Thứ Năm, 14 tháng 1, 2016

Nên đi bộ 30 phút hay một giờ

Đi bộ 30 phút mỗi ngày giúp giảm căng thẳng, trầm cảm; đi 75 phút mỗi ngày tăng tuổi thọ thêm gần 2 năm.

Đi bộ là hình thức tập luyện an toàn nhất phù hợp cho mọi lứa tuổi, tốt cho cả phụ nữ có thai và người già. Thường xuyên đi bộ sẽ làm giảm huyết áp cao, kiểm soát mức độ đường trong máu, kích thích não bộ, xương linh hoạt hơn, giảm cân hiệu quả... Hằng ngày mọi người vẫn thường xuyên đi bộ nhưng hầu hết không biết nên đi bao lâu, 30 phút hay 60 phút cho phù hợp với cơ thể.
nen-di-bo-30-phut-hay-mot-gio
Ảnh: Boldsky.
Theo các chuyên gia, đi bộ một dặm tương đương với 1,6 km đốt cháy khoảng 100 calo; nếu muốn giảm 0,5 kg thì bạn phải đốt cháy gần 3.500 calo. Dưới đây là những lợi ích sức khỏe dựa trên thời gian đi bộ, theo Boldsky.
30 phút
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng 30 phút đi bộ mỗi ngày giúp nâng cao tâm trạng của bạn bằng cách giảm căng thẳng và trầm cảm đến 40%. Đi bộ làm tăng các chất hạnh phúc trong não bằng cách tăng lưu lượng máu đến não. Bạn sẽ cảm thấy thoải mái và hạnh phúc hơn sau 30 phút đi bộ.
40 phút
Đi bộ 3 lần trong một tuần, mỗi lần kéo dài 40 phút làm tăng trí nhớ, tập trung tinh thần cao, ngăn ngừa chứng mất trí nhớ.
75 phút
Sự thật là 75 phút đi bộ mỗi ngày giúp tăng tuổi thọ của bạn thêm gần 2 năm. Thực hiện điều này thường xuyên trong cả tuần, bạn có thêm 2 năm tuổi thọ.
2 giờ 
Nguy cơ đột quỵ giảm gần 30% nếu bạn đi bộ thường xuyên 2 giờ mỗi ngày bởi mức cholesterol xấu ngăn chặn các mạch máu của não gây ra cơn đột quỵ sẽ giảm đáng kể.
4 giờ
Đi bộ trong vòng 4 giờ làm giảm nguy cơ gãy xương hông đến gần 50%. Đi bộ giúp các khớp linh hoạt, xương chắc hơn, nhất là khi về già.
2 dặm
Nguy cơ bệnh tiểu đường sẽ giảm 30%, nếu bạn đi bộ 4.000 bước trong một ngày (tương đương 2 dặm). Đi bộ nhanh làm tăng sự tiết insulin từ tuyến tụy loại bỏ lượng đường thừa trong máu.
Thu Hiền

Thứ Tư, 6 tháng 1, 2016

Những điều về Tam Hợp và Tứ Hành Xung

Theo quan niệm phong thủy Trung Quốc, mỗi người sinh ra sẽ được con giáp đại diện của năm đó bảo hộ. Tính cách, vận mệnh,...sẽ bị ảnh hưởng một phần bởi tính cách đặc trưng của con giáp bảo hộ. Trong vòng 12 con giáp, có những con hợp mệnh với nhau nhưng có những con lại vốn ’không đội trời chung’. Vì vậy, con người khi làm mọi việc hệ trọng như làm ăn, tình yêu..., đều cần chọn những người hợp mệnh để mọi việc được suôn sẻ, may mắn. Nói chung những người đẻ cách nhau bốn năm thường tương thích (tam hợp), nhưng cách nhau sáu năm thì không nên (tứ hành xung). Bạn có thể kiểm tra tuổi hợp trước khi bắt đầu một mối quan hệ.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Tam hợp là gì?
Mười hai con giáp có thể được chia thành bốn nhóm ba. Các nhóm này được dựa trên sự phỏng đoán rằng ba loài động vật này đều có liên quan, sở hữu những cách suy nghĩ hay tính khí tương đồng, hoặc ít nhất là phong cách tư duy và hiểu biết.
- Nhóm thứ nhất: Tí, Thìn, Thân
Họ có những định hướng, hành động và biểu hiện rất thông minh. Họ có thể bổ sung trong trí tuệ và tương thích với nhau.
- Nhóm thứ hai: Sửu, Tị, Dậu
Họ là những nhà tư tưởng sâu sắc và luôn có ý thức về việc đạt được mục tiêu của họ. Họ đều bổ sung cho nhau trong trí tuệ và thói quen.
- Nhóm thứ ba: Dần, Ngọ, Tuất
Họ nghiêng tự do và có ý thức mạnh mẽ của cái tôi cá nhân. Họ có thể hiểu nhau nhưng đôi khi cũng xảy ra tranh luận để bảo vệ quan điểm riêng của mình.
- Nhóm Bốn: Mão, Mùi, Hợi
Họ yêu hòa bình và tin tưởng lẫn nhau khi hợp tác. Họ có thể thông cảm lẫn nhau và thường tạo nên những cặp đôi.
Tứ hành xung là gì?
Người xưa lấy các con vật gần gũi với cuộc sống nhà nông để lập ra 12 con giáp, rồi dựa trên tập quán sinh hoạt của nó để đặt ra địa chi. Ví dụ như chuột thường phá vào ban đêm thì đặt giờ Tý, gà hoạt động giờ Ngọ... rồi từ đó đặt lần lượt thành 12 năm. Trong Tứ hành xung, các con vật khắc nhau, hay ăn thịt nhau thường được cho vào một nhóm. Những người trong cùng Tứ hành xung thường hay có tính cách nổi bật khác nhau, khắc khẩu hay khó cùng sở thích.
- Nhóm thứ nhất: Dần – Thân – Tỵ – Hợi
Trong bốn con giáp, Dần ứng với hành Mộc; Thân ứng với hành Kim, Hợi ứng với hành Thủy và Tị ứng với hành Hỏa. Theo ngũ hành thì Dần khắc chế Thân. Tỵ khắc chế Hợi.
- Nhóm thứ hai: Thìn – Tuất – Sửu – Mùi
Trong nhóm, Thìn khắc chế và kị Tuất. Sửu khắc chế Mùi. Còn Thìn chỉ xung với Sửu, Mùi. Tuất chỉ xung với Sửu và Mùi.
- Nhóm thứ ba: Tý – Ngọ – Mão – Dậu
Mão ứng với hành Mộc, Dậu ứng với hành Kim, Tý ứng với hành Thủy, Ngọ ứng với hành Hỏa. Vậy nên, kết hợp với ngũ hành thì  Tý và Ngọ khắc kị, Mão và Dậu chống đối nhau mạnh. Nhưng Tý và Mẹo hay Dậu chỉ xung nhau chứ không khắc mạnh. Ngọ với Mẹo hay Dậu cũng xung nhau chứ không khắc chế.