Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2014

Hạt Methi

Cây Methi hay được gọi là cây fenugreek, cỏ cà ri, cỏ Hy Lạp có tên khoa học là Trigonela foenum graecum thuộc họ đậu. Bộ phận trên cây Methi thường dùng làm thuốc đó là hạt và lá. Cây Methi được trồng nhiều và sử dụng làm thuốc, thực phẩm hơn 4000 năm qua tại các nước: Ấn Độ, Tây Ban Nha, Pháp, Monaco, Ý, Malta, Slovenia, Albani, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Israel, Libya, Algerie, Morocco, … 
Nghiên cứu cho thấy trong hạt methi có chứa rất nhiều nhóm hoạt chất rất hữu ích cho sức khỏe như protein, khoáng tố 3% gồm sắt, calci, phosphor, magnesium, kali, natri, kẽm, đồng, mangan, vitamin C, acid folic, vitamin nhóm B như thiamin, riboflavin, niacin, và nhiều chất xơ, chất nhày. Trong hạt còn có các alcaloid như trigonellin, cholin, saponin, chất dầu, flavonoid... 
Hạt Methi giúp giảm cholesterol
Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ hạt methi giúp giảm mức cholesterol trong máu. Một nghiên cứu tại Medical College (Ấn Độ) đã tiến hành đo nồng độ cholesterol trong máu của 60 người (không dùng bất cứ thuốc hạ cholesterol nào). Sau đó, những người tham gia chỉ được ăn một chén xúp có chứa khoảng 20 g hạt methi trước hai bữa ăn trưa và ăn tối hàng ngày. Sau 4 tuần tiêu thụ đã thấy mức cholesterol của họ bắt đầu giảm với tỷ lệ được ghi nhận 14%. Điều này chính là do hạt methi làm giảm mức độ lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) một cách đáng kể. Hạt methi còn chứa 25% galactomannan, đây là một loại chất xơ hòa tan tự nhiên, nhờ đó ăn hạt methi mỗi ngày còn giúp ngăn chặn các bệnh tim mạch, huyết áp, cải thiện hệ tuần hoàn.
Hạt Methi giúp hạ thấp glucose trong máu
Những người bị bệnh tiểu đường type 2, nếu mỗi ngày dùng 20 - 25 g hạt methi sẽ giúp hạ thấp lượng glucose trong máu. Theo một nghiên cứu từ các chuyên gia Ấn Độ khi họ cho thêm hạt methi vào khẩu phần ăn của các bệnh nhân thuộc tiểu đường type 1, sau đó ghi nhận đường trong nước tiểu đã giảm được 54%. Kết quả này có được chính nhờ hai chất, một là galactomannan giúp làm chậm tốc độ hấp thu đường vào máu, hai là acid amin 4-hydroxyisoleucin kích thích sự tiết insulin nhờ đó giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Như vậy hạt methi rất hữu ích cho cả hai nhóm tiểu đường type 1 và 2.
Ngoài ra hạt Methi còn có những tác dụng khác như
  • Hạt MethiHạt Methi chữa rối loạn tiêu hóa, dạ dày, chống thiếu máu, hạ sốt, chống nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm họng, ho, viêm phổi, viêm xoang, khó thở, nhiều đờm, Mỗi ngày uống 4 tách trà hạt Methi, các triệu chứng trên sẽ được cải thiện rõ rệt.
  • Hạt Methi hữa hơi thở và cơ thể có mùi hôi
    Theo một nhà dinh dưỡng học nổi tiếng ở Anh là Lelord Kordel cho rằng chất dầu đặc biệt có trong hạt Methi đã giúp cơ thể sạch sẽ và làm cho cơ thể có mùi thơm, ở những người thường xuyên uống trà này. Chất dầu thấm sâu vào các đường và các nếp nhăn trên các màng nhày và ngấm vào các tế bào đồng thời làm cho các tuyến nhờn và bã mồ hôi được tẩy sạch do đó giúp cho các tế bào trở nên trẻ hóa và tinh sạch hơn, hơi thở thơm tho hơn.
  • Sử dụng hạt Methi để trị gàu : ngâm 2 muỗng hạt trong nước và để qua đêm. Đến sáng hôm sau lấy hạt đã ngâm mềm đem nghiền nát thành một khối dẻo rồi bôi lên da đầu sau đó để yên trong 1 giờ rưỡi. Sau đó gội đầu thật sạch, gàu sẽ được điều trị tốt.
  • Sử dụng hạt Methi để chữa sưng tấy và phỏng lửa : Nghiền lá rồi đắp như cao dán lên ngay chỗ sưng đau bên trong hoặc bên ngoài hoặc đắp lên chỗ phỏng, nó có tác dụng làm êm dịu và làm mát.
  • Hạt Methi chống lại các tác nhân gây hại cho gan : các nghiên cứu gần đây còn chứng minh hạt Methi còn có tác dụng bảo vệ tế bào gan chống lại các tác nhân gây hại cho gan như rượu, hóa chất, thực phẩm và giúp điều trị sạn thận rất tốt.
  • Hạt Methi giúp chữa suy sinh dục nam (aphrodisiac) và chữa ung thư vú.
Riêng đối với phụ nữ, hạt Methi còn có các công dụng tốt như
  • Sử dụng hạt Methi giúp trẻ lâu : Nhờ trong thành phần hạt có chứa các chất như butylated hydroxyanisole và butylated hydroxytoluene có tác dụng chống oxy hóa tế bào. Đắp lên mặt mỗi đêm trước khi đi ngủ 30 phút rồi rửa sạch với nước ấm có tác dụng ngăn ngừa các vết thâm nám, mụn cám, tàn nhang, làm da mịn không khô ráp và khi nhìn trông như được trẻ thêm một tuổi.
  • Hạt Methi giúp điều hòa kinh nguyệt : Giúp cho phụ nữ có cảm giác dễ chịu không đau đớn trong thời kỳ có kinh. Ngoài ra, hạt Methi còn có tác dụng trong việc trị huyết trắng.
  • Hạt Methi giúp tăng tiết sữa : hạt khô tán thành bột, trộn chung với bột mì và đường chế thành bánh có tên là halwa ăn một lượng nhỏ (5-10g) mỗi ngày sẽ giúp cho cơ thể trở lại bình thường nhanh chóng sau khi sanh. Hạt xay thô uống mỗi ngày sẽ giúp cho các bà mẹ có nhiều sữa để cho con bú.
Hạt Methi giúp ăn ngon miệng dưới dạng trà dược (ngâm 0,5 gram hạt Methi trong 240 ml nước lạnh trong 3 giờ, lược và hâm nóng lại, có thể thêm mật o­ng khi uống). Dùng ngoài trị sưng da dưới dạng bột nhão để đắp. Theo các nghiên cứu hạt Methi được sử dụng từ lâu đời để làm thực phẩm và không gây ra bất kỳ những phản ứng độc hại nào cho cơ thể của người sử dụng.
Thành phần của hạt Methi
  • 45-60% carbohydrates, chủ yếu là sợi nhầy (galactomannans)
  • 20-30% protein cao trong lysine và tryptophan
  • 5-10% các loại dầu cố định (lipid); pryridine loại ancaloit chủ yếu trigonelline (0,2-0,36%), choline (0,5%), gentianine, và carpaine
  • Flavonoid (apigenin, luteolin, orientin, quercetin, vitexin, và isovitexin)
  • Các axit gốc amino tự do (4-hydroxyisoleucine [0,09%], histidine, arginine, và lysine)
  • Canxi và sắt
  • Saponin (0,6-1,7%)
  • Glycosides tạo thành sapogenins steroid khi thủy phân (diosgenin, yamogenin, tigogenin, neotigogenin)
  • Sitosterol, vitamin A, B1, C và acid nicotinic
  • 0,015% tinh dầu dễ bay hơi (n-ankan và sesquiterpene).
Cách dùng hạt methi để phòng ngừa bệnh
Cách dùng rất đơn giản, mỗi ngày khoảng 15 - 20 g hạt, rang hạt cho thơm, tán thành bột, pha nước uống, hoặc lấy hạt sống chưa rang, ngâm trong ly có chứa 200 ml nước lạnh, để qua một đêm cho hạt nở ra, sáng dậy uống hết nước trong ly, bỏ xác. Hạt có mùi thơm như vị rau cần tây, dễ uống. Hạt methi được xếp vào nhóm gia vị nên không có độc tính, tuy nhiên nếu dùng quá liều sẽ có cảm giác khó chịu ở bụng, dạ dày, phụ nữ có thai gần đến ngày sinh không nên dùng vì có thể gây sẩy thai.
Cách dùng hạt methi cho người bệnh tiểu đường
  • Cách 1 : cho 01 muỗng hạt Methi vào ly nước nóng 50 – 70 độ khoảng 10 phút, sau đó ăn hạt và uống nước 2 – 3 lần/ ngày trước bữa ăn 1h.
  • Cách 2 : cho 02 – 03 muỗng hạt Methi vào ấm trà rót nước nóng chờ khoảng 5 phút, uống 2- 3 lần tới khi nước nhạt màu ( giống như pha và uống trà ).
  • Cách 3 : Cho hạt Methi vào ấm đun sôi 3 – 5 phút, lọc bỏ bả. Uống nóng, để nguội hoặc bỏ vào tủ lạnh để uống trong ngày
  • Cách 4 : Nếu muốn thơm ngon hơn thì có thể xao vàng rồi hãm nước và uống nóng hoặc đóng chai để tủ lạnh uống như nước lọc trong ngày. Với cách này cần tăng liều dùng lên khoảng 1,2 – 1,5 lần
  • Cách 5 : Hấp cơm, làm bánh, nước sốt, làm sinh tố, sữa chua,…
Cách dùng hạt Methi do người dùng Việt Nam đã sử dụng hiệu quả chia sẻ
  1. Trước khi đi ngủ, lấy bình thủy chứa 1 lít nước sôi cho 2-3 muỗng cà phê đầy Hạt Methi vào. Đậy kín lại đến sáng lấy 1/2 lít nước hạt Methi đã ngâm uống trước khi ăn sáng. Lượng nước Methi còn lại 1/2 lít được sử dụng trong ngày, trước hay sau ăn đều được. Đến tối, có thể bỏ xác hạt sau khi đã nở ra và có mùi như hạt đậu xanh luộc.
  2. Ngoài ra, Có thể sử dụng hạt Methi sau khi ngâm để nấu chè, hấp cơm hoặc bỏ vào máy xay sinh tố xay ra với 1 ít sữa dùng như 1 món ăn khá lạ.
Liều dùng hạt Methi hàng ngày theo kinh nghiệm những người dả sử dụng hiệu quả
  • Tiểu đường type 1: 3-6 muỗng cà phê/ngày
  • Tiểu đường type 2: 2-4 muỗng cà phê/ngày 
Các lưu ý khi dùng hạt Methi
  • Sử dụng nhiều trong ngày có thể có mùi hôi khi đi tiểu (liều dùng phải cao hơn 300% so với bình thường)
  • Trẻ nhỏ hoặc phụ nữ mang thai giai đoạn sắp sinh sử dụng hạt Methi có thể dẫn đến việc chuẩn đoán sai bệnh xi rô niệu ở trẻ em sơ sinh do sự hiện diện của sotolone trong nước tiểu.

Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2014

Ngồi văn phòng cả ngày, nên uống một ly vang đỏ

Các bác sĩ Mỹ cho rằng, nếu con người có nếp sống thiếu vận động thì rượu vang đỏ có thể giúp giải quyết những  trục trặc về sức khoẻ do lối sống đó gây ra. Họ nhấn mạnh tác dụng này của vang đỏ, nhưng lưu ý chỉ nên dùng ít thôi.
                                            Ngồi văn phòng cả ngày, nên uống một ly vang đỏ
Được biết, trong rượu vang đỏ có chất resveratrol có tác dụng tốt tới cơ thể người, giúp giảm viêm, hạn chế nồng độ đường, có tác dụng chống ung thư, cũng như các bệnh về tim mạch.  
Các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm trên chuột. Họ nhốt chuột 15 ngày liền bằng cách treo đuôi chúng lên. Một số con được dùng resveratrol hằng ngày thì tránh được những biến động xấu, còn những con khác không được dùng hoạt chất này thì khối cơ bắp và mật độ khoáng của xương đều giảm.
Các nhà khoa học rút ra kết luận: resveratrol bù đắp được sự thiếu hụt hoạt động thể chất và ngăn ngừa được những hậu quả của tình trạng ngồi nhiều.
Vũ Trung Hương (theo Meddaily)

Thứ Năm, 6 tháng 3, 2014

Sử dụng cây phát lộc hợp phong thủy

Được coi là loại cây mang lại may mắn trong cuộc sống, cây phát lộc có sức sống mạnh mẽ, rất dễ chăm sóc. Tuy nhiên, để có cây phát lộc hợp phong thủy, bạn cần có sự đầu tư công sức, giúp nó phát triển tốt và có được hình dáng như ý.
phat1-7382-1392181323.jpg
Cây phát lộc có thể sử dụng cả trong văn phòng hay ở nhà. Ảnh: Emilysplants.
Tại sao cây phát lộc là cây may mắn
Cây phát lộc có thể tự sinh tồn trong môi trường khắc nghiệt và luôn giữ được dáng thẳng, hiên ngang. Chính vì thế, theo thuyết phong thủy, nếu để chúng trong nhà sẽ giúp mang lại năng lượng dồi dào và rất yên bình. Hơn nữa, cây phát lộc có nhiều đốt rỗng nên tinh thần của gia chủ theo đó cũng dễ lưu thông, tâm hồn được tự do, thăng hoa.
Nếu trồng được cây phát lộc trong vườn là thích hợp nhất, lúc đó vượng khí đem lại càng nhiều. Ngoài ra, tiếng gió lùa qua bụi cây còn trở thành một loại chuông gió độc đáo mang năng lượng phong thủy.
Sử dụng thế nào cho hợp phong thủy
Một chậu cây phát lộc hợp phong thủy phải hội đủ năm yếu tố trong Ngũ Hành: Mộc - bản thân cây phát lộc; Thổ - đất mà cây được trồng; Thủy - nước dùng tưới cây; Hỏa - thông thường, mỗi chậu cây phát lộc cảnh đều có buộc một dải ruy băng đỏ; Kim - chậu đựng cây phát lộc thường bằng kim loại.
Trong trường hợp chậu cây làm bằng thủy tinh, gốm sứ hay đất sét thì bên trong phải đặt một vài đồng tiền kim loại hoặc để một bức tượng bằng kim loại lên trên.
Số lượng cây khác nhau mang lại tác dụng phong thủy khác nhau, cụ thể như sau:
2 cây: Tình yêu và Hôn nhân.
3 cây: Hạnh phúc.
5 cây: Sức khỏe.
8 cây: Thịnh vượng, phát tài.
9 cây: May mắn.
Đăng Linh

Lưu ý phong thủy với cửa chính ngôi nhà

1. Không để vật cản gì trước cửa
Gia chủ nên lưu ý đặc điểm này vì cửa trước được xem là lối hấp thụ chính các nguồn năng lượng tốt cho ngôi nhà và các thành viên trong gia đình. Nếu bị một vật nào đó cản trở như thùng rác, chậu cảnh nứt cũ có cây bị héo úa… đều khiến dòng năng lượng bị cản trở. Hãy luôn tạo một không gian thoáng đãng, không rợp bóng cây và đồ vật cản trở trước cửa chính của ngôi nhà.
nha-dep-3672-1393389360.jpg
Những bình hoa tươi tắn để trước cổng nhà đem thêm sức sống, sự tươi vui cho ngôi nhà. Ảnh: Floral Therapist.
2. Chăm sóc cánh cửa thật kỹ lưỡng
Cửa chính được xem là nơi hấp thụ các nguồn dưỡng khí cho ngôi nhà. Vì thế, việc thiết kế và bày trí cửa chính hợp phong thủy là điều vô cùng quan trọng. Trước khi lắp đặt cửa chính, bạn nên chú ý đến chất liệu của cánh cửa. Cửa bằng gỗ chất liệu tốt rất được khuyến khích trong phong thủy. Trường hợp cửa bằng nhôm, sắt hay kính thì gia chủ nên trồng hoặc đặt những chậu cây cảnh xanh tươi để dung hòa nguồn năng lượng thô ráp của kim loại. Ngoài ra, hãy chú ý vệ sinh sạch sẽ bản lề, không để chúng bị hoen gỉ, cánh cửa không bị tróc sơn hay nứt, mọt, tay nắm cửa nên giữ sạch sẽ.
3. Chọn hướng cửa phù hợp
Một trong những yếu tố cơ bản trong thiết kế cửa chính hợp phong thủy đó là hướng cửa, giúp bổ trợ nguồn năng lượng thịnh vượng cho chủ nhà. Để xác định đúng hướng cửa, bạn có thể tham khảo các thầy phong thủy trước khi thiết kế nhà hoặc mua nhà mới. Họ sẽ dùng la bàn phong thủy để tìm điểm âm dương cân bằng hợp nhất, từ đó chọn ra điểm lắp đặt cửa chính cho ngôi nhà.
4. Chọn màu sắc và kích thước cửa hợp phong thủy
Để chọn màu và kích thước cửa chính phù hợp, gia chủ nên lưu ý hai đặc điểm. Thứ nhất, màu sắc cửa nên hài hòa với toàn bộ màu sắc của ngôi nhà, từ màu đậm đến nhạt dần, không nên để các gam màu quá khác biệt. Thứ hai, kích thước cửa nên có tỷ lệ phù hợp với toàn ngôi nhà, không nên quá to hoặc quá bé so với nhà và các cửa phụ, dễ gây ra sự mất cân bằng cho toàn ngôi nhà.
5. Một số lưu ý khác
Đối với thảm trải trước cửa chính, bạn có thể chọn bất cứ hình dáng thảm nào, từ tròn đến vuông hay hình chữ nhật. Riêng màu sắc thì nên chọn các màu mang ý nghĩa năng lượng của đất (vàng), gỗ (xanh lá, nâu) và nước (xanh dương).
Bạn không nên xây dựng hệ thống cửa phụ nằm trực diện với cửa chính, sẽ khiến cho nguồn năng lượng tốt bị tiêu hao. Không đặt gương lớn trước cửa chính, dễ tạo nên những nguồn khí xung hỗn cho không gian ngôi nhà. Không xây dựng hệ thống cầu thang nằm đối diện với cửa chính, sẽ khiến cho năng lượng nhanh chóng tiêu tan. Không xây nhà tắm, nhà vệ sinh đối diện hoặc ngay phía trên cửa chính, sẽ khiến cho năng lượng bị khô khan và phần nào yếu đi.
Đăng Linh

Ý nghĩa các loài hoa theo phong thủy

Từ lâu, thuật phong thủy đã sử dụng các loài hoa với ý nghĩa bổ trợ nguồn khí tốt cho ngôi nhà và gia chủ. Khi xét đến việc trang trí hoa theo phong thủy, bạn cần chú ý đến loài hoa, màu sắc và số lượng.
Dưới đây là 6 loài hoa thường được dùng trong phong thủy:
1. Hoa mẫu đơn
Untitled-1-8962-1392607978.jpg
Hoa mẫu đơn bắt đầu được sử dụng nhiều trong đám cưới ở Việt Nam bởi ý nghĩa lãng mạn và sự sang trọng. Ảnh: Bridgewater.
Loài hoa này được sử dụng trong phong thủy với ước mong đem đến sự lãng mạn lứa đôi và xua tan mọi bất hòa trong tình yêu. Bạn có thể sử dụng một vài bông mẫu đơn màu hồng để phát huy tác dụng mạnh nhất. Hoa mẫu đơn thường được nhắc đến là loài hoa mang vẻ đẹp nữ tính của người con gái.
2. Hoa sen
Hoa sen tượng trưng cho sự hoàn hảo. Chính nhờ vẻ đẹp tinh khiết cùng hương thơm ngát không vướng bùn hôi tanh của sen mà loài hoa này rất được ưa dùng trong phong thủy. Theo đông y, tất cả thành phần của sen, từ rễ đến cánh hoa đều có tác dụng chữa bệnh. Do đó, phong thủy sử dụng sen với ý nghĩa mang đến cho gia chủ sức khỏe dồi dào, lành mạnh, không bệnh tật và tạo sự hài hòa, sang trọng cho ngôi nhà.
3. Hoa đào
a1aaaa-7368-1392607978.jpg
Tết đến, gia đình người miền Bắc thường có cành đào đón xuân. Ảnh: Xuân Tùng.
Những cành đào nở rộ được sử dụng nhằm mang lại nguồn năng lượng cho sự khởi đầu mới, một cảm giác tươi mát, tinh khiết và ngây thơ. Hoa đào rất được ưa chuộng trong phong thủy. Những cành đào tươi thắm được cắm trong nhà dịp Tết đến xuân sang đem lại cảm giác tươi vui cho căn nhà và gia chủ.
4. Hoa lan
Loài hoa mang vẻ đẹp kiều diễm cùng hương thơm vô cùng sang trọng và quý phái này từ lâu vốn là biểu tượng phong thủy cổ điển của sự sinh sôi nảy nở. Ở phong lan, con người luôn cảm nhận được nguồn năng lượng dạt dào của tự nhiên, thúc đẩy chúng ta tìm kiếm sự hoàn hảo tròn đầy. Nét phong phú, đa dạng, hoàn hảo trong từng loài phong lan, mùi hương tinh khiết cùng vẻ đẹp mà thiên nhiên ban tặng cho loài hoa này giúp cho ngôi nhà sang trọng hơn.
5. Hoa thủy tiên
Nếu bạn đang gặp phải những rắc rối liên quan đến công việc, sự nghiệp thì hãy đặt bên cạnh mình bình hoa thủy tiên trắng tinh khiết. Loài hoa này vốn được phong thủy sử dụng nhằm mang đến những nguồn năng lượng bổ trợ cho tài năng, nghề nghiệp, sự chuyên nghiệp và làm khơi dậy tiềm năng bẩm sinh của con người. Ngoài ra, thủy tiên còn là liều thuốc tự nhiên thúc đẩy sự sáng tạo ở con người và giúp ta có thể giải quyết những vấn đề hóc búa trong công việc hàng ngày. So với thủy tiên vàng thì thủy tiên trắng có nhiều tác dụng và được sử dụng nhiều hơn.
6. Hoa cúc
Untitled-1a-3434-1392607978.jpg
Hoa cúc họa mi đầu đông được cắm nhiều trong các gia đình ở Hà Nội. Ảnh: Minh Quân.
Trong phong thủy, hoa cúc biểu trưng cho một cuộc sống thanh bình, cân bằng. Với sắc màu của ánh mặt trời chói chang, hoa cúc mang trong mình nguồn năng lượng dương mạnh mẽ. Vì thế nó thường được sử dụng để thu hút sự may mắn cho gia chủ và các thành viên trong gia đình.
Việc đặt trong nhà một bình hoa tươi sắc để có được những nguồn năng lượng bổ trợ là lựa chọn hoàn hảo. Nếu không có điều kiện chăm sóc hoa, bạn có thể đặt các bức tranh vẽ các loài hoa kể trên cũng rất tốt cho căn nhà và các thành viên trong gia đình.
Đăng Linh

Những nguyên tắc tối kỵ với nhà bếp

Bếp nấu kỵ gió: Bếp nấu phải "tàng phong tụ khí" tức là phải tránh gió để tụ được khí, vì vậy, tối kỵ gió thổi vào bếp. Nếu bếp nấu nhìn thẳng ra cửa chính và phía sau bếp nấu có cửa sổ đều không tốt về mặt phong thủy và tiện lợi khi nấu nướng.Nếu bếp gas hoặc bếp củi bị gió thổi thì mùi khói, mùi gas sẽ gây độc, tốn nhiên liệu, lại dễ gây hỏa hoạn
Bep-an-1-1660-1393885151.jpg
Nhà bếp đặt nơi kỵ gió. Ảnh: ASPACE.
Bếp nấu kỵ nước: Trong phong thủy, hỏa khí của bếp nóng không thể dung hòa với thủy mát lạnh của nước, chính là cái gọi là "thủy hỏa bất tương dung", bếp nấu sẽ xung khắc.
Có 3 cách bố trí để bếp tránh nước: Thứ nhất, tránh đặt bếp nhìn về hướng bắc. Hướng bắc là phương vị thủy đang vượng, thủy khắc hỏa nên không có lợi cho bếp. Thứ hai, tránh đặt bếp lên trên rãnh, mương, đường nước. Thứ ba, không để bếp kẹp giữa hai thứ có yếu tố thủy như máy giặt, tủ lạnh, bồn chậu rửa bát...
Bếp đặt "tọa hung hướng cát": Bếp đặt lên hướng dữ nhưng cửa bếp phải nhìn về hướng lành. Cửa bếp là nơi đưa củi vào đáy nồi đốt, phải đặt nó quay về hướng lành, như thế nhanh có phúc. Như vậy, bếp đặt "tọa cát hướng cát" không tốt bằng "tọa hung hướng cát".
Không nên đặt bếp sát phòng ngủ: Phòng bếp nóng bức, khói, dầu mỡ nhiều, con người sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe. Để tránh vấn đề nói ở trên, cần chú ý để bếp không chiếu thẳng với cửa nhà, không để sát với giường ngủ.
Bep-an-2-2992-1393885151.jpg
Nhà bếp cần gọn gàng, sạch sẽ, nên làm gạch ốp dễ lau chùi. Ảnh: ASPACE.
Bảo đảm cho bếp sạch sẽ, gọn gàng: Người phương Đông rất coi trọng ăn uống nhưng chưa để ý đến vệ sinh môi trường của nhà bếp, luôn chất nhiều thứ không cần thiết, thậm chí làm cho bếp hẹp lại, tối tăm và ẩm ướt. Môi trường như vậy tạo điều kiện cho côn trùng phát triển, dễ sinh dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Cho dù là căn nhà có phong thủy rất tốt, nhưng nếu môi trường vệ sinh của nhà bếp quá kém thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống.
Ngoài ra, bếp nấu nên ốp gạch kính để dễ lau chùi. Nền bếp lát gạch dễ vệ sinh, chống trượt, không ẩm thấp. Nhà bếp nên trang bị hút mùi, có tủ đựng và nên dùng ánh sáng trắng khu vực nấu.
Kiến trúc sư Vũ Quang Định

Phong thủy cho bể cá cảnh

1. Lợi ích của bể nuôi cá cảnh
Bể cá cảnh không chỉ mang đến vẻ đẹp tự nhiên cho ngôi nhà mà còn có ý nghĩa phong thủy rất lớn. Bạn cần chú ý đến các yếu tố như số lượng cá, màu sắc cá, nguồn nước, cách bày trí trong bể cá và biết chăm sóc để bể cá luôn sạch sẽ, sống động nhất.
Nước trong bể cá thể hiện cho dòng chảy của sự sống, sự sinh sôi nảy nở. Những chuyển động kiếm mồi, bơi lượn cùng bọt khí làm tăng nguồn năng lượng tích cực của sự may mắn, giàu có. Bể cá còn giúp tạo ra sự cân bằng độ ẩm trong căn phòng quá kín.
ba1a-2957-1393991802.jpg
Bể cá sinh động đem tới sức sống cho phòng khách. Ảnh: Best Home Design.

2. Yếu tố tạo nên một bể cá phong thủy
Một bể cá hợp phong thủy cần sự cân bằng về các yếu tố năng lượng trong ngũ hành. Khi năm yếu tố Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ tác động và bổ trợ lẫn nhau thì mọi nguồn vượng khí sẽ được thu hút vào nhà.
Năng lượng thủy có từ lượng nước trong bể cá. Năng lượng thổ được lấy từ những khoáng vật trong tự nhiên như đá, đất, sỏi, cát. Năng lượng hỏa thể hiện ở màu sắc của cá và hệ thống đèn chiếu sáng bể cá, gồm các màu đỏ, vàng, cam. Năng lượng kim sinh ra từ tấm khung bằng kim loại bên ngoài bể cá. Ngoài ra, nguồn năng lượng kim này cũng được sinh ra nhờ màu sắc của cá, như các loại cá màu vàng. Đối với năng lượng mộc, bạn có thể đặt vào bể các các loại cây thủy sinh.
3. Cách đặt bể cá
Bể cá đặt ở phía đông nam của ngôi nhà là hướng lý tưởng nhất. Đây là khu vực truyền thống để gia chủ tăng cường sự giàu có và thịnh vượng. Bạn cũng có thể đặt bể cá ở phía bắc để bổ trợ cho sự nghiệp hoặc phía đông của nhà để tăng cường sức khỏe cho đại gia đình.
Nếu muốn chặn các nguồn khí tiêu cực, bạn nên đặt bể cá ở bên ngoài căn nhà với điều kiện nhà có hàng rào và có một khoảng cách nhất định với nhà bên cạnh. Có thể đặt bể cá ngay bên dưới xà nhà để giúp các thành viên trong gia đình giảm đi những căng thẳng và áp lực tinh thần. Lưu ý, không đặt bể cá trong nhà bếp, phòng ngủ hoặc phần trung tâm của ngôi nhà.
4. Chọn loại cá phù hợp
Cá vàng là lựa chọn thích hợp và dễ dàng nhất bởi chúngđẹp, đa dạng, dễ nuôi và giá thành hợp lý. Loại cá phổ biến không kém nhưng lại khá đắt là các loại cá rồng.
Theo kinh nghiệm, nên thả vào bể 8 con cá vàng các loại cùng một con cá màu đen. Mục đích của việc thả cá màu đen là để nó hấp thụ nguồn năng lượng tiêu cực trước khi tác động đến các thành viên trong gia đình. Nếu không có điều kiện nuôi cá trong bể lớn, bạn cũng có thể thả vào bể con cá màu vàng và một con cá màu đen.
5. Vệ sinh bể cá đúng cách
Gia chủ phải đảm bảo bể cá luôn được sạch sẽ, thường xuyên thay nguồn nước, vệ sinh các loại cây thủy sinh, đồ trang trí trước khi đưa vào bể.
Bạn cũng phải đảm bảo nguồn dinh dưỡng để giúp cá khỏe mạnh. Việc trang trí bể cá bên ngoài có thể tùy thuộc vào khiếu thẩm mỹ của mỗi người. Tuy nhiên, sự đơn giản nhẹ nhàng và hài hòa trong năm nguồn năng lượng ngũ hành luôn là yếu tố không thể thiếu cho bể cá hợp phong thủy.
Đăng Linh