảng 20 g hạt methi trước hai bữa ăn trưa và ăn tối hàng ngày. Sau 4 tuần tiêu thụ đã thấy mức cholesterol của họ bắt đầu giảm với tỷ lệ được ghi nhận 14%. Điều này chính là do hạt methi làm giảm mức độ lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) một cách đáng kể. Hạt methi còn chứa 25% galactomannan, đây là một loại chất xơ hòa tan tự nhiên, nhờ đó ăn hạt methi mỗi ngày còn giúp ngăn chặn các bệnh tim mạch, huyết áp, cải thiện hệ tuần hoàn.
Hạt Methi giúp hạ thấp glucose trong máu
Những người bị bệnh tiểu đường type 2, nếu mỗi ngày dùng 20 - 25 g hạt methi sẽ giúp hạ thấp lượng glucose trong máu. Theo một nghiên cứu từ các chuyên gia Ấn Độ khi họ cho thêm hạt methi vào khẩu phần ăn của các bệnh nhân thuộc tiểu đường type 1, sau đó ghi nhận đường trong nước tiểu đã giảm được 54%. Kết quả này có được chính nhờ hai chất, một là galactomannan giúp làm chậm tốc độ hấp thu đường vào máu, hai là acid amin 4-hydroxyisoleucin kích thích sự tiết insulin nhờ đó giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Như vậy hạt methi rất hữu ích cho cả hai nhóm tiểu đường type 1 và 2.
Ngoài ra hạt Methi còn có những tác dụng khác như
  • Hạt MethiHạt Methi chữa rối loạn tiêu hóa, dạ dày, chống thiếu máu, hạ sốt, chống nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm họng, ho, viêm phổi, viêm xoang, khó thở, nhiều đờm, Mỗi ngày uống 4 tách trà hạt Methi, các triệu chứng trên sẽ được cải thiện rõ rệt.
  • Hạt Methi hữa hơi thở và cơ thể có mùi hôi
    Theo một nhà dinh dưỡng học nổi tiếng ở Anh là Lelord Kordel cho rằng chất dầu đặc biệt có trong hạt Methi đã giúp cơ thể sạch sẽ và làm cho cơ thể có mùi thơm, ở những người thường xuyên uống trà này. Chất dầu thấm sâu vào các đường và các nếp nhăn trên các màng nhày và ngấm vào các tế bào đồng thời làm cho các tuyến nhờn và bã mồ hôi được tẩy sạch do đó giúp cho các tế bào trở nên trẻ hóa và tinh sạch hơn, hơi thở thơm tho hơn.
  • Sử dụng hạt Methi để trị gàu : ngâm 2 muỗng hạt trong nước và để qua đêm. Đến sáng hôm sau lấy hạt đã ngâm mềm đem nghiền nát thành một khối dẻo rồi bôi lên da đầu sau đó để yên trong 1 giờ rưỡi. Sau đó gội đầu thật sạch, gàu sẽ được điều trị tốt.
  • Sử dụng hạt Methi để chữa sưng tấy và phỏng lửa : Nghiền lá rồi đắp như cao dán lên ngay chỗ sưng đau bên trong hoặc bên ngoài hoặc đắp lên chỗ phỏng, nó có tác dụng làm êm dịu và làm mát.
  • Hạt Methi chống lại các tác nhân gây hại cho gan : các nghiên cứu gần đây còn chứng minh hạt Methi còn có tác dụng bảo vệ tế bào gan chống lại các tác nhân gây hại cho gan như rượu, hóa chất, thực phẩm và giúp điều trị sạn thận rất tốt.
  • Hạt Methi giúp chữa suy sinh dục nam (aphrodisiac) và chữa ung thư vú.
Riêng đối với phụ nữ, hạt Methi còn có các công dụng tốt như
  • Sử dụng hạt Methi giúp trẻ lâu : Nhờ trong thành phần hạt có chứa các chất như butylated hydroxyanisole và butylated hydroxytoluene có tác dụng chống oxy hóa tế bào. Đắp lên mặt mỗi đêm trước khi đi ngủ 30 phút rồi rửa sạch với nước ấm có tác dụng ngăn ngừa các vết thâm nám, mụn cám, tàn nhang, làm da mịn không khô ráp và khi nhìn trông như được trẻ thêm một tuổi.
  • Hạt Methi giúp điều hòa kinh nguyệt : Giúp cho phụ nữ có cảm giác dễ chịu không đau đớn trong thời kỳ có kinh. Ngoài ra, hạt Methi còn có tác dụng trong việc trị huyết trắng.
  • Hạt Methi giúp tăng tiết sữa : hạt khô tán thành bột, trộn chung với bột mì và đường chế thành bánh có tên là halwa ăn một lượng nhỏ (5-10g) mỗi ngày sẽ giúp cho cơ thể trở lại bình thường nhanh chóng sau khi sanh. Hạt xay thô uống mỗi ngày sẽ giúp cho các bà mẹ có nhiều sữa để cho con bú.
Hạt Methi giúp ăn ngon miệng dưới dạng trà dược (ngâm 0,5 gram hạt Methi trong 240 ml nước lạnh trong 3 giờ, lược và hâm nóng lại, có thể thêm mật o­ng khi uống). Dùng ngoài trị sưng da dưới dạng bột nhão để đắp. Theo các nghiên cứu hạt Methi được sử dụng từ lâu đời để làm thực phẩm và không gây ra bất kỳ những phản ứng độc hại nào cho cơ thể của người sử dụng.
Thành phần của hạt Methi
  • 45-60% carbohydrates, chủ yếu là sợi nhầy (galactomannans)
  • 20-30% protein cao trong lysine và tryptophan
  • 5-10% các loại dầu cố định (lipid); pryridine loại ancaloit chủ yếu trigonelline (0,2-0,36%), choline (0,5%), gentianine, và carpaine
  • Flavonoid (apigenin, luteolin, orientin, quercetin, vitexin, và isovitexin)
  • Các axit gốc amino tự do (4-hydroxyisoleucine [0,09%], histidine, arginine, và lysine)
  • Canxi và sắt
  • Saponin (0,6-1,7%)
  • Glycosides tạo thành sapogenins steroid khi thủy phân (diosgenin, yamogenin, tigogenin, neotigogenin)
  • Sitosterol, vitamin A, B1, C và acid nicotinic
  • 0,015% tinh dầu dễ bay hơi (n-ankan và sesquiterpene).
Cách dùng hạt methi để phòng ngừa bệnh
Cách dùng rất đơn giản, mỗi ngày khoảng 15 - 20 g hạt, rang hạt cho thơm, tán thành bột, pha nước uống, hoặc lấy hạt sống chưa rang, ngâm trong ly có chứa 200 ml nước lạnh, để qua một đêm cho hạt nở ra, sáng dậy uống hết nước trong ly, bỏ xác. Hạt có mùi thơm như vị rau cần tây, dễ uống. Hạt methi được xếp vào nhóm gia vị nên không có độc tính, tuy nhiên nếu dùng quá liều sẽ có cảm giác khó chịu ở bụng, dạ dày, phụ nữ có thai gần đến ngày sinh không nên dùng vì có thể gây sẩy thai.
Cách dùng hạt methi cho người bệnh tiểu đường
  • Cách 1 : cho 01 muỗng hạt Methi vào ly nước nóng 50 – 70 độ khoảng 10 phút, sau đó ăn hạt và uống nước 2 – 3 lần/ ngày trước bữa ăn 1h.
  • Cách 2 : cho 02 – 03 muỗng hạt Methi vào ấm trà rót nước nóng chờ khoảng 5 phút, uống 2- 3 lần tới khi nước nhạt màu ( giống như pha và uống trà ).
  • Cách 3 : Cho hạt Methi vào ấm đun sôi 3 – 5 phút, lọc bỏ bả. Uống nóng, để nguội hoặc bỏ vào tủ lạnh để uống trong ngày
  • Cách 4 : Nếu muốn thơm ngon hơn thì có thể xao vàng rồi hãm nước và uống nóng hoặc đóng chai để tủ lạnh uống như nước lọc trong ngày. Với cách này cần tăng liều dùng lên khoảng 1,2 – 1,5 lần
  • Cách 5 : Hấp cơm, làm bánh, nước sốt, làm sinh tố, sữa chua,…
Cách dùng hạt Methi do người dùng Việt Nam đã sử dụng hiệu quả chia sẻ
  1. Trước khi đi ngủ, lấy bình thủy chứa 1 lít nước sôi cho 2-3 muỗng cà phê đầy Hạt Methi vào. Đậy kín lại đến sáng lấy 1/2 lít nước hạt Methi đã ngâm uống trước khi ăn sáng. Lượng nước Methi còn lại 1/2 lít được sử dụng trong ngày, trước hay sau ăn đều được. Đến tối, có thể bỏ xác hạt sau khi đã nở ra và có mùi như hạt đậu xanh luộc.
  2. Ngoài ra, Có thể sử dụng hạt Methi sau khi ngâm để nấu chè, hấp cơm hoặc bỏ vào máy xay sinh tố xay ra với 1 ít sữa dùng như 1 món ăn khá lạ.
Liều dùng hạt Methi hàng ngày theo kinh nghiệm những người dả sử dụng hiệu quả
  • Tiểu đường type 1: 3-6 muỗng cà phê/ngày
  • Tiểu đường type 2: 2-4 muỗng cà phê/ngày 
Các lưu ý khi dùng hạt Methi
  • Sử dụng nhiều trong ngày có thể có mùi hôi khi đi tiểu (liều dùng phải cao hơn 300% so với bình thường)
  • Trẻ nhỏ hoặc phụ nữ mang thai giai đoạn sắp sinh sử dụng hạt Methi có thể dẫn đến việc chuẩn đoán sai bệnh xi rô niệu ở trẻ em sơ sinh do sự hiện diện của sotolone trong nước tiểu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét