Mãng cầu là loại quả nhiệt đới to, nhiều gai. Nó có vị ngọt nên thường được sử dụng để làm kem, bánh kẹo và nhiều loại đồ ăn thức uống, nhiều nhất ở khu vực Nam Mỹ, Đông Nam Á.
Bên cạnh vai trò là một loại thực phẩm, mãng cầu có chứa nhiều thành phần giá trị có tác dụng chữa bệnh.
Những công dụng của trái mãng cầu
- Mãng cầu không chỉ có tác dụng chữa các bệnh như viêm loét, thấp khớp mà còn hỗ trợ điều trị tốt bệnh về gan và ung thư. Mãng cầu chứa hàm lượng cacbon hidrat giúp giảm lượng đường trong máu.
- Mãng cầu ít béo và có lượng vitamin C cao hơn nhu cầu hàng ngày dành cho một người. Nó còn là vị thuốc chống oxy hóa rất tốt có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn trẻ lâu.
- Bên cạnh đó, mãng cầu cũng chứa các loại khoáng chất như photpho và canxi giúp xương chắc khỏe và ngăn ngừa bệnh loãng xương ở phụ nữ. Ngoài ra nó còn công dụng chữa sỏi mật, điều hòa axit uric, tăng cường chất xơ, giúp ăn ngon miệng đồng thời vệ sinh hệ tiêu hóa và tăng cường sức khỏe.
- Nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng lá mãng cầu có khả năng hỗ trợ tiêu diệt tế bào gây ung thư phổi, ung thư tiền liệt tuyến.
Cách dùng mãng cầu chữa bệnh
- Để sử dụng mãng cầu hỗ trợ bệnh ung thư, người bệnh đun sôi mười lá mãng cầu với 3 cốc nước, đun cho khi lượng nước được đun giảm xuống chỉ còn một cốc. Uống ít nhất 2 lần một ngày liên tục trong hai tuần. Lá mãng cầu có tác dụng làm tê liệt tế bào ung thư trong khi duy trì sự phát triển bình thường của các tế bào khác.
- Nếu bạn bị đau khớp, hãy đun sôi 20 lá mãng cầu bằng một lượng nước tương đương với 5 cốc nước để gạn ra 3 cốc nước. Uống ¾ cốc mỗi ngày sẽ giúp bạn giảm đau.
- Nếu nhà bạn có trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, trái mãng cầu chín sẽ giúp bạn chữa bệnh hiệu quả cho bé. Vắt mãng cầu và lọc lấy nước. Cho các bé uống 2-3 thìa.
- Đối với người mắc bệnh trĩ, bạn cần cho người bệnh uống nước ép mãng cầu chín. Vắt mãng cầu lấy nước và cho người bệnh uống 2 lần mỗi ngày một cốc đầy, một vào buổi sáng và một vào buổi chiều.
Theo VnExpress
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét