Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013

Bộ ảnh đồ họa thú vị về sự khác biệt giữa Hà Nội và Sài Gòn

Mới đây, một bộ ảnh đồ họa có tên “The Difference Between Hanoi and Saigon” (Sự khác biệt giữa Hà Nội và Sài Gòn) của tác giả Lê Duy Nhất (27 tuổi) đã gây ấn tượng lớn với cư dân mạng Việt Nam. Dù mới ra mắt vào ngày 15/4 vừa qua nhưng bộ ảnh đã thu hút hàng chục nghìn lượt xem.

Trong bộ ảnh này, tác giả Lê Duy Nhất đã mô tả sự khác biệt giữa Hà Nội và Sài Gòn một cách ấn tượng, cô đọng, xúc tích nhất dựa trên những cảm nhận và trải nghiệm của bản thân.
Anh đã sống và làm việc tại Sài Gòn được hơn 10 năm, cũng đã từng ra Hà Nội một thời gian. Trải nghiệm sống ở cả hai thành phố khiến anh muốn “làm một điều gì đó” và bộ ảnh đồ họa này chính là sản phẩm.
Bạn đã bao giờ đến Hà Nội?Bạn đã bao giờ đến Hà Nội?
Bạn đã bao giờ đến Sài Gòn?Bạn đã bao giờ đến Sài Gòn?
Mình hãy cùng tìm hiểu.Mình hãy cùng tìm hiểu.
Mình hãy cùng tìm hiểu.Có rất nhiều quán hàng rong trên đường phố, Hà Nội đặc trưng với những “gánh gánh gồng gồng”. Sài Gòn có nhiều chiếc xe đẩy.
Mình hãy cùng tìm hiểu.Hà Nội có những “cửa hàng hoa di động” là những mẹt hoa đặt trên yên xe đạp. Người Sài Gòn thường tìm ra các cửa hàng hoa để mua.
Mình hãy cùng tìm hiểu.Mâm ngũ quả ngày Tết của người dân hai miền cũng rất khác nhau. Người Hà Nội chuộng chuối, bưởi, đào, hồng, quất. Người Sài Gòn ưa mãng cầu, dừa, đủ, xoài, sung.
Mùa xuân, Hà Nội rực hồng sắc đào, Sài Gòn rạng rỡ sắc mai.Mùa xuân, Hà Nội rực hồng sắc đào, Sài Gòn rạng rỡ sắc mai.
Mùa xuân, Hà Nội rực hồng sắc đào, Sài Gòn rạng rỡ sắc mai.Người Hà Nội thích ăn ở những quán vỉa hè với bàn ghế nhựa rất “cơ động”. Người Sài Gòn thường vào quán.
Mùa xuân, Hà Nội rực hồng sắc đào, Sài Gòn rạng rỡ sắc mai.Bữa sáng của người Hà Nội khá đầy đặn, no nê. Người Sài Gòn đôi khi một tách cà phê cũng xong một bữa sáng.
Mùa xuân, Hà Nội rực hồng sắc đào, Sài Gòn rạng rỡ sắc mai.Ngồi xuống mâm cơm của người Hà Nội, khách sẽ thấy rộn rã tiếng mời cơm. Người Sài Gòn không quy định phép tắc này trong gia đình.
Một bữa trưa nhanh gọn? Hà Nội có món bún chả, Sài Gòn có món cơm tấm.Một bữa trưa nhanh gọn? Hà Nội có món bún chả, Sài Gòn có món cơm tấm.
Một bữa trưa nhanh gọn? Hà Nội có món bún chả, Sài Gòn có món cơm tấm.Người Hà Nội ưa các vị mặn, chua và đắng hơn người Sài Gòn. Người Sài Gòn hảo ngọt và cay hơn người Hà Nội.
Hà Nội và ly trà nóng. Sài Gòn và ly cà phê sữa đá.Hà Nội và ly trà nóng. Sài Gòn và ly cà phê sữa đá.
Hà Nội và ly trà nóng. Sài Gòn và ly cà phê sữa đá.Người Hà Nội thích trà chanh “chém gió”. Người Sài Gòn thích cà phê bệt “buôn dưa”. Đặc biệt, người Sài Gòn rất yêu văn nghệ, nếu ngồi ở một quán cà phê bệt và tình cờ bắt gặp một anh chàng mang ghita ra đệm hát, đừng ngạc nhiên, đó là “chuyện thường ngày ở huyện”.
Người Hà Nội tiếp khách quý bằng trà ngon. Người Sài Gòn đãi khách nước khoáng hoặc nước ngọt.Người Hà Nội tiếp khách quý bằng trà ngon. Người Sài Gòn đãi khách nước khoáng hoặc nước ngọt.
