Thứ Bảy, 25 tháng 1, 2014

Giá trị con người

Ba điều làm nên giá trị một con người:
Siêng năng + Chân thành + Thành đạt
Giá trị con ngưởi Ba điều trong đời làm hỏng một con người:
Rượu + Lòng tự cao + Sự giận dữ.
Ba điều trong đời một khi đã đi qua không thể lấy lại được:
Thời gian + Lời nói + Cơ hội 
Ba điều trong đời không được đánh mất:
Sự thanh thản + Hy vọng + Lòng trung thưc.
Ba thứ có giá trị nhất trong đời:
Tình yêu + Lòng tự tin + Bạn bè
Ba thứ trong đời không bao giờ bền vững được:
Giấc mơ + Tài sản + Thành công
Nếu 1 nụ hôn là 1 giọt nước, tôi sẽ trao bạn biển cả
Nếu 1 cái ôm là 1 chiếc lá, tôi sẽ trao bạn cả 1 rừng cây.
Nếu cuộc sống là 1 hành tinh, tôi sẽ trao bạn cả 1 thiên hà.
Nếu tình bạn là cuộc sống, tôi sẽ trao bạn chính tôi

Chân thành chính là sự khôn ngoan cao cấp

Người khôn ngoan thường làm đẹp lòng người khác và dễ đạt những thành công, nên hầu hết mọi người đều mong mình trở thành một người sớm khôn ngoan. Để nhanh chóng có được điều ấy, một số bạn trẻ đã tìm cách làm đẹp lòng người khác bằng mọi cách, kể cả sự dối trá và lối sống hai mặt…
Chân thành chính là sự khôn ngoan cao cấp
Thế nhưng một bậc hiền triết lại cho rằng “Sự khôn ngoan cao cấp, đó là sự chân thành”Đơn giản bởi lẽ, sự chân thành bao giờ cũng là điều được ưa chuộng nhất trong cuộc sống. Người ta cho rằng một sự thật xấu xí còn hơn một điều dối trá tốt đẹp. Người có lối sống chân thành bao giờ cũng tạo một sức hấp dẫn với người khác, bởi bản chất con người là luôn hướng về sự thật, về chân lý.
Người chân thành luôn tạo ra sự tin cậy quanh họ, là chỗ dựa tinh thần ấm áp của bạn bè, người thân. Sống bên họ ta cảm thấy yên ổn, thanh thản vì không phải dò xét, dè dặt, hoài nghi, sợ bị trở mặt hay phải khám phá ra những sự thật phũ phàng, đen tối.
Sự chân thành được thể hiện không chỉ trong lời nói mà nó phải được bắt rễ sâu xa từ trong một tấm lòng thành, với tình cảm thực sự thì mới có sức thuyết phục.
Hành xử trong sự chân thành, sẽ cho bạn sự tự tin, sức lôi cuốn và sự vững mạnh… Hãy thành thật với người khác và với chính mình. Muốn thế hãy đánh giá đúng bản thân, đừng tự huyễn hoặc mình và cũng đừng huyễn hoặc người khác.
Nhưng tất cả sự chân thành phải được thể hiện trong sự tế nhị, đôn hậu và có văn hóa, nếu không nó cũng dễ trở thành thô thiển khó chấp nhận. Hãy phân biệt sự khôn ngoan thực sự với sự tinh khôn hoặc khôn ranh, đó là kẻ chỉ ”khôn” để cầu lợi.
Nếu được sống giữa một cộng đồng của những người chân thành thì đó là lúc cuộc sống đang tiến dần đến một thiên đường nơi trần thế.
Vệ Giang-tapchi.guu.vn

Thứ Hai, 13 tháng 1, 2014

Những “tác dụng phụ” đáng sợ của đậu phụ và sữa đậu nành

Sữa đậu nành và đậu phụ là hai sản phẩm phổ biến từ đậu nành. Nhưng tiêu thụ chúng quá nhiều cũng có thể gây ra tác dụng phụ.Các sản phẩm từ đậu nành có thể cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cơ thể nên tốt cho sức khỏe, trong đó sữa đậu nành và đậu phụ là hai sản phẩm phổ biến, được chúng ta tiêu thụ nhiều nhất trong cuộc sống hàng ngày.
Những "tác dụng phụ" đáng sợ của đậu phụ và sữa đậu nành
Tuy nhiên, giống như bất kì loại thực phẩm nào, đậu nành cũng có tác dụng phụ nếu tiêu thụ quá nhiều. Vì vậy, chỉ nên tiêu thụ chúng ở một chừng mực nhất định hoặc theo tư vấn của bác sĩ.
Dưới đây là những tác dụng phụ của sữa đậu nành và đậu phụ mà bạn nên biết.
1. Tác dụng phụ của sữa đậu nành
Sữa đậu nành là sản phẩm kết hợp sữa với đậu nành. Loại sữa này có chứa chứa một lượng không nhỏ chất genistein nên có tác dụng chống lão hóa hiệu quả. Với lượng protein phong phú, sữa đậu nành có thể giúp xương chắc khỏe, tránh loãng xương. Các chất chống oxy hóa có trong chất đạm của đậu nành có thể ức chế sự khởi phát của các tế bào ung thư. Ngoài ra, sữa đậu nành còn có lợi ích trong việc tăng cường “vòng 1″, thúc đẩy khả năng sinh sản…
Tuy nhiên, loại sữa này lại không được khuyến khích tiêu thụ quá nhiều trong thời gian dài. Một số tác dụng phụ khi tiêu thụ nhiều sữa đậu nành bao gồm:
- Tăng nguy cơ đột quỵ: Isoflavones trong sữa đậu nành có thể gây ra ức chế tiểu cầu hoặc là, cho tiểu cầu bị vón cục dẫn tới hình thành cục máu đông, làm ngăn ngừa dòng chảy của máu qua các động mạch và gây tắc nghẽn ở động mạch vành hay não. Kết quả là làm tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.
- Suy tuyến giáp: Isoflavone trong sữa đậu nành có ảnh hưởng tiêu cực đến sự tổng hợp hormone tuyến giáp do nó ngăn chặn các enzyme peroxidase tuyến giáp. Loại hormone này có nhiệm vụ hỗ trợ i-ốt sản xuất hormone tuyến giáp. Do đó, nếu thiếu nó sẽ làm cho hormone tuyến giáp giảm đi, gây ra tình trạng suy tuyến giáp.
- Không tốt cho người bệnh gout: Trong sữa đậu nành có chứa một hàm lượng purin – một thành phần có thể gây kích ứng niêm mạc của bạn, gây ra đau dữ dội, sưng và viêm, gây ra bệnh gout . Vì vậy, những người bị bệnh gout uống nhiều sữa đậu nành sẽ càng làm cho bệnh trầm trọng hơn.
2. Tác dụng phụ của đậu phụ nếu ăn quá nhiều
Không nên ăn đậu phụ mỗi ngày vì nó cũng có mặt trái nếu ăn quá nhiều.
- Suy giảm chức năng thận: Trong đậu phụ chứa rất nhiều protein mà ăn nhiều protein sẽ gây ra gánh nặng cho thận vì ăn nhiều đậu phụ sẽ tăng chất thải nitơ và thận phải lọc thải chỗ nitơ đó. Quá trình này diễn ra trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ suy thận .
- Khó tiêu: Protein trong đậu phụ cũng có thể là nguyên nhân gây cản trở sự hấp thu sắt của cơ thể, đồng thời dễ dẫn đến chứng khó tiêu. Những người bị chứng khó tiêu do ăn nhiều đậu phụ có thể có thấy bị chướng bụng, tiêu chảy…
- Tăng nguy cơ xơ vữa động mạch: Đậu nành chứa hàm lượng methionine vô cùng phong phú. Dưới tác động của enzym, methionine có thể được chuyển đổi sang một dạng khác và gây ảnh hưởng đến thành tế bào nội mô động mạch, làm lắng đọng cholesterol và chất béo trung tính trong thành động mạch, từ đó tăng nguy cơ phát triển bệnh xơ vữa động mạch .