Người Hà Nội tiếp khách quý bằng trà ngon. Người Sài Gòn đãi khách nước khoáng hoặc nước ngọt.Ở Hà Nội, có những cơn mưa kéo dài cả ngày, thậm chí từ ngày này sang ngày khác. Ở Sài Gòn, mưa đấy rồi lại nắng ngay.
Người Hà Nội khá quan trọng lễ nghi phép tắc cũng như địa vị xã hội, “cấp trên – cấp dưới”.Người Hà Nội khá quan trọng lễ nghi phép tắc cũng như địa vị xã hội, “cấp trên – cấp dưới”.
Người Hà Nội khá quan trọng lễ nghi phép tắc cũng như địa vị xã hội, “cấp trên – cấp dưới”.Sự khác biệt trong giọng nói của người Hà Nội và người Sài Gòn? Hãy hình dung sự khác biệt giữa dương cầm và vĩ cầm.
Người Hà Nội khá quan trọng lễ nghi phép tắc cũng như địa vị xã hội, “cấp trên – cấp dưới”.Trong tư duy cũng như cách ứng xử, người Hà Nội đề cao sự khéo léo, mềm mại. Người Sài Gòn coi trọng sự thẳng thắn, dễ hiểu.
Mũ của các chiến sĩ cảnh sát giao thông tại Hà Nội và Sài Gòn rất khác nhau.Mũ của các chiến sĩ cảnh sát giao thông tại Hà Nội và Sài Gòn rất khác nhau.
Cỗ cưới ở Hà Nội thường vào buổi trưa. Ăn cưới ở Sài Gòn thường vào buổi tối.Cỗ cưới ở Hà Nội thường vào buổi trưa. Ăn cưới ở Sài Gòn thường vào buổi tối.
Cỗ cưới ở Hà Nội thường vào buổi trưa. Ăn cưới ở Sài Gòn thường vào buổi tối.Người Hà Nội thường hẹn hò, ăn nhậu từ sau khi tan làm và sẽ về nhà trước giờ đi ngủ. Người Sài Gòn có thể ăn nhậu thâu đêm bởi nơi đây là “thành phố không bao giờ ngủ”.
Người Hà Nội dường như thức dậy sớm hơn người Sài Gòn.Người Hà Nội dường như thức dậy sớm hơn người Sài Gòn.
Taxi 4 chỗ thông dụng ở Hà Nội, taxi 7 chỗ thông dụng ở Sài Gòn.Taxi 4 chỗ thông dụng ở Hà Nội, taxi 7 chỗ thông dụng ở Sài Gòn.
Taxi 4 chỗ thông dụng ở Hà Nội, taxi 7 chỗ thông dụng ở Sài Gòn.Người Hà Nội vốn nổi tiếng quan trọng hình thức. Vì vậy, họ rất coi trọng chiếc xe mình đi. Người Sài Gòn khá xuề xòa trong chuyện này.
Taxi 4 chỗ thông dụng ở Hà Nội, taxi 7 chỗ thông dụng ở Sài Gòn.Người Hà Nội khi ra đường áo quần phải chỉn chu, lịch sự. Người Sài Gòn đề cao sự tiện lợi, thoải mái.
Hà Nội có hồ Hoàn Kiếm. Sài Gòn có hồ Con Rùa.Hà Nội có hồ Hoàn Kiếm. Sài Gòn có hồ Con Rùa.
Hà Nội có hồ Hoàn Kiếm. Sài Gòn có hồ Con Rùa.Tắc đường là điểm chung của cả hai thành phố nhưng người Hà Nội có vẻ len lách giỏi hơn và ô tô ở Hà Nội cũng thích rình rang ra làn giữa nhiều hơn.
Hà Nội có hồ Hoàn Kiếm. Sài Gòn có hồ Con Rùa.Đôi khi, sự nhộn nhịp, hối hả, sự chen lấn, xô đẩy khiến tôi như phát điên. Nhưng cứ để ý mà xem, cùng vội vã nhưng người Hà Nội vẫn có nét gì đó thong dong, đủng đỉnh.
Những món đồ khiến người Hà Nội và người Sài Gòn hoài cổ cũng rất khác nhau.Những món đồ khiến người Hà Nội và người Sài Gòn hoài cổ cũng rất khác nhau.
Những món đồ khiến người Hà Nội và người Sài Gòn hoài cổ cũng rất khác nhau.Khi đã biết yêu một thành phố nào đó, Hà Nội, Sài Gòn… hay bất cứ nơi nào khác, bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm những nét đẹp đa dạng của văn hóa các miền. Điều đó sẽ giúp bạn tiến xa trong cuộc sống. Giờ đã đến lúc để bạn thử trải nghiệm.

Pi Uy
Theo Behance

Thứ Năm, 11 tháng 4, 2013

Chuối với sức khỏe

1. Chuối tốt cho người bị huyết áp cao: Chuối rất giàu kali. Nếu bạn bị mắc huyết áp cao và không muốn phải uống thuốc, thì ăn 2 quả chuối mỗi ngày sẽ giúp ích cho sức khỏe của bạn.
2. Ngừa ung thư: Theo một nghiên cứu từ trường đại học Tokyo, chuối chín có chứa một chất hóa học tự nhiên có thể ngăn ngừa nhiều dạng ung thư.
3. Giảm stress: Theo nhiều nghiên cứu đã đưa ra, chuối chứa một chất đặc biệt giúp đem lại cảm giác thư giãn và “đánh bay” stress.
4. Nhiều chất dinh dưỡng: Chuối có hương vị thơm ngon và chất ngọt tự nhiên, rất tốt cho những cô nàng hảo ngọt nhưng sợ bị tăng cân.
5. Chứa vitamin B6: Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng phụ nữ nên nạp đủ 1,3 miligam pyroxidine (Vitamin B6) mỗi ngày để giúp các tế bào thần kinh khỏe mạnh. Nhưng hầu hết nguồn B6 đều đến từ protein động vật, do vậy chuối là thực phẩm rất thân thiện với những cô nàng ăn chay.
6. Giúp dễ tiêu hóa: Chuối là loại quả chữa táo bón vô cùng nhạy và lành, ngoài ra còn là “trợ thủ” đắc lực cho những ai hay bị nôn, tiêu chảy.
7. Không thể thiếu với những ai yêu thể thao: Trước khi chạy bộ hoặc tập thể thao, bạn nên ăn chuối bởi chuối có chứa nhiều kali giúp bạn tránh bị chuột rút cơ bắp.

Thứ Ba, 2 tháng 4, 2013

Cách đấu nối ắc-quy để khởi động xe

Mọi chủ xe đều nên biết cách đấu nối ắc-quy để khởi động xe trong trường hợp ắc-quy cạn. Cho dù bạn không biết cách làm thì ít nhất hãy luôn mang theo cáp nối, vì bạn không thể biết lúc nào sẽ dùng đến - thường là bất ngờ.
Trên thực tế, đấu nối ắc-quy để khởi động xe là kỹ thuật cực kỳ đơn giản, nhưng điều đáng ngạc nhiên là nhiều người, ngay cả nam giới, không biết cách làm. Thậm chí, có người đã từng làm trước đây, nhưng lại dễ dàng quên nguyên tắc đấu nối và dễ có những nhầm lẫn tai hại. Cực âm ắc-quy xe này nối với cực dương ắc-quy xe kia? Dây đỏ là âm? Cực dương của ắc-quy hỗ trợ phải được nối đất
  • Làm sao biết bình ắc-quy đã hết?
    đấu nối ắc quy khởi động
    Trước khi tiến hành đấu nối ắc-quy, bạn cần xác định xem có đúng ắc-quy là nguyên nhân khiến xe không thể khởi động. Nếu bạn vặn khoá điện, hoặc bấm nút khởi động, và nghe thấy tiếng động cơ kêu lạch xạch, các bộ phận chạy điện, như cần gạt nước, vẫn hoạt động thì không phải do ắc-quy cạn, nên việc đấu nối ắc quy sẽ chẳng ích gì.
    Nếu bạn vặn khoá và chiếc xe không hề có động tĩnh gì, đó hoàn toàn có thể là do ắc-quy chết và việc đấu nối có thể giúp ích.
  • Cách đấu nối ắc-quy để khởi động xe:
     1. Trước khi tiến hành đấu nối, hãy đảm bảo rằng cả hai xe đều tắt máy và không chạm vào nhau.
     2. Nối một đầu đỏ hoặc vàng (+) của cáp đấu nối với cực dương (+) của ắc-quy bị cạn.
     3. Nối đầu đỏ (+) còn lại của dây cáp với cực dương (+) của ắc-quy còn điện.
    4. Nối một đầu đen (-) của dây cáp với cực âm (-) của ắc-quy hỗ trợ.
     5. Nối đầu đen (-) còn lại với một bề mặt kim loại sạch, không sơn, dưới ca-pô của xe bị hết ắc-quy. Đâu đó trên vỏ động cơ là một nơi tốt.
    đấu nối ắc quy khởi động
  • Sau khi đấu nối
    Khởi động chiếc xe có ắc-quy tốt, để máy nổ khoảng 3-5 phút trước khi khởi động xe bị chết ắc-quy. Nếu xe vẫn không khởi động, hãy lắc nhẹ các đầu cáp nối và khởi động lại.Khi xe bị chết ắc-quy đã khởi động được, tháo cáp theo thứ tự ngược lại.
    đấu nối ắc quy khởi động
Lời khuyên & Cảnh báo:
Để chiếc xe được đấu nối nổ máy ít nhất 30 phút để ắc-quy có đủ thời gian hồi điện. Trong thời gian này, nhớ tắt hết các thiết bị không cần thiết mà lại tiêu tốn nhiều điện năng, như điều hoà, sưởi.

Thời gian thay phụ tùng ô tô hợp lý

  • Cần gạt mưa
    Nếu thường xuyên phơi mưa nắng, 2 năm là thời gian quá dài đối với sức chịu đựng của lớp cao su gắn trên gạt mưa. Rạn nứt, chai cứng hay chảy dẻo khiến lớp cao su trở nên vô dụng cho dù cần gạt vẫn ra sức quay
  • Lọc gió
    Trong điều kiện bụi bẩn như ở Việt Nam nên định kỳ vệ sinh lọc gió 3 tháng một lần. Nếu tài xế thường xuyên lấy gió ngoài, lọc điều hòa sử dụng trong khoảng 6 tháng
  • Các vấn đề về phanh :
    Thường xuyên chở tải nặng, hoặc đi trong phố đông làm tăng tốc độ mòn má phanh. Ở những dòng xe cao cấp thường trang bị cảm biến báo mòn tự động, vấn đề đơn giản chỉ là thay má khi nhận được thông báo. Cơ cấu báo mòn cơ khí sử dụng ở những mẫu xe cấp thấp hơn.
    Khi phanh xuất hiện tiếng kẹt ở cơ cấu phanh với tần số thay đổi theo tốc độ, thì đa phần các trường hợp là mòn má phanh. Không phải lúc nào mọi hệ thống cũng hoạt động trơn tru, cơ cấu báo mòn cũng vậy. Vì thế, sau 3-5 năm sử dụng hoặc 50.000-120.000km dù không có bất thường nào, bạn cũng nên kiểm tra cơ cấu phanh vì rất có thể các má đã mòn trơ và cào sát đĩa phanh.
    Bên cạnh nguyên nhân mòn má phanh gây hiện tượng đạp phanh không ăn, hãy nghĩ tới các gioăng cao su làm kín. Vấn đề hở gioăng có thể xuất hiện khi xe đi 160.000km, nhưng nếu cố rà phanh liên tục, nhiệt độ tăng cao ở cơ cấu phanh, các gioăng có thể hỏng bất cứ lúc nào. Xe không chạy, ắc-quy vẫn trong tình trạng làm việc, bởi vậy các chuyên gia khuyến cáo nên thay chúng sau 4-5 năm sử dụng
    phanh ô tô
  • Đèn
    Với đèn Xenon hay LED, cháy bóng không còn là vấn đề lớn. Nhưng trên những loại bóng sợi đốt truyền thống thì lại khác. Cuộc sống của chúng kéo dài khoảng 7 năm. Xe thường xuyên đi đêm hoặc trên đường xóc làm cho thời điểm này đến nhanh hơn
  • Lốp xe
    Nếu xe sử dụng thường xuyên, trung bình khoảng 19.000 - 24.000km mỗi năm, hoa lốp sẽ bị mòn trước khi lớp cao su tổng hợp bị thoái hóa. Nhưng nếu chỉ chạy xe vào dịp cuối tuần khoảng 10.000km/năm, lốp có thể bị lão hóa trước khi mòn quá mức. Tốt nhất không nên sử dụng lốp quá 6 năm bởi khi đó lớp cao su lão hóa có thể làm tăng nguy cơ nổ lốp. Bu-gi platin hoặc iridi thường có tuổi thọ 160.000km hoặc 8 năm. Tuy nhiên, chúng có thể phải được thay thế trước đó nếu phát hiện đầu nến đánh lửa có quá nhiều cáu bẩn, dính muội dầu hoặc phần sứ bị nứt.
    mòn lốp ô tô
  • Máy phát       : Là nguồn cung cấp điện chính khi động cơ làm việc. Tăng phụ tải sẽ rút ngắn tuổi thọ làm việc của máy. Cũng có nhiều trường hợp thợ bắt sai bệnh dẫn tới việc thay thế nhầm máy phát. Nếu khả năng nạp điện cho ắc-quy kém, cần kiểm tra các điện cực của bình điện, rồi hãy thực hiện các bước kiểm tra khác. Trước khi đưa ra quyết định thay thế, bạn nên đề nghị thợ kiểm tra lại tính năng của máy phát bằng đồng hồ đo điện
  • Cháy cầu chì   thường xuyên đồng nghĩa với hệ thống điện đang có vấn đề. Cầu chì có chức năng bảo vệ mạch điện, nó bị đứt chứng tỏ đã có dòng điện cao chạy qua. Nguy cơ cháy nổ xe sẽ tăng nên nhiều lần nếu sử dụng cầu chì có dòng định mức cao hơn quy định
    cầu chì ô tô
  • Cảm biến động cơ
    Tuổi thọ của các cảm biến động cơ trên 250.000 km, với cảm biến oxy khoảng 160.000km vì chúng thường két dính nhiều bụi bẩn, muội than. Dây cảm biến đứt thường làm đèn Check Engine sáng
  • Ống tiêu âm
    Ống tiêu âm trên các xe hiện đại làm bằng thép không rỉ, có độ bền trên 10 năm hoặc 160.000km hoặc nhiều hơn. Tuy nhiên, môi trường ẩm, nhiều muối có thể rút ngắn tuổi thọ của chi tiết này.

Vị trí ngồi an toàn nhất trên ô tô

  • Đối với xe con: 
    Các chuyên gia về an toàn cho rằng, vị trí an toàn nhất là phía sau ghế lái, tốt nhất là ở giữa. Kết quả nghiên cứu hàng nghìn vụ tai nạn giao thông cho thấy những người ngồi ở phía sau, giữa xe chỉ bị nguy cơ chấn thương nhẹ hơn đến 60% so với các hành khách còn lại. Ngoài ra, chỉ thật cần thiết mới ngồi phía trước cạnh ghế lái. Vị trí ngồi an toàn nhất trên xe hơi
  • Đối với xe buýt: 
    Khi bạn thường xuyên phải di chuyển bằng xe buýt, tốt nhất nên ngồi ở dãy ghế bên phải xe. Với chiều chuyển động giao thông như ở nước ta thì hướng xe chuyển động ngược chiều sẽ ở phía bên trái xe, nên những hành khách ngồi phía phải sẽ có nguy cơ chấn thương ít hơn.
    Vị trí ngồi an toàn nhất trên xe hơi
  • Đối với xe khách: 
    Có thể nói, ở Việt Nam, xe khách chính là loại phương tiện giao thông có nguy cơ bị chấn thương cao nhất. Chủ yếu do không gian bên trong quá nhỏ so với số người. Vị trí an toàn nhất cho người ngồi trên xe là ở giữa xe, khu vực gần cửa.Nếu có khả năng thì hãy ngồi quay lưng lại lái xe để tránh lao về trước khi xe phanh gấp. Nếu bạn chỉ đứng dựa vào thành xe thôi thì cũng không nên, dù xe chạy chậm cũng vậy. Chỉ cần một cú xóc bất ngờ là bạn sẽ khó kịp giữ thăng bằng. Hãy đứng rộng chân bằng vai và để trọng lực dồn đều xuống hai chân. Nhìn chung, khu vực nguy hiểm nhất trong xe buýt chính là cửa xe, nếu phải đứng ở vị trí này, bạn nên hết sức cẩn thận.
    Vị trí ngồi an toàn nhất trên xe hơi
    Đứng trên xe khách có nguy cơ chấn thương cao nhất, vì khả năng giữ thăng bằng yếu, xe không có các điểm bám đặc biệt như trên xe buýt. Vì vậy, nếu thấy xe đã chật, thì tốt nhất nên đợi chuyến sau, không nên mạo hiểm. Còn vị trí ngồi nguy hiểm là ghế sát cửa sổ – khi có sự cố thì rất dễ bị những người khác đè lên, bị thương bởi các mảnh kính vỡ, và rất khó thoát ra ngoài.

Kinh nghiệm lái xe số sàn

  • Chuyển về số 0 khi khởi động
    Với xe số sàn, cần lưu ý trước khi bật khoá khởi động, cần số phải được chuyển về vị trí trung gian (số 0) và côn được nhả hoàn toàn. Trường hợp bắt đầu khởi động vào buổi sáng thì nên để cho động cơ nổ ở chế độ chờ khoảng 1 phút trước khi vận hành vì sau khoảng thời gian dài không vận hành, phần lớn dầu xe đã lắng xuống phía dưới động cơ, hệ thống xi lanh và buồng đốt lúc này gần như chỉ còn một lớp dầu mỏng bám trên bề mặt, vận hành ngay sẽ khiến động cơ dễ bị ăn mòn và hư hỏng.
    Sơ đồ chuyển số tùy thuộc vào từng loại xe. Tuy nhiên sơ đồ này thường được vẽ ngay trên cần nắm số. Để việc chuyển số thuần thục mà không cần phải nhìn xuống cần số, bạn nên luyện kỹ năng này bằng cách: Để chìa khóa ở vị trí tắt, thực hành việc chuyển số (kết hợp với chân côn), mắt không nhìn cần số.
  • Nhịp nhàng côn ra ga vào
    Để chuyển số với xe số sàn, côn phải được cắt hoàn toàn, có nghĩa chân côn phải đạp hết. Thực tế cho thấy, rất nhiều trường hợp sẽ cảm thấy việc vào số rất nặng và khó nhọc do chân côn của xe chưa đạp hết tầm. Khi nhả côn để xe chuyển động, phải phối hợp nhịp nhàng giữa chân ga và chân côn để việc chuyển số diễn ra êm ái. Chỉ khi thực hiện đúng thao tác "côn ra ga vào" (giảm ga và cắt côn nhanh – sang số – nhả côn từ từ kết hợp tăng ga), côn mới không bị mài, máy mới khoẻ, tránh bị ì.
    Lái xe s? sàn và kinh nghi?m d? d?i - Tin180.com (?nh 1)
    Côn ra ga vào, số phù hợp với tốc độ…là những lưu ý quan trọng nhất khi lái xe số sàn.
    Xe số sàn có nhược điểm so với số tự động là ở chân côn nhưng cũng lại có ưu điểm hơn xe số tự động cũng là nhờ chân côn, bạn hãy sử dụng nó nhiều hơn nếu không nó sẽ chẳng phát huy được ưu điểm của nó. Chỉ đạp chân côn khi thay đổi số là chưa tận dụng được ưu thế của nó. Khi chạy đường xấu bạn nên cắt côn tùy lúc để xe tránh bị giằng – giật. Khi vượt chướng ngại vật trong phố chỗ đông người bạn nên rà côn cho an toàn.
  • Số phù hợp tốc độ
    Trong quá trình lái xe, nếu xe chưa đủ tốc độ mà lái xe đã vào số cao sẽ làm cho xe ì, đạp ga xe không tăng tốc mạnh như mong muốn được, tức là chạy ép số. Vì thế, lái xe cần học cách tạo đà, và khi vận hành cần lưu ý sự tương thích giữa số và tốc độ xe. Cụ thể: số 1 tương ứng với tốc độ 5-10km/h, số 2: 10-15km/h, số 3: 15-30km/h, số 4: 35-40km/h, số 5: trên 45km/h.
  • Không đạp côn trước khi phanh
    http://www.lamsao.com/Resources/CommunityUpload/hu0ngl0v3_90/hu0ngl0v3_9020111125105425163_0.jpg
    Các chuyên gia kỹ thuật ôtô cho hay, khi xe đã chuyển bánh và việc chuyển số hoàn tất, hãy bỏ hoàn toàn chân ra khỏi chân côn. Nếu cứ giữ chân trên chân côn (thói quen này thường ở thời gian đầu của người mới lái xe) sẽ làm giảm tuổi thọ của các lá côn. Đặc biệt khi phanh, tránh đạp côn sớm trước khi xe chuẩn bị dừng; lái xe cần dạp phanh trước, sau đó mới đạp côn. Tương tự khi vào cua, lái xe không đạp côn và đảm bảo số phù hợp tốc độ, tránh xe chết máy hoặc gằn máy.
  • Dùng phanh tay đúng cách
    Trong quá trình học lái xe và vận hành trên đường, chúng ta có thể sử dụng hoặc phanh chân, hoặc phanh tay để thực hiện đề-pa ngang dốc. Tuy nhiên lái xe cần lưu ý phanh tay không được thiết kế để dừng xe khi đang chạy, mà chỉ giữ xe đứng yên khi đã dừng. Vì vậy, nếu xe tụt dốc mà chỉ kéo phanh tay là một sai lầm nguy hiểm. Ngược lại, nếu vô tình quên không nhả hết phanh tay (do nhả không dứt khoát), phanh sẽ bị mòn và nguy hiểm hơn là nhiệt phát sinh có thể làm sôi dầu phanh dẫn đến hậu quả là phanh mất tác dụng.
    Lái xe s? sàn và kinh nghi?m d? d?i - Tin180.com (?nh 2)
    Sơ đồ số có thể khác nhau nhưng thường hiển thị ngay trên cần số. Một số trường hợp về số lùi R cần phải kéo gờ cũng nằm trên cần số.
  • Kinh nghiệm đề-pa
    Khi đề-pa, lưu ý không nhả chân côn hết cỡ, thường dẫn tới chết máy. Trước khi nhả côn, phải ga thốc lên tầm vòng tua máy 1.500-2.000 vòng/phút nhưng trong quá trình nhả côn phải giữ đều chân ga giúp xe di chuyển về phía trước. Sau khi cắt phanh tay, cần giữ nguyên chân côn, chân ga lúc bắt đầu cắt phanh tay.
  • Không nên lạm dụng số 0
    Việc đưa cần số về số trung gian (số 0 hay số mo) khi đang vận hành hay chuẩn bị dừng đèn đỏ không giúp tiết kiệm nhiên liệu nhưng lại khiến quán tính của xe tăng lên đột ngột, khó kiểm soát tốc độ. Đặc biệt một số lái xe có thói quen nguy hiểm là về số 0 khi xuống dốc; khi đó tốc độ xe tăng theo gia tốc, cả phanh chân và phanh tay sẽ không thể phát huy hết hiệu quả, nguy cơ tai nạn rất cao.

Tự thay lốp ô tô dự phòng

  • Chọn vị trí đỗ xe
    Ngay khi phát hiện thấy lốp bị hết hơi, lái xe cần tìm một vị trí thích hợp, rộng rãi và không gây cản trở giao thông để tiến hành thay lốp dự phòng.
    Nên chọn chỗ bằng phẳng (nếu có thể) để đỗ xe. Tắt máy, kéo phanh tay, gài số (hoặc vào chế độ P nếu xe dùng số tự động), rút chìa khoá để tránh trẻ em có thể nghịch vô tình khởi động xe.
    Hướng dẫn tự thay lốp ô tô dự phòng trong 15 phút
    Tìm một viên gạch hoặc hòn đá to để chèn lốp đề phòng xe bị trôi trên mặt đường dốc.
    Bật đèn báo nguy hiểm (nút màu đỏ có in hình tam giác lớn trên táp lô) để cảnh báo sự cố hoặc bạn có thể mở nắp capô giúp cho lái xe khác dễ dàng nhận biết xe đang được sửa chữa.
  • Lấy lốp dự phòng và hộp đồ nghề
    Lấy lốp dự phòng và hộp đồ nghề (kích, cờ lê) ra. Có một điều thú vị là nhiều người (nhất là phụ nữ) mặc dù đã sở hữu chiếc xe trong một thời gian khá dài, thậm chí vài năm, nhưng vẫn không biết lấy chiếc lốp dự phòng ra bằng cách nào. Chính vì vậy, tuy đơn giản nhưng mỗi người khi sở hữu một chiếc xe mới cũng cần học cách lấy chiếc lốp dự phòng ra và cách cất vào chỗ cũ.
    Hướng dẫn tự thay lốp ô tô dự phòng trong 15 phút
    Trong cốp của tất cả các loại xe có trang bị lốp dự phòng đều đã có đủ thiết bị tháo lắp lốp, gồm có kích và cờ-lê. Vì vậy lái xe cần chú ý kiểm tra kỹ các thiết bị này trước khi khởi hành. Bạn vặn một chiếc ốc nhỏ ở phía phải của chiếc kích để lấy kích ra. Lốp dự phòng cũng có một con ốc ở chính giữa la-zăng, bạn có thể tháo bằng tay để sử dụng lốp dự phòng.
  • Tháo bánh xe
    Tháo nắp đậy trục bánh xe (nếu có). Đặt kích cho đúng điểm được thiết kế để kích xe (thường trên kích có dán một sơ đồ chỉ dẫn nhỏ). Tiếp đó, chống kích vào phần chassis cạnh trục bánh xe bị thủng, chú ý là gờ của chassis lọt vào rãnh của kích. Sau đó, kích nâng bánh xe tách khỏi mặt đất một chút rồi hạ xuống vài chục mm đến khi bánh tỳ nhẹ xuống mặt đường sao cho nó không phải chịu tải lớn nhưng cũng không quay tự do. Tháo bánh bị hết hơi ra ngoài.
    Hướng dẫn tự thay lốp ô tô dự phòng trong 15 phút
    Để tháo bu-lông ra khỏi la-zăng bạn hãy vặn ngược kim đồng hồ. Nếu bu lông quá chặt thì hạ thêm tầm kích cho bánh xe bám chắc lề đường và tiếp tục vặn cho tới khi tháo hết bu-lông. Lưu ý, nên tháo từng bu-lông theo hình sao. Trước tiên, tháo một bu-lông bất kỳ, tiếp theo là tháo chiếc ở phía đối diện, cứ thế tiến hành cho tới khi hết bu-lông.
    Tiếp tục nâng kích lên cho mặt lốp cần thay thế cao hơn mặt đường vài cm và nhấc lốp ra ngoài. Mục đích việc nâng kích cao là để vừa khoảng trống cho chiếc bánh dự phòng đầy hơi.
    Hướng dẫn tự thay lốp ô tô dự phòng trong 15 phút
    Tháo hết các đai ốc đã được nới lỏng và đặt chúng ở bên cạnh, nơi bạn có thể tìm thấy dễ dàng và đảm bảo là chúng không bị lăn lung tung.
  • Lắp lốp dự phòng
    Đặt lốp dự phòng vào đúng vị trí. Nếu bạn băn khoăn không biết làm thế nào để lắp lốp mới vào thì hãy tìm vị trí của van, bạn sẽ luôn đặt đúng chỗ.
    Hướng dẫn tự thay lốp ô tô dự phòng trong 15 phút
    Sau khi đã thay lốp dự phòng vào đúng vị trí, vặn chặt tất cả các đai ốc khít vào ren đúng trình tự khi như bạn tháo chúng ra: cho từng đai ốc vào một và xoáy tạm vài vòng để cố định (chưa cần vặt chặt). Bạn cũng nên lắp đai ốc lần lượt theo hình ngôi sao như khi tháo ra.
    Hướng dẫn tự thay lốp ô tô dự phòng trong 15 phút
    Hạ kích cho bánh xe tỳ xuống mặt đường đủ chắc để hãm lốp xoay rồi xiết chặt cho đủ lực. Cách nhận biết đủ lực là khi bạn nghe thấy tiếng kêu “tạch tạch” trên thân bu-lông là được.
    Hướng dẫn tự thay lốp ô tô dự phòng trong 15 phút
    Nâng kích và xoay thử bánh xe vài vòng để kiểm tra thao tác lắp có gì sai sót không. Nếu bánh xe quay êm và bon là được.Từ từ hạ hết kích và tháo kích ra. Xiết chặt tất cả đai ốc khít nhất có thể
    Hướng dẫn tự thay lốp ô tô dự phòng trong 15 phút Hướng dẫn tự thay lốp ô tô dự phòng trong 15 phút
    Lắp nắp đậy trục bánh xe. Lắp lốp xe bị hỏng vào vị trí của bánh xe dự phòng vừa lấy ra.
    Hướng dẫn tự thay lốp ô tô dự phòng trong 15 phút
  • Kiểm tra khi vận hành
    Nổ máy cho xe chạy thử và để ý xem xe có phát ra tiếng ồn hay rung lắc lạ hay không. Nếu cảm thấy không an tâm thì sau đó bạn nên mang đến trạm sửa chữa để kiểm tra lại.
    Hướng dẫn tự thay lốp ô tô dự phòng trong 15 phút
    Trên hầu hết các dòng xe, lốp dự phòng thường chỉ được thiết kế để sử dụng tạm thời trên quãng đường nhất định nên lái xe cần cho xe đến trung tâm dịch vụ gần nhất để sửa chữa chiếc lốp bị thủng và thay lại. Thêm vào đó, vì lốp hỏng có cùng độ mòn với 3 lốp còn lại trên xe, nên sử dụng tiếp để giúp cho việc thay từng cặp bánh sau này được đồng bộ